Tiết 23, Bài 23: Thực hành và quan sát tôm sông (Tiết 2) - Lê Thị Mùi

I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức: Mổ và nghiên cứu cấu tạo trong của tôm sông, nghiên cứu kĩ các cơ quan còn lại như các hệ: Hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục và thần kinh.

2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật thân mềm có ích, tiêu diệt những thân mềm có hại

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên:

- Kính lúp, Kính hiển vi, bộ đồ mỗ và khay mỗ

2. Học sinh: Mẫu vật con tôm song, chậu nước

III. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra sỉ số: 7A1 .; 7A2: .; 7A3: .; 7A4 .; 7A5: .; 7A6: .;

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Hoạt động dạy hoc:

* Mở bài: Hôm nay thầy sẽ hương dẫn các mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm sông.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 23: Thực hành và quan sát tôm sông (Tiết 2) - Lê Thị Mùi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 01/11/2013
Tiết 23 Ngày dạy: 05/11/2013
Bài 23: THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG (T2)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức: Mổ và nghiên cứu cấu tạo trong của tôm sông, nghiên cứu kĩ các cơ quan còn lại như các hệ: Hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh dục và thần kinh. 
2. Kĩ năng: Hình thành kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông, so sánh, phân tích và kĩ năng họat động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích động vật và bảo vệ động vật thân mềm có ích, tiêu diệt những thân mềm có hại 
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên:
- Kính lúp, Kính hiển vi, bộ đồ mỗ và khay mỗ
2. Học sinh: Mẫu vật con tôm song, chậu nước 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra sỉ số: 7A1..; 7A2:..; 7A3:.; 7A4..; 7A5:..; 7A6:.;
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Hoạt động dạy hoc:
* Mở bài: Hôm nay thầy sẽ hương dẫn các mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm sông.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách mổ
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Hướng dẫn mỗ và qua sát mang tôm
+ Bước 1: Dùng kẹp nâng vỏ giáp đầu ngực và cắt bằng kéo theo các đường chấm gạch. 
+ Bước 2: Khẽ gỡ để tách một chân ngực toàn vẹn kèm theo cả lá mang dính ở đốt gốc. 
GV hướng dẫn mỗ và quan sát cấu tạo trong của tôm:
Bước 1: Găm con tôm nằm sấp trong khay mổ bằng 4 đinh ghim (2 ở gốc râu, 2 ở bánh lái).
Bước 2: Dùng kéo nhỏ cắt 2 đường song song 2 bên tấm lưng giáp đầu ngực lên đến tận gốc mắt (AB và A’B’), hai đường nối tiếp như thế xuống phần bụng (AC và A’C’) gặp nhau ở mặt lưng đốt bụng cuối cùng.
Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể.
Bước 4: Dùng kẹp và kim mũi mác nâng tấm vỏ lưng để bỏ ra khỏi cơ thể.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ để tiến hành mỗ
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ để tiến hành mỗ
Họat động 2: Tiến hành mổ và quan sat cấu tạo trong của tôm 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
- GV hướng dẫn HS quan sát cấu tạo trong của tôm
+ Dưới lớp cuticun: là lớp hạ bì, trên hạ bì ta thấy rất rõ các tế bào sắc tố dưới dạng các chấm lốm đốm xanh lam và đỏ hồng. Trên lớp hạ bì là lớp cuticun ngấm kitin, dày, cứng và trong suốt (có ngấm CaCO3). Gạt lớp hạ bì ra để quan sát cấu tạo trong.
+ Hệ tiêu hóa: Miệng tôm ở phía bụng, thực quản ngắn, dạ dày nghiền, túi diều màu tím hồng có hình quả ớt. Tiếp theo diều là ruột. Đoạn đầu của ruột di chuyển qua khối gan tụy màu vàng nhạt nằm ngay sau dưới diều. Gan tụy có các đường dẫn tới ruột. Đoạn ruột nằm trên phần bụng có phủ sắc tố màu đỏ gạch. Cuối cùng, từ ruột đổ ra lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng đốt thứ 7. 
+ Hệ thần kinh: Muốn nghiên cứu hệ thần kinh, việc trước tiên là phải gỡ thật hết hệ cơ ra khỏi cơ thể. Hai mạch não lớn ở giữa hai mắt. Từ hạch não có nhánh thần kinh đi tới mắt, râu và 2 dây lớn chạy song song hai bên thực quản, nối các hạch thần kinh với nhau. Ở dưới thực quản, hai dây thần kinh đó chập lại nhau tạo thành vòng thần kinh hầu rồi dính sát nhau để liên hệ các đôi hạch thần kinh của từng đốt cơ thể với nhau, tạo thành chuỗi thần kinh ngực và bụng. Đếm số hạch thần kinh của phần đầu, ngực và bụng và chứng minh chúng có có số lượng phù hợp với số đốt trên cơ thể.
 Các nhóm tiến hành quan sát các bộ phận bên trong của tôm theo sự hướng dẫn của GV chỉ được:
+ Dưới lớp cuticun là lớp hạ bì
+ Hệ tiêu hóa:
+ Hệ thần kinh
* Tiểu kết 2: 
1. Hệ tiêu hóa: Miệng tôm ở phía bụng, thực quản ngắn, dạ dày nghiền, túi diều màu tím hồng có hình quả ớt. Tiếp theo diều là ruột. 
2. Hệ thần kinh: Hai mạch não lớn ở giữa hai mắt. Từ hạch não có nhánh thần kinh đi tới mắt, râu và 2 dây lớn chạy song song hai bên thực quản, nối các hạch thần kinh với nhau tạo thành vòng thần kinh hầu rồi dính sát nhau để liên hệ các đôi hạch thần kinh của từng đốt cơ thể với nhau, tạo thành chuỗi thần kinh ngực và bụng.
IV. Cũng cố - Dặn dò:
1. Cũng cố: Yêu cầu HS chỉ trên mẫu vật các bộ phận của tôm
2. Dặn dò:
- Mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sống
- Đọc trước phần 2 của phần II bài 23
V. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông - Lê Thị Mùi - Trường THCS Liêng Trang.doc