Tiết 23, Bài 27: Mối ghép động - Đinh Văn Tuyến

 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Hiểu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép động .

- Nhận dạng được mối ghép động.

2. Kĩ năng : - Quan sát, phân tích chi tiết.

3. Thái đo : - Làm việc nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV : - Các mối ghép động:cơ cấu pit-tông xilanh,ghế xếp,tay quay thanh lắc,

2. HS : - Chuẩn bị trước bài ở nhà.

 - Sưu tầm một số mối ghép như bao diêm, ổ bi, moay ơ xe đạp.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .

2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS nêu cấu tao và đặc điểm của mối ghép bằng ren ?

 - Y/c HS nêu cấu tao và đặc điểm của mối ghép bằng then và chốt ?

3. Đặt vấn đề :

Như chúng ta đã biết, mối ghép trong đó các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép cố định. Trong thực tế ta còn gặp những mối ghép trong đó có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau. Những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Mối ghép động”.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23, Bài 27: Mối ghép động - Đinh Văn Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn : 12	 Ngaøy soaïn : 10/11/2012 
B ài 27 : MỐI GHÉP ĐỘNG
Tieát : 23	 Ngaøy daïy : 14 /11/2012
 I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Hiểu cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép động .
- Nhận dạng được mối ghép động.
2. Kĩ năng : - Quan sát, phân tích chi tiết.
3. Thái đo : - Làm việc nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV : - Các mối ghép động:cơ cấu pit-tông xilanh,ghế xếp,tay quay thanh lắc,
2. HS : - Chuẩn bị trước bài ở nhà. 
 - Sưu tầm một số mối ghép như bao diêm, ổ bi, moay ơ xe đạp.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp .
2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS nêu cấu tao và đặc điểm của mối ghép bằng ren ?
 - Y/c HS nêu cấu tao và đặc điểm của mối ghép bằng then và chốt ?
3. Đặt vấn đề : 
Như chúng ta đã biết, mối ghép trong đó các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép cố định. Trong thực tế ta còn gặp những mối ghép trong đó có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau. Những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Mối ghép động”.
4. Tiến trình 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mối ghép động :
Hs quan sát hình 27.1 và ghế xếp ở 3 tư thế tìm hiểu trả lời câu hỏi.
- Các chi tiết tại các mối ghép A, B, C, D chuyển động tương đối với nhau.
Hs ghi vở.
Hs quan sát một số mối ghép trả lời câu hỏi.
- Khác nhau.
.
- Cho học sinh quan sát hình 27.1 SGK chiếc ghế xếp ở ba tư thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn.
-Gv dùng chiếc ghế xếp gấp, mở ở ba tư thế cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi
- Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép theo kiểu nào? 
- Khi gập ghế lại và mở ghế ra tại các mối ghép A,B,C,D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
Hs trả lời giáo viên kết luận.
-Gv cho học sinh quan sát một số mối ghép động: Hộp diêm , ngăn kéo bàn , xy lanh tiêm, giá gương xe máy, ổ bi, moay- ơ trước và sau của xe đạp và đặt câu hỏi.
-Hình dáng của chúng như thế nào?
-Hs trả lời từ đó giáo viên phân loại mối ghép động gồm khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu.
Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại khớp động :
- Hs quan sát hình 27.3 SGK và mô hình về khớp tịnh tiến tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi.
- Pít tông và xi lanh có mặt tiếp xúc là mặt trụ tròn với ống tròn.
- Sống trượt, rãnh trượt.
-Hs ghi vở các câu chưa hoàn chỉnh.
 -Quan sát sự chuyển động của khớp tịnh tiến 
- Mọi điểm trên vật có chuyển động giống nhau quỹ đạo, vận tốc . . .
- Tạo ma sát cản trở chuyển động; làm nhẵn bóng bề mặt, bôi trơn bằng dầu mỡ.
- Hộp bút . . .
-Hs quan sát hình 27.4 SGK tìm hiểu trả lời câu hỏi.
- Có ba chi tiết gồm ổ trục, bạc lót, trục. Các mặt tiếp xúc hình trụ tròn.
-Hs quan sát khớp quay đơn giản trả lời câu hỏi.
- Moay ơ, trục, côn, nắp nồi, đai ốc hãm, đai ốc, vòng đệm.
- Lắp bạc lót hoặc dùng vòng bi.
- Ổ bi, bản lề cửa . .
Gv cho học sinh quan sát hình 27.3 SGK và mô hình về khớp tịnh tiến đặt câu hỏi. 
-Bề mặt tiếp xúc của khớp tịnh tiến trên có hình dáng như thế nào? 
- Yêu cầu học sinh tự điền vào vở ghi các câu chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu SGK.
- Cho các khớp chuyển động từ tư.
- Trong khớp tịnh tiến các điểm trên vật chuyển động như thế nào? 
- Khi hai chi tiết trượt trên nhau ( lúc làm việc) sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hiện tượng này có lợi hay có hại? Khắc phục chúng như thế nào? 
- Em hãy quan sát ở lớp, đồ vật và dụng cụ nào có cấu tạo khớp tịnh tiến.
-Cho học sinh quan sát hình 27.4 SGK và hỏi
- Khớp quay gồm những chi tiết nào? Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có hình dạng gì? 
- Cho học sinh quan sát khớp quay đơn giản ( ổ trục trước và sau của xe đạp ) sau đó tháo khớp quay và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. 
- Trục trước xe đạp gồm những chi tiết nào? Mô tả cấu tạo từng chi tiết.
Gv? Để giảm ma sát cho khớp quay, trong kỹ thuật người ta làm như thế nào ? .
- Em hãy quan sát quanh ta có những sản phẩm, dụng cụ nào ứng dụng khớp quay.
Hoạt động 3 : Củng cố , hướng dẫn về nhà
- HS làm theo hướng dẫn của GV 
-Tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết?
- Chuẩn bị bài 29
- Y/c HS trả lời câu hỏi của SGK ?
-Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các lắp ghép khác các chi tiết mà em biết?
- Chuẩn bị bài 29
5.Nội dung ghi bảng
I. Mối ghép động :
-Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết có thể chuyển động tương đối nhau.
-Cơ cấu: các mặt ghép với nhau bằng những khớp động, trong đó có giá(đứng yên) các chi tiết còn lại chuyển động quanh giá theo một qui luật nhất định.
II. Các loại khớp động :
1.Khớp tịnh tiến:
a.Cấu tạo: Các chi tiết ghép chuyển động tiếp xúc nhau.
b.Đặc điểm: 
- Mọi điểm trên vật tịnh tiến chuyển động như nhau.
- Khi khớp làm việc gây ra lực ma sát làm mài mòn chi thiết. Nên chúng ta phải làm giảm lực ma sát đó bằng cách bôi trơn cho chi tiết.
c.Ứng dụng: Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại.
2.Khớp quay :
a.Cấu tạo: Mỗi chi tiết chỉ quay quanh một trục cố định so với chi tiết kia.
b.Ứng dụng: Dùng trong các chi tiết như bản lề, xe đạp, xe máy...

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Mối ghép động - Đinh Văn Tuyến - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc