1. Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn kiến thức GDCD 6.Tranh biến báo giao thông. Liên hệ thực tế ATGT ở địa phương.
2. Chuẩn bị của HS:
+ Đọc thông tin, sự kiện.
+ Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK.
+ Tìm hiểu về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông ở địa phương.
+ Tìm hiểu quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
+ Tìm hiểu hệ thống, ý nghĩa của các biển báo giao thong.
Tuần: 24, 25 Ngày soạn: 22/01/2014 Tiết: 23, 24 Ngày dạy: 10/2/2014 Bài 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. - Nêu được quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp. - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo giao thông thông dụng. - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhỡ bạn bè cùng thực hiện. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các phương pháp - Kĩ năng thu thập và xử lí thong tin về trật tự an toàn giao thông. - Kĩ năng tư duy, phê phán, đánh giá về hành vi thực hiện đúng và chưa đúng pháp luật vê giao thông. - Kĩ năng ra quyết định các vấn đề trong các tình huống liên quan đến an toàn giao thông. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Phân tích tình huống. - Tổ chức trò chơi. 3. Thái độ : - Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông. - Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của GV: - Chuẩn kiến thức GDCD 6.Tranh biến báo giao thông. Liên hệ thực tế ATGT ở địa phương. 2. Chuẩn bị của HS: + Đọc thông tin, sự kiện. + Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK. + Tìm hiểu về nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông ở địa phương. + Tìm hiểu quy định của pháp luật về an toàn giao thông. + Tìm hiểu hệ thống, ý nghĩa của các biển báo giao thong. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Hãy nêu mối qua hệ giữa công dân với Nhà nước? Là công dân Việt Nam em cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung TIẾT: 1 HĐ1: Giới thệu bài (2 phút) - Giảng giải: người Việt Nam chúng ta luôn tự hào mình là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy công dân là gì, dựa vào đâu để xác định mình là công dân một nước - Chuyển ý vào bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . - Lắng nghe GV giới thiệu. HĐ2: Giúp HS bước đầu nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. (10 phút) a. Phương Pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích. b.Cách tiến hành: - Treo bảng phụ ghi số liệu thong kê về tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay. - Tổ chức thảo luận nhóm theo các câu hỏi (mỗi nhóm 1 câu hỏi – 4 phút): a) Em hãy quan sát bảng thông kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra? b) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân nào là phổ biến nhất? c) Nhận xét tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở nơi em ở? d) Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi đi đường? + Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến lẫn nhau. Kết luận: Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông: Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu, hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện giao thông chưa đảm bảo an toànNguyên nhân hổ biến nhất phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông. - Chuyền ý vào hoạt động 3. - 1 HS đọc nội dung bảng thống kê. - Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả. ( Dự kiến ý HS phát biểu) → Tình hình tai nạn giao thông tăng nhanh, gây chết và bị thương nhiều người. → Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông: + Đua xe trí phép + Chưa đủ tuổi láy xe + Uống rượu, bia rồi láy xe + Chạy lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu + Do súc vật. Nguyên nhân chính do ý thức của người tham gia giao thông kém, không tôn trọng pháp luật. -> Ở địa phương em còn nhiều trường hợp vi hạm trật tự an toàn giao thông → Chấp hành đúng luật giao thông. - Lắng nghe. 1. Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông: - Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt. - Đường xấu và hẹp. - Người tham gia giao thông đông. - Phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp: (27 phút) a. Phương Pháp: Quan sát, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích. b.Cách tiến hành: - Giới thiệu tranh về hoạt động tham gia giao thông đối với người đi bộ, người đi xe đạp. - Yêu cầu HS quan sát ảnh, trả lời câu hỏi: ? Em hãy nhận xét hành vi tham gia giao thông trong các ảnh trên của người đi bộ, đi xe đạp? - Giới thiệu điều 31, 32 của Luật giao thông đường bộ 2011( luật kèm theo). - Gơi ý phát biểu ý kiến: ? Pháp luật quy định như thế nào đối với người đi bộ? ? Người đi xe đạp không được thực hiện những hành vi nào? ?Đối với trẻ em ? - Quan sát ảnh - Ý kiến cá nhân: -> Người đi bộ đi dúng quy định: đi sát mép đường, trên vỉa hè, đèn đỏ dừng lại. Đi xe đạp: chấ hành chưa đúng: chở 3 - Chú ý lắng nghe điều luật giáo viên giới thiệu. - Phát biểu ý cá nhân. HS trả lời bản thân - Phát biểu ý cá nhân. - Phát biểu ý cá nhân. 2. Quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và trẻ em: a) Quy định đối với người đi bộ: - Phải đi trên hè phố hoặc lề đường, trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. - Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. b) Quy định đói với người đi xe đạp: - Không đi xe dàn hang ngang, lạng lách đánh võng - Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. - Không sử dụng ô, điện thoại di động - Khôngsử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh. - Không buôn cà 2 tay hoạc đi xe bằng một bánh. c) Đối với trẻ em: Trẻ em dưới 12 tuôi không đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được chạy xe gắn máy. TIẾT 2 HĐ4: Gợi ý tìm hiểu tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo giao thông thông dụng:(20 phút) a. Phương Pháp: Quan sát, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích. b.Cách tiến hành: - Gợi ý xây dựng bài. ? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông ? - Giới thiệu bộ tranh về các biển báo giao thông, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và mô tả lại các biến báo và phân biệt các loại biể báo giao thông. + Giới thiệu tranh về các biển báo cấm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và mô tả lại các biến báo cấm + Giới thiệu tranh về các biển báo nguy hiểm, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và mô tả lại các biến báo cấm + Giới thiệu tranh về các biển báo hiệu lệnh, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và mô tả lại các biến báo cấm - Áp dụng làm bài tập b trong SGK. => Chốt ý nhự nội dung mục b bài học. - Tham gia ý kiến xây dựng bài. -> Đèn Xanh: được đi Đèn đỏ: cấm đi Đèn vàng: Chạy chậm lại HS quan sát HS quan sát HS quan sát - Làm bài tập b 3. Tín hiệu đèn giao thông và một số biển áo giao thông thông dụng: a) Tín hiệu đèn giao thông: + Đèn xanh: được đi. + Đèn đỏ: cấm đi. + Đèn vàng: phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đi qua vạch dừng thì được đi tiếp. b) Biển báo giao thông: + Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ đen thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: hình tam giác điều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen trể hiểm diểm cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh, hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng thể hiện lệnh phải thi hành. HĐ5: Tổ chức liên hệ ý nghĩa về trật tự an toàn giao thông.(20 phút) a. Phương Pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích. b.Cách tiến hành: ? Theo em, thực hiện tốt ATGT thì có ích lợi gì cho con người và cho xã hội ? ? Bản thân em đã thự hiện tốt luật ATGT chưa? Hướng tới em sẽ làm gì để thự hiện tốt ATGT ? GV chốt lại: Tai nạn giao thông đang là hiểm họa cho con người, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu chúng tá lơ là, chủ quan. Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường là chủ nhân của đất nước phải tuyệt đối chấp hành luật giao thông vừa để bảo vệ bản thân và cho mọi người, hãy là người tham gia có văn hóa trong giao thông. HS trả lời cá nhân HS trả lời cá nhân 4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông: - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và mọi ngươi, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau long cho mình và mọi người. - Đảm bảo cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng tới mọi hoạt động của xã hội. 4. Củng cố: (2 phút) Yêu cầu HS trả lới các câu hỏi sau: - Hãy nêu nhửng nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông. - Hãy nêu qui định của pháp luật đối với người đi bộ. Dặn dò: (3 phút) Học bài. Sưu tầm các tấm gương công dân VN đem lại vinh quang cho đất nước. Chuẩn bị bài 15 “ Quyền và nghĩa vụ học tập” + Đọc truyện đọc. + Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK. + Tìm hiểu về việc học tập của người dân ở địa phương em. + Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. + Sưu tầm các tấm gương có phấn đấu trong học tập đạt kết quả tốt. Duyệt Cô Thành phận
Tài liệu đính kèm: