I. Mục Tiêu: Sau khi học xong học sinh cần:
- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệu độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ
- Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam
- Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ, nhận xét và so sánh
II. Thiết bị dạy học:
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội
- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm A – B
- Phiếu học tập
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (đề kèm theo)
3. Giới thiệu bài mới:
Hôm nay chíng ta sẽ học giờ thực hành để các em có thể phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 21
Tuần: 25 Tiết: 25 Ngày soạn: 04/03/2007 Ngày dạy: 05/03/2007 Bài 21: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ – LƯỢNG MƯA I. Mục Tiêu: Sau khi học xong học sinh cần: - Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệu độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ - Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam - Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ, nhận xét và so sánh II. Thiết bị dạy học: - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 2 địa điểm A – B - Phiếu học tập III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút (đề kèm theo) 3. Giới thiệu bài mới: Hôm nay chíng ta sẽ học giờ thực hành để các em có thể phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 21 4. Các hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội Dung Hoạt động 1: Học sinh làm việc cá nhân Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết thực hành - Giáo viên treo biểu đồ lượng mưa, nhiệt độ của Hà Nội (đã phóng to) - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát biểu đồ, nhận biết nội dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Bước 2: Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại – vẫn đáp dựa vào câu hỏi sách giáo khoa H: Những yếu tố nào thể hiện trên biểu đồ trong thời gian bao lâu? (Nhiệt độ, lượng mưa, 12 tháng) H: Yếu tố nào thể hiện bằng đường, yếu tố nào thể hiện bằng cột? H: Trục bên phải dùng để tính đại lượng nào? đơn vị tính là gì? H: Trục bên trái dùng để tính đại lượng nào? đơn vị tính của nó là gì? Bước 3: Giáo viên giảng cách vẽ biểu đồ * Lập hệ trục toạ độ à Lượng mưa 1cm – 50cm à Nhiệt độ 1cm – 5 cm * Trục ngang biểu hiện các tháng 1cm à 1 tháng Hoạt động 2: Học sinh làm việc theo nhóm Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nhóm 1, 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội? Nêu nhận xét về biểu đồ này? + Nhốm 2: Phân tích biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ của điểm A (hình 56) đây là biểu hiện lượng mưa ở nửa cầu nào? + Nhóm 4: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa điểm B (hình 57), nó biểu hiện cho nhiệt độ và lượng mưa ở nửa cầu nào? Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách xác định nhiệt độ cao nhất và thấp nhất. Lượng mưa cao nhất, thấp nhất, các tháng tương ứng với nhiệt độ cao nhất và thấp nhất (Giáo viên gợi ý cho học sinh liên hệ với các mùa trên trái đất, mùa nóng, lạnh ở nửa cầu Bắc và Nam) Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên bổ sung và chuẩn xác lại kiến thức Bài tập 1: a) Những yếu tố thể hiện trên biểu đồ là nhiệt độ và lượng mưa - Nhiệt dộ biểu hiện bằng đường (00C) - Lượng mưa thể hiện bằng cột (mm) - Trục bên phải là nhiệt độ - Trục bên trái là lượng mưa b) Phân tích biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa của Hà Nội - T0 cao nhất: 290C (thág 6, 7) - T0 thấp nhất: 170C (thág 1,2) - Chênh lệch nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 120C - Lượng mưa cao nhất: 300mm (tháng 8) - Lượng mưa thấp nhất: 20mm (tháng12, 1) - Chênh lệch tháng cao nhất và thấp nhất là 280mm * Nhận xét: Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm, sự chệnh lệch lượng mưa khá lớn Bài tập 2: Biểu đồ hình 56: + T0 cao nhất: Tháng 4 + T0 thấp nhất: Tháng 1 Mùa mưa từ tháng 5 à 10 Kết luận: T0 và lượng mưa à nửa cầu Bắc Biểu đồ hình 57: + T0 cao nhất: Tháng 12 + T0 thấp nhất: Tháng 7 Mùa mưa từ tháng 5 à 10 Kết luận: T0 và lượng mưa à nửa cầu Nam IV) Đánh giá: - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm V) Hoạt động nối tiếp: - Về nhà học bài và làm bài tập - Về tìm hiểu trước bài 22.
Tài liệu đính kèm: