I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tìm tòi, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông.
- Mổ, quan sát cấu tạo trong của tôm: mang tôm, hệ tiêu hoá và hệ thần kinh. Tường trình kết quả bằng cách chú thích vào tranh câm.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ và thao tác thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo trong
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thực hành nhóm
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công
III. Phương pháp:
- Dạy học nhóm.
- Trực quan
- Thực hành
TUẦN 12 Ngày soạn: 11/11/2012 Tiết 24: Thực hành: MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tìm tòi, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông. - Mổ, quan sát cấu tạo trong của tôm: mang tôm, hệ tiêu hoá và hệ thần kinh. Tường trình kết quả bằng cách chú thích vào tranh câm. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ và thao tác thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình, mẫu vật thật để tìm hiểu cấu tạo trong - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thực hành nhóm - Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công III. Phương pháp: - Dạy học nhóm. - Trực quan - Thực hành IV. Phương tiện: - Bộ đồ mổ, đinh ghim, kính lúp, nước, khay mổ - Tranh vẽ cấu tạo trong của tôm sông. V. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Quan sát cấu tạo của mang tôm (15’) Mục tiêu: - Quan sát được cấu tạo của mang tôm - Hướng dẫn H làm chết tôm bằng cồn, mổ theo hướng dẫn. - G vừa hướng dẫn hoặc chỉ trên tranh vẽ 23.1A, B về cách mổ. - Yêu cầu H phân tích 3 đặc điểm + Mang bám vào gốc chân ngực. + Thành túi mang mỏng. + Mang có lông phủ. - Chú thích H23.1 A, B. -H làm theo sự hướng dẫn của G. - Gỡ một chân ngực kèm theo lá mang để quan sát dưới lúp. - Nhóm thảo luận 3 đặc điểm để ghi vào bảng thu hoạch. + Chân dao động ® mang dao động ® trao đổi khí ở mang. + Để tiếp nhận oxi vào mang dễ dàng. + Lông rung động tạo dòng nước mang oxi và thức ăn vào mang. - Chú thích hình. 23.1A: 1- lá mang 23.1B: 2- lá mang; 3- bó cơ; 4- đốt gốc chân ngực.. 1. Mổ và quan sát mang tôm: Chú thích H23.1B Hoạt động 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong (18’) Mục tiêu: - Mổ và quan sát được cấu tạo trong - G hướng dẫn H cách mổ. Yêu cầu H mổ chính xác để nắm rõ 2 cơ quan: tiêu hoá và thần kinh. a. Cơ quan tiêu hoá: - G đi từng nhóm kiểm tra, giúp đỡ. - Hướng dẫn H chú thích H23.3B b. Hệ thần kinh: - G hướng dẫn cách cắt bỏ nội tạng. - Cấu tạo của hệ thần kinh? Gồm 2 hạch não (1); 2 dây thần kinh nối hạch vòng hầu (2); khối hạch ngực (5); chuỗi thần kinh bụng (7). - H tự mổ theo hướng dẫn. - Dùng kẹp nâng tấm lưng cắt bỏ ra ngoài. - H kết hợp thông tin, quan sát trên mẫu, xác định các phần, đối chiếu H23.3A để nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. - H chú thích H23.3B 3- dạ dày ; 4- tuyến tiêu hoá ; 5- ruột. - H gỡ bỏ toàn bộ nội tạng để quan sát. - Chuỗi hạch thần kinh màu trắng. - H quan sát các bộ phận của hệ thần kinh® thảo luận tìm những đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh. 2. Mổ và quan sát cấu tạo trong: a. Cơ quan tiêu hoá: Chú thích H23.3B b. Cơ quan thần kinh: Chú thích H23.3C 4. Củng cố: (4’) - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ của các nhóm. - Kĩ thuật mổ, kết quả thu hoạch® cho điểm. 5. HDVN: (2’) - Tổ trực vệ sinh. - Sưu tầm tranh, ảnh của Giáp xác. - Chuẩn bị bài: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác. Kẻ bảng: Ý nghĩa thực tiễn của lớp Giáp xác vào vở. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: