Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm của lớp sâu bọ

- Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp sâu bọ

- Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của các đại diện lớp sâu bọ (châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng

- Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, sinh sản và phát triển của châu chấu.

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật con châu chấu. Mô hình con châu chấu.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước các hình 26.1,2,3,4,5. Mỗi nhóm chuẩn bị một con châu chấu nhốt trong lọ thuỷ tinh

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 27, Bài 26: Châu chấu - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn 16/11/2014
Tiết 27 Ngày dạy 19/11/2014
LỚP SÂU BỌ
Bài 26: CHÂU CHẤU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm của lớp sâu bọ
- Mô tả hình thái cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp sâu bọ
- Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của các đại diện lớp sâu bọ (châu chấu). Nêu được các hoạt động của chúng
- Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, sinh sản và phát triển của châu chấu.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức yêu thích môn học. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật con châu chấu. Mô hình con châu chấu. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước các hình 26.1,2,3,4,5. Mỗi nhóm chuẩn bị một con châu chấu nhốt trong lọ thuỷ tinh 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1.....;7A2:....; 7A3:....;7A4....; 7A5:....;7A6:...;
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm cấu tạo của nhện. Vai trò của lớp hình nhện
3. Các hoạt động dạy và học:
*Mở bài: Lớp sâu bọ có số lượng loài rất lớn có ý nghĩa thực tiễn lớn trong ngành chân khớp. đây là lớp gồm những động vật có cấu tạo cơ thể gồm 3 phần rõ rệt, có 3 đôi chân bò và 2 đôi cánh, hô hấp bằng phổi, hệ thống ống khí phát triển -> GV ghi bảng. Giới thiệu: Đại diện thường gặp của lớp sâu bọ trên các cánh đồng lúa là châu chấu 
Hoat động 1: CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hỏi: Châu chấu sống ở đâu?
GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 26.1 trả lời câu hỏi:
+ Cơ thể châu chấu gồm mấy phần?
+ Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu?
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu con châu chấu và trên mô hình nhận biết các bộ phận ở trên mẫu và trên mô hình 
- GV gọi HS mô tả các bộ phận trên mẫu và mô hình 
+ So sánh các loài sâu bọ khác khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao?
- GV đưa thêm thông tin về châu chấu di cư.
- HS Thường gawjo ở cánh đồng lúa
- HS quan sát kĩ hình 26.1 SGK t86 Yêu cầu nêu được:
+ Cơ thể gồm 3 phần: Đầu: Râu , mắt kép cơ quan miệng. Ngực: Ba đôi chân, hai đôi cánh. Bụng: Có các đôi lỗ thở.
- HS đối chiếu mẫu với hình 26.1 xác định vị trí các bộ phận trên mẫu.
- Một HS trình bày lớp nhận xét bổ sung 
+ Linh hoạt hơn vì chúng có thể bò nhảy hoặc bay.
 *Tiểu kết : 1. Cấu tạo ngoài: Cơ thể gồm ba phần:
	+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng
	+ Ngực: Ba đôi chân, hai đôi cánh 
	+ Bụng: Nhiều đốt mỗi đốt có một đôi lỗ thở 
 2. Di chuyển: Bò, nhảy, bay.
Hoạt động 2: CẤU TẠO TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu Hs quan sát hình 26.2 đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Châu chấu có những hệ cơ quan nào?
+ Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá?
+ Cấu tạo trong của châu chấu có gì khác với Tôm sông?
+ Hệ tiêu hoá và bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
+ Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi?
- HS tự thu thập thông tin tìm câu trả lời.
+ Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan.
+ Hệ tiêu hoá: Miệng, hầu, diều, dạ dày, ruột tịt, ruột sau, trực tràng, hậu môn.
+ Như SGK
+ Hệ tiêu hoá và bài tiết đều đổ chung vào ruột sau
+ Hệ tuần hoàn không làm nhiệm vụ vận chuyển oxy, chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng .
*Tiểu kết: Cấu tạo trong của châu chấu gồm có các hệ cơ quan: Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh.
Họat động 3: DINH DƯỠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thức ăn của châu chấu là gì?
+ Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
Vì sao bụng của châu chấu luôn phập phùng?
- HS liên hệ thực tế và sự hiểu biết của bản thân trả lời:
+ Châu chấu ăn chồi và lá cây
+ Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzym do ruột tiết ra
+ Hô hấp
*Tiểu kết: - Châu chấu ăn chồi và lá cây
 - Thức ăn tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzym do ruột tiết ra
 - Hô hấp qua lổ thở ở mặt bụng 
Hoạt động 4: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SINH LÍ CỦA CHÂU CHẤU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Nêu đặc điểm sinh sản ở châu chấu?
+ Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần?
+ Châu chấu phân tính, đẻ trứng dưới đất 
+ Châu chấu phải lột xác để lớn lên vì cơ thể là vỏ kitin 
*Tiểu kết: Sinh sản: Châu chấu phân tính. Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất. Phát triển qua biến thái. 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: - HS đọc ghi nhớ SGK.
 - Trả lời câu hỏi SGK.
2. Dặn dò: - Học bài trả lời các câu hỏi trong SGK (trừ câu 3). Đọc mục “Em có biết”
 - Sưu tầm tranh ảnh về các đại diện sâu bọ.
 - Kẻ bảng trang 91 vào vở bài tập .
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 26. Châu chấu - R'Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc