Tiết 25, Bài 19: Sắt - Trần Thị Ngọc Hiếu

- GV: Nhận xét

- GV thuyết trình: Ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Br2 tạo thành muối của chúng

- GV: Gọi HS nêu tính chất thứ 2 và viết phương trình phản ứng.

-GV lưu ý: Fe không tác dụng được với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

- GV:Hãy cho biết tính chất hoá học thứ 3 của sắt là gì ?

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1470Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 25, Bài 19: Sắt - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 30/11/2011
Tiết 25 Ngày dạy: 03/11/2011
Bài 19: SẮT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
- Tính chất hoá học của sắt: chúng có những tính chất hoá học chung của kim loại; sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội; sắt là kim loại có nhiều hoá trị.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của sắt. Viết các phương trình hoá học minh hoạ.
- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. 
- Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng theo hiệu suất phản ứng.
3. Thái độ : 
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a.GV: Hình vẽ 2.15/SGK59
b. HS: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp:
Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Trực quan 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 9A1: / 9A2/
 9A3../ 9A4/
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
a. Nêu tính chất hoá học của nhôm? Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b. Sữa bài tập 2/ 58 SGK
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài(1’): Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày nay trong số các kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Ta hãy tìm hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt.
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tính chất vật lí (5’)
- GV: Từ thực tế em hãy nêu tính chất vật lý của sắt?
-GV: Chốt lại và ghi bảng
- HS: Trả lời 
- HS: Lắng nghe
I. Tính chấtvật lí
- Sắt là kim loại, màu trắng xám, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém nhôm, sắt có tính nhiễm từ.
Hoạt động 2. Tính chất hoá học(20’)
- GV: Em hãy dự đoán tính chất hoá học của sắt?
- GV: Cho HS quan sát hình 2.15 /SGK59 
- GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTHH .
- GV: Nhận xét 
- GV thuyết trình: Ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Br2tạo thành muối của chúng
- GV: Gọi HS nêu tính chất thứ 2 và viết phương trình phản ứng. 
-GV lưu ý: Fe không tác dụng được với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
- GV:Hãy cho biết tính chất hoá học thứ 3 của sắt là gì ?
- GV: Từ những tính chất hoá học trên hãy rút ra kết luận, 
- HS: Trả lời 
-HS: Quan sát 
- HS: Viết PTHH
- HS: Lắng nghe.
- HS: Lắng nghe
- HS: Tác dụng với dung dịch axit
Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2
Fe + 2HCl " FeCl2+ H2	
- HS: Lắng nghe 
- HS: Tác dụng với dung dịch muối
Fe + 2AgNO3 " Fe(NO3)2 + 2Ag.
Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu
- HS: Sắt có tính chất hoá học của kim loại
II. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi
3Fe + 2O2 Fe3O4
b. Tác dụng với Cl2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2. Tác dụng với dung dịch axit
Fe + H2SO4 " FeSO4 + H2
Fe + 2HCl " FeCl2+ H2
*Lưu ý: Fe không tác dụng được với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội
3. Tác dụng với dung dịch muối
Fe + 2AgNO3 " Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuSO4 " FeSO4 +Cu
 Kết luận: 
- Sắt có tính chất hoá học của kim loại
4. Củng cố - Dặn dò về nhà(13’)
a. Cũng cố: (10’)
Bài tập: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các chuyển hoá sau
 FeCl2 " Fe(NO3)2 " Fe
Fe
 FeCl3 " Fe(OH)3 " Fe2O3 "Fe
 Đáp án:
1. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
2. FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl
3. Fe(NO3)2 + Mg Mg(NO3)2 + Fe
4. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
5. FeCl3 +3NaOH Fe(OH)3 +3NaCl
6. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
7. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
b.Dặn dò về nhà(3’):
-Xem trước bài Hợp kim sắt: Gang , thép.
- Bài tập về nhà:2,3,4,5/60.
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Sắt - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc