1. Kiến thức: Học sinh trình bày được :
+ Các nhóm chất trong thức ăn.
+ Các hoạt động trong quá trình tiêu hóa.
+ Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người.
+ Xác định trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng
+ Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức
+ Hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.
Ngày soạn: 7/11/12 Tiết 25 Ngày giảng:9/11/12 CHƯƠNG V: TIÊU HÓA. Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh trình bày được : + Các nhóm chất trong thức ăn. + Các hoạt động trong quá trình tiêu hóa. + Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người. + Xác định trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng + Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức + Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa. II. CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 24.3, sơ đồ các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể người Sơ đồ 24.1, 24.2 sgk. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Ổn định: Điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: Thu báo cáo thực hành của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: chúng ta đã biết rằng thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải bất kì loại thức ăn nào vào cơ thể cũng cung cấp chất dinh dưỡng ngay cho cơ thể hấp thu mà phải trải qua quá trình biến đổi thức ăn. Vậy cơ quan nào đảm nhận chức năng này? và quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua nội dung của chươngV” TIÊU HÓA”, chúng ta học bài đầu tiên của chương: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA” 3.1. Hoạt động 1: I. THỨC ĂN VÀ SỰ TIÊU HÓA. ¨ Mục tiêu: học sinh trình bày được các chất có trong thức ăn, các hoạt động tiêu hóa và vai trò của tiêu hóa. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Giới thiệu “ chúng ta biết rằng ăn uống cũng cần như thở, người ta có thể nhịn ăn vài tuần nhưng không thể không thể không ăn mà sống được.Vì vậy hàng ngày chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn và thức ăn dù được nấu nướng chế biến bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn còn rất thô so với tiêu chuẩn hấp thụ của cơ thê bởi vậy cần có hoạt động tiêu hóa.” Sau đó yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ trả lời các câu hỏi sau: + Hàng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn vậy thức ăn đó thuộc những loại chất gì? + Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa ? + Các chất nào bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? + Qúa trình tiêu hóa gồm ngững hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng nhất ? + Vai trò của quá trình tiêu hóa thức ăn. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và bổ sung thêm : “ thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất hấp thụ thì mới có tác dụng đối với cơ thể.” Học sinh ghi nhớ kiến thức. Cá nhân suy nghĩ trả lời, nghiên cứu sgk trang 78,trao đổi nhóm để hoàn thành yêu câu của giáo viên. Đại điện nhóm trình bày đáp án các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được : + Loại thức ăn. + Hoạt động tiêu hóa. + Vai trò của tiêu hóa. Học sinh ghi nhớ kiến thức. *Tiểu kết: - Thức ăn gồm các chất vô cơ và hữu cơ. - Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn, đẩy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng ,thải bã. + Vai trò: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải cặn bã. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các quan tiêu hoá 3.2. Hoạt động 2: II. CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA. ¨ Mục tiêu: học sinh xác định được các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể người. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Yêu cầu học sinh xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa của người trên tranh phóng to. Sau đó yêu cầu học sinh thaỏ luận nhóm để hoàn thành bài tập trong bảng 24. Các cơ quan trong ống tiêu hóa Các tuyến tiêu hóa. Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột ( ruột non, ruột già ) hậu môn. Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị tuyến ruột. ®Tiểu kết: Bảng 24 sgk trang80. Học sinh nghiên cứu hình 24.3 và hoàn thành bài tập bảng 24 Một vài học sinh trình bày các cơ quan tiêu hóa trên hình vẽ phóng to. Lớp theo dõi, bổ sung nếu cần. Học sinh trình bày bảng 24 vào vở. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm : Chọn câu trả lời đúng: 1 Các chất trong thức ăn gồm: Chất vô cơ, chất hữu cơ. Chất hữu cơ, vitamin, protein, lipit. Chất vô cơ, chất hữu cơ, khoáng. 2. Vai trò của tiêu hóa là: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu được. Thải chất cặn bã ra ngoài. Câu a và b đúng. V. DẶN DÒ Học bài và trả lời câu hỏi sgk. Kẻ bảng 25 vào vở.
Tài liệu đính kèm: