Tiết 24, Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Hồ Viết Uyên Nhi

I. Mục Tiêu:

1. Kiến thức: - HS biết các bài toán thực tế về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

 2. Kỹ Năng: - Vận dụng các tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán chia theo tỉ lệ thuận

 - Giải thành thạo bài toán chia một số thành những phần tỉ lệ thuận với những số cho trước.

 3. Thái độ: - HS có thái độ tích cực, nghiêm túc, cẩn thận, tính thực tiễn của toán học

II. Chuẩn Bị:

1. GV: SGK, thước thẳng.

2. HS: Ôn tập về tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 24, Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Hồ Viết Uyên Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 10/11/2012
Ngày Dạy: 13/11/2012
Tuần: 12
Tiết: 24
§2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết các bài toán thực tế về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
 2. Kỹ Năng: - Vận dụng các tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài toán chia theo tỉ lệ thuận 
	- Giải thành thạo bài toán chia một số thành những phần tỉ lệ thuận với những số cho trước.
 3. Thái độ: - HS có thái độ tích cực, nghiêm túc, cẩn thận, tính thực tiễn của toán học
II. Chuẩn Bị:
1. GV: SGK, thước thẳng.
2. HS: Ôn tập về tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
III. Phương Pháp Dạy Học:
	- Trực quan, Đặt và giải quyết vấn đề, nhóm 	
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: (1’)7A1..
 7A2
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	- Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận? Phát biểu tính chất? Cho VD.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Bài tốn 1(15’)
- GV: Tóm tắt bài toán.
- GV: Gọi khối lượng hai thanh chì tương ứng là m1 và m2 thì ta có hệ thức liên hệ nào giữa m1 và m2?
- GV: Khối lượng và thể tích là hai đại lượng như thế nào với nhau?
- GV: Như vậy, ta suy ra được tỉ lệ thức nào?
- GV: Từ tỉ lệ thức , theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có điều gì?
- GV: Thay m2 – m1 = 56,5 vào và tính.
-HS: đọc đề bài.
-HS: m2 – m1 = 56,5g
-HS: Hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
-HS: 
-HS: 
-HS: thay vào và tính.
1. Bài toán 1: 
m2 – m1 = 56,5g
V1 = 12cm3	 m1 = ? m2 = ?
V2 = 17cm3
Giải: Gọi khối lượng hai thanh chì tương ứng là m1 và m2. Vì thể tích và khối lượng là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:	
-Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 
Suy ra: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 2: Làm ?1 (10’)
- GV: Cho HS thảo luận theo nhóm bài tập ?1.
Hoạt động 3: Bài tốn 2(13’)
- GV: GV giới thiệu bài toán
- GV: Gọi a, b, c lần lượt là số đo của ba góc A, B, C
thì ta có dãy tỉ số nào?
- GV: Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau cho ta có điều gì?
- GV: Tổng ba góc của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
- GV: Cho HS tính.	
-HS: Thảo luận.	
-HS: Đọc đề bài toán.
-HS: 	
-HS: 
-HS: a + b + c = 1800
-HS: thay vào và tính.
Vậy, hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g
?1: 
Giải: Gọi khối lượng hai thanh kim loại đồng chất tương ứng là m1 và m2. Vì thể tích và khối lượng là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có:	
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: 
Suy ra: 
Vậy, hai thanh kim loại có khối lượng là 89g và 133,5g
2. Bài toán 2: 
Tính A, B, C của biết A, B, C lần lượt tỉ lệ với 1, 2, 3.
Giải: 
Gọi a, b, c lần lượt là số đo của ba góc A, B, C. Ta có: 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
Suy ra:	a = 300
	b = 2.300 = 600
	c = 3.300 = 900
Hay: 	A = 300; B = 600; C= 900
 4. Củng Cố- Xen vào lúc học bài mới.
 5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò: (1’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- Làm các bài tập 5, 6, 8.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận - Hồ Viết Uyên Nhi - Trường THCS Đạ Long.doc