Tiết 23+24 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - Nguyễn Thành Chung

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

* Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.

* Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.

* Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.

2. Thái độ.

* Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.

3. Kĩ năng.

* Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.

* Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 

docx 10 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6045Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 23+24 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - Nguyễn Thành Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23 + 24
Bài 14 
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
* Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
* Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
* Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
2. Thái độ.
* Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
3. Kĩ năng.
* Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.
* Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
B. Phương pháp
* Thảo luận nhóm
* Tổ chức trò chơi sắm vai.
* Xử lý tình huống.
C. Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức. (1P)
2. Kiểm tra bài cũ. (3P)
Giáo viên: Có tình huống sau: "Mẹ Hoa người Nga, bố người Việt Nam. Hoa sinh ra tại Nga. Lên 5 tuổi, cả nhà về Việt Nam sinh sống". Vậy, Hoa có được nhập quốc tịch Việt Nam để trở thành công dân Việt Nam không? Vì sao?
3. Bài mới. (40P)
Giới thiệu bài: (2P)
Có một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: "Sau chiến tranh và thiên tai thì Tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người". Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Và chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài "Thực hiện trật tự an toàn giao thông (ATGT).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 (10P)
Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay
HS:
Xem băng hình hoặc tranh ảnh về tai nạn giao thông. ( Gv cập nhật thông tin mới)
1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay.
GV:
Qua đoạn băng hình em có suy nghĩ gì?
* Trong cả nước.
HS:
Phát biểu suy nghĩ và bày tỏ cảm xúc.
* Tại địa phương.
GV:
Giới thiệu bảng số liệu thống kê con số tai nạn và số người chết, bị thương trong cả nước và tại Hà Nội (Phần tư liệu tham khảo).
HS:
Một HS đọc to cho cả lớp nghe.
GV:
Qua những số liệu thống kê, em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tại nạn giao thông và thiệt hại về người do tai nạn giao thông gây ra?
® Con số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
HS:
Cá nhân trình bày.
Hoạt động 2 (10P)
Thảo luận nhóm: Tìm hiểu nguyên nhân tai nạn giao thông
GV:
Đặt câu hỏi: Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như hiện nay?
* Nguyên nhân.
- Dân cư tăng nhanh.
- Các phương tiện tham gia giao thông càng ngày càng nhiều.
- Quản lí của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
HS:
Thảo luận nhóm để trả lời.
GV:
Trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
- ý thức của một số người tham gia giao thông còn chưa tốt.
HS:
Thảo luận nhóm để trả lời.
Nguyên nhân chủ yếu:
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
- ý thức kém khi tham gia giao thông.
GV:
Đặt câu hỏi: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường?
- Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
HS:
Trả lời.
Hoạt động 3 (8P)
Tìm hiểu các tín hiệu đèn giao thông
GV:
Khi tham gia giao thông đường bộ em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào?
2. Một số quy định về đi đường.
a. Các loại tín hiệu giao thông.
* Đèn tín hiệu giao thông.
- Đèn đỏ
- Đèn vàng
- Đèn xanh
- Đèn đỏ® Cấm đi
- Đèn vàng ® Đi chậm lại
- Đèn xanh ® Được đi.
HS:
Cá nhân trả lời.
GV:
Mỗi đèn tín hiệu đó có ý nghĩa gì?
HS:
Cá nhân trả lời.
GV:
Đưa 1 bức ảnh/tranh 1 người vi phạm giao thông: Đến ngã tư, đèn đỏ nhưng người đó vẫn cứ đi.
Hoạt động 4 (8P)
Tìm hiểu các loại biển báo giao thông
GV:
Phát cho mỗi nhóm HS một bộ biển báo gồm 4 loại cơ bản để lẫn lộn.
* Các loại biển báo giao thông 
- Có 4 loại:
+ Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ.
+ Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam.
+ Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, viền đỏ.
+ Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật/ hình vuông, nền xanh lam.
HS:
Quan sát các biển báo.
GV:
Dựa vào màu sắc và hình khối, hãy phân loại các biến báo? Và cho biết vì sao em lại phân loại như vậy?
HS:
Thực hiện phân loại, chỉ ra từng đặc điểm.
GV:
Vậy mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì?
HS:
Trình bày cá nhân.
GV:
Giới thiệu: Điều 10 - Luật giao thông đường bộ (ý nghĩa các loại biển báo)
HS:
Quan sát 1 bức tranh người đi vào đường một chiều sai biển báo.
GV:
Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm? Vì sao?
HS:
Cá nhân trả lời.
4. Củng cố: (2P)
HS nêu ý nghĩa của từng tín hiệu đèn, biển báo giao thông
5. Dặn dò: (1P)
- HS về nhà học bài, làm bài tập trong SGK
- Tìm hiểu các quy tắc cơ bản khi tham gia giao thông và ý nghĩa của việc thực hiện ATGT
Tiết: 23 + 24
Bài 14 
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
* Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
* Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
* Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
2. Thái độ.
* Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
3. Kĩ năng.
* Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí một số tình huống khi đi đường thường gặp.
* Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
B. Phương pháp
* Thảo luận nhóm
* Tổ chức trò chơi sắm vai.
* Xử lý tình huống.
C. Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức (1P)
2. Kiểm tra bài cũ (3P)
HS mô tả đặc điểm và ý nghĩa của các loại biển báo giao thông 
Trả lời:
- Biển báo cấm
- Biển báo nguy hiểm
- Biển báo hiệu lệnh
3. Bài mới (40P)
Giới thiệu bài: tiếp tiết 2, bài Thực hiện Trật tự An toàn giao thông
Hoạt động 5 (10P)
Xử lý tình huống
GV:
Đưa ra tình huống 1
Tan học về giữa trưa, đường vắng, muốn thể hiện với các bạn mình, Hưng đi xe đạp thả hai tay và đánh vọng, lượn lách. Không may, xe Hưng vướng phải quang gánh của một bác bán rau đi bộ cùng chiều dưới lòng đường.
b. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
* Đường bộ.
- Hưng vi phạm: Thả hai tay, đánh võng, lượn lách, va phải người đi bộ.
- Người bán rau vi phạm: đi bộ dưới lòng đường.
Câu hỏi:
(?) Hãy thử đặt địa vị mình là một người công an, em sẽ giải quyết việc này như thế nào?
HS:
Tự lực giải quyết tình huống.
Giới thiệu Điều 30 - Luật Giao thông đường bộ.
GV:
Đưa một ảnh đi bộ sai tín hiệu đèn báo giao thông.
- Đối với người đi bộ.
Nhận xét hành vi của người tham gia giao thông?
+ Phải đi trên hè phố, lề đường; không có lề thì đi sát mép đường.
HS:
Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Đi đúng phần đường quy định.
GV:
Từ tình huống một và tranh vẽ chúng ta rút ra bài học gì khi đi bộ trên đường?
+ Đi theo tín hiệu giao thông.
HS:
Thảo luận nhóm rút ra bài học.
GV:
Đưa ra tình huống hai:
Một nhóm 7 bạn học sinh đi 3 chiếc xe đạp. Các bạn đi hàng 3, có lúc 3 xe còn kéo, đẩy nhau.
Gần đến ngã tư, khi cả 3 xe vẫn chưa đi tới vạch dừng, đèn vàng sáng, cả 3 tăng tốc tạt qua đầu một chiếc xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.
Câu hỏi:
- Nhóm HS này vi phạm trật tự an toàn giao thông: đèo 3, đi hàng 3, kéo, đẩy nhau, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông (đèn vàng sáng không dừng, rẽ vào đường ngược chiều, tạt qua đầu xe cơ giới).
- Đối với người điều khiển xe đạp Không:
+ Đèo 3
+ Đi hàng 3
+ Kéo, đẩy nhau.
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Lượn lách, đánh võng.
+ Thả hai tay.
+ Rẽ trước đầu xe cơ giới.
Phải:
+ Đi đúng phần đường.
+ Đi đúng chiều
+ Đi bên phải
+ Tránh bên trái.
+ Vượt bên trái.
Theo em, các bạn học sinh này đã vi phạm những lỗi gì về trật tự an toàn giao thông?
HS:
Trả lời cá nhân.
GV:
Giới thiệu Điều 29 - Luật giao thông đường bộ;
Từ tình huống hai chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp trên đường?
HS:
Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
GV:
Đưa hai ảnh đi xe đạp sai phần đường, sai chiều.
Hãy phát hiện những sai phạm qua hai bức tranh?
HS:
Trả lời theo hiểu biết cá nhân.
GV:
Bao nhiêu tuổi thì được phép điều khiển xe cơ giới?
Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe cơ giới.
* Đường sắt.
Không.
- Thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.
- Thò đầu, tay chân ra ngoài khi tàu chạy.
- Không ném các vật nguy hiểm lên tàu và ngược lại.
HS:
Trả lời.
GV:
Có thể hỏi mở rộng: Khi đi tàu, chúng ta thường được nhân viên trên tàu nhắc nhở điều gì?
HS:
Trả lời cá nhân.
GV:
Giới thiệu thêm (đưa hình ảnh minh hoạ)
HS:
Quan sát, nhận xét.
Hoạt động 6 (10P)
Luyện tập: liên hệ thực tế
GV:
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu những quy định cơ bản của Luật Giao thông để giúp các em hiểu và thực hiện tốt, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
GV:
Em nào có thể kể cho các bạn ở khu phố em, trường lớp em đã có những hoạt động, việc làm gì để hưởng ứng tích cực tháng an toàn giao thông?
- ở nơi cư trú.
- ở trường học, lớp học.
- ở nơi công cộng.
Theo dõi những việc làm của Nhà nước nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
HS:
Trả lời.
GV:
Như chúng ta đã thấy trật tự an toàn giao thông là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp trong xã hội. Chúng ta cũng được biết Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này. Để hưởng ứng các phong trào nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông thì "Trách nhiệm của học sinh là gì?" Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trách nhiệm của HS đối với an toàn giao thông.
Hoạt động 7 (10P)
Thảo luận nhóm: liên hệ bản thân
GV:
Chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận: Bản thân các em đã làm gì để góp phần đảm bảo trật tự ATGT?
3. Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự ATGT.
- Học và thực hiện đúng theo những quy định của Luật giao thông.
- Tuyên truyền những quy định của Luật giao thông.
- Nhắc nhỏ cho mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ.
- Lên án tình trạng cố tình vi phạm Luật giao thông.
Thảo luận theo nhóm và ghi ý kiến của nhóm mình vào giấy A2.
GV:
Gắn phiếu trả lời của các nhóm lên bảng, yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến.
	4. Củng cố. (10P)
Hoạt động 4
Tổ chức trò chơi
Thi:
xử lý tình huống.
Luyện tập.
- Đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và xử lí một số tình huống thường gặp khi đi đường.
Hình thức.
- Có 3 tình huống tham gia giao thông.
- 3 nhóm bốc thăm.
Tranh 1: Theo tín hiệu đèn giao thông ai được phép đi?
Tranh 2: - Giải thích biển báo.
- Hướng nào xe đạp được phép đi.
Tranh 3: - Giải thích các biển báo.
- Theo hướng mũi tên những hướng nào xe đạp được đi?
- Các nhóm giải quyết nhanh chóng, đầy đủ, đúng nhất sẽ thắng cuộc.
Thi: Ai nhanh mắt, nhanh trí.
(?) Nhận biết các sai phạm qua xa hình.
- Các nhóm lên thực hiện
Chơi: sắm vai theo tình huống.
- Giáo viên chiếu tình huống sắm vai lên màn hình.
Trên đường đi học về, Tú đèo Bảo và Quốc vừa đi vừa đánh võng, vừa hò hét giữa trưa nắng. Đến ngã tư, Tú vẫn lao xe nhanh. Bỗng có cụ già qua đường, do không chú ý nên các bạn đã va phải cụ.
- Hãy đánh giá hành vi của các bạn khi tham gia giao thông?
- Nếu là 1 trong 3 bạn HS đó em sẽ làm gì?
- Nếu là người qua đường thấy sự việc như vậy em sẽ làm gì?
Vai thể hiện:
- Ba học sinh đèo nhau (Nói chuyện cười đùa ầm ỹ trên đường)
- Một cụ già qua đường.
Hai nhóm thi sắm vai theo tình huống và xử lý tình huống.
HS:
Thảo luận về việc sắm vai và giải quyết tình huống.
GV:
Sau bài học này em có thể gửi cho các bạn học sinh cả nước "Một bức thông điệp" với nội dung về trật tự an toàn giao thông?
5. Dặn dò (1P)
HS về nhà ôn lại toàn bài, hoàn thiện nội dung bài tập và tìm hiểu bài Quyền và nghĩa vụ học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 14. Thực hiện trật tự, an toàn giao thông - Nguyễn Thành Chung - Trường THCS Cầu Giấy.docx