Tiết 28, Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Phạm Thị Ngân

 1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được quá trình tiêu hóa ở dạ dạy gồm:

 - Các hoạt động tiêu hóa

 - Cơ quan hay tế bào hoạt động tiêu hóa

 - Tác dụng của các hoạt động tiêu hóa

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin , tranh hình tìm kiếm kiến thức

 - Kĩ năng hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2452Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28, Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Phạm Thị Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - KHỐI PHỔ THÔNG
Trường: THCS Ngọc Lâm
Môn học: SINH HỌC 8 
Họ tên giáo viên: Phạm Thị Ngân.
Trình độ chuyên môn: Đại Học
Trình độ Tin học: Cao Đẳng.
Địa chỉ: Số nhà 855 Ngô Gia Tự Long Biên Hà Nội (DĐ: 0932233090)
Tiết 28 - Bài 27:
Tiêu hóa ở dạ dày
I. Mục tiêu của bài dạy:
 1. Kiến thức:
	 Học sinh nắm được quá trình tiêu hóa ở dạ dạy gồm:
 	- Các hoạt động tiêu hóa
 	- Cơ quan hay tế bào hoạt động tiêu hóa
 	- Tác dụng của các hoạt động tiêu hóa
 2. Kỹ năng:
 	 - Rèn kĩ năng nghiên cứu thông tin , tranh hình tìm kiếm kiến 	 thức
 	 - Kĩ năng hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh
II. Yêu cầu của bài dạy:
Về kiến thức của học sinh
Kiến thức về CNTT: biết sử dụng máy tính, biết thao tác với chuột và bàn phím thông qua các trò chơi kiểm tra kiến thức do giáo viên xây dựng
Kiến thức chung về môn học: Là môn khoa học thực nghiệm thông qua các phương tiện trực quan hình vẽ, dặc biệt băng hình giúp học sinh hình thành kiến thức về cấu tạo và chức năng 
Về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học
Trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: máy chiếu vật thể, loa, scaner, phần mềm soạn giảng power point, màn chiếu và projecter, phần mềm flas, violet, phim tư liệu giảng dạy
Trang thiết bị khác/ Đồ dùng dạy học khác: bảng nhóm, phiếu học tập, tranh, mô hình.
III. Chuẩn bị cho bài giảng:
Chuẩn bị của Giáo viên: Bài giảng điện tử với đầy đủ trang thiết bị cần thiết đi kèm, bài giảng soan giấy theo tiến trình lên lớp.
Chuẩn bị của Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà, sưu tầm mẫu vật, bảng biểu theo yêu cầu của giáo viên.
IV. Nội dung và tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
Câu hỏi: Các chất trong thức ăn đã được biến đổi hóa học trong khoang miệng như thế nào? (đưa câu hỏi lên máy, gọi học sinh trả lời, giáo viên chuẩn kiến thức bằng máy.)
3.Giảng bài mới: (35 phút)
ĐVĐ: Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, sau đó thức ăn qua thực quản xuống dạ dày. Vậy khi đến dạ dày thức ăn được biến đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó trong bài hôm nay.
Ghi bảng
Tiết 28 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1
Cấu tạo dạ dày
Mục tiêu : HS chỉ ra được cấu tạo cơ bản của dạ dày, cấu tạo đó phù hợp với chức năng tiêu hóa. 
I.Cấu tạo dạ dày (9 phút) 
- GV bật máy
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm 2HS trong 3 phút, trả lời câu hỏi mục ÑSGK tr87.
(nội dung câu hỏi được đưa lên máy ) 
 1.Vị trí hình dạng.
- Các nhóm quan sát tranh, nghiên cứu thông tin sgk, thảo luận, báo cáo.
- Chữa sai (nếu có) và đưa đáp án chuẩn.
(giáo viên chuẩn kiến thức bằng hình trên máy dùng hiệu ứng của phần mềm bài giảng,đưa kiến thức từ từ)
(GV: Giải thích các lớp cấu tạo của dạ dày theo hình vẽ trên máy)
· Lớp màng: Có tác dụng bao bọc và bảo vệ các lớp bên trong
- Hình dạng: giống túi thắt 2 đầu, dung tích tối đa khoảng 3 lít.
2. Cấu tạo trong:
- Cấu tạo:
 + Lớp màng
 + Lớp cơ (cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo) à dày và khỏe 
 + Lớp dưới niêm mạc
 + Lớp niêm mạc
· Lớp cơ: dày có 3 loại cơ dọc, vòng, chéo rất khỏe có tác dụng co bóp và nhào trộn thức ăn.
· Lớp dưới niêm mạc: có mạng lưới dây thần kinh tạo cảm giác no, đói và gây tiết dịch vị.
· Lớp niêm mạc: có nhiều nếp gấp giúp dạ dày có thể co giãn tùy theo lượng thức ăn có trong dạ dày. Trong lớp niêm mạc có tuyến tiết dịch vị (chất nhày, pepsinogen, HCl ).
+ GV yêu cầu HS dự đoán các hoạt động tiêu hóa có thể xảy ra ở dạ dày. (không cần học sinh phải dự đoán đúng và đầy đủ các hoạt động
(giáo viên chuẩn kiến thức trên máy có kí hiệu quy ước giúp tạo tín hiệu cho học sinh ghi giúp học sinh quen dần cách làm việc với máy. )
Học sinh dự đoán hoạt động hóa học xảy ra dựa trên cấu tạo. 
Ở dạ dày diễn ra biến đổi lí hóa học thức ăn.
Hoạt động 2
Tiêu hóa ở dạ dày
Mục tiêu: HS chỉ ra được thành phần của dịch vị và tác dụng của biến đổi lí hóa học thức ăn, trong đó biến đổi nào là quan trọng nhất, kết quả của quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.
II. Tiêu hóa ở dạ dày 
- GV bật máy chiếu ddoanj phim thí nghiệm bữa ăn giả ở chó.
- HS cho biết điều kiện tiết dịch vị, thành phần của dịch vị (sử dụng phần mềm flas đã được tách ra và liên kết bằng đường link) 
- GV yêu cầu HS liên hệ sự tiết dịch, giáo dục ăn uống có điều độ...tạo điều kiện hình thành phản xạ tiết dịch tiêu hóa.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát đoạn phim tìm kiếm thông tin sự tiêu hóa ở dạ dày 
(Giáo viên chiếu một đoạn phim về quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày khoảng 3 phút sử dung đông hồ đếm ngược bằng flas) 
-Thảo luận nhóm 4 HS 3 phút hoàn thành bảng 27 SGK.tr88 
1. Thí nghiệm “bữa ăn giả” của Paplop.(6 phút)
- Các nhóm quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và báo cáo kết quả.
- Giáo viên chuẩn kiến thức trên máy
2. Quá trình biến đổi thức ăn (20 phút).
-HS nhận xét kết quả thảo luận sau khi đã thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu.
- Chữa sai(nếu có) đưa đáp án chuẩn (dùng máy chiếu vật thể chữa phần thảo luận của học sinh), Giáo viên đưa chuẩn kiến thức lên máy
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Các thành phần t/gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị
- Tuyến vị 
- Hòa loãng thức ăn.
- Sự co bóp của dạ dày
- Các lớp cơ của dạ dày
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Biến đổi hóa học
-Hoạt động của enzim pepsin
 Enzim pepsin, HCl
Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axitamin
Giáo viên chuẩn kiến thức sự phân cắt protein chuỗi dài thành chuỗi ngắn bằng hình trên máy
? Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào. 
(GV giải thích cho HS tại sao thức ăn là gluxit được tiêu hóa ở giai đoạn đầu)
- HS:
+ Thức ăn gluxit tiếp tục tiêu hóa một phần ở giai đoạn đầu. 
+ Thức ăn lipit không được tiêu hóa trong dạ dày vì ở dạ dày không có ezim đặc trưng
- GV chuẩn kiến thức: Các thức ăn gluxit và lipit chỉ biến đổi về mặt lí học 
?:Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân hủy..
GV giải thích bằng hình trên máy (sử dụng hình và hiệu ứng để chuẩn kiến thức)
- HS: là các chất nhày được tiết ra từ các tế bào ở cổ tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin. 
Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày 3 - 6 giờ tùy loại thức ăn, rồi được đẩy từng đợt xuống ruột non.
? Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào. 
- HS: Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của cơ dạ dày phối hợp với sự co của cơ vòng môn vị. 
(GV chuẩn kiến thức lên mấy HS ghi)
?Biến đổi nào trong dạ dày là chủ yếu
? Làm thế nào để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
? Ăn uống như thế nào là đúng cách. 
? Khi ăncơm no có nên làm việc ngay không tại sao? 
?Tại sao phải ăn uống đúng giờ đủ lượng đủ chất? 
- Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ hoạt động: 
 + Co của các cơ dạ dày.
 + Co của cơ vòng môn vị. 
- Cần có chế độ ăn uống khoa học và đúng cách hình thành phản xạ tiết dịch vị, không gây hại cho dạ dày.
-HS trả lời HS khác bổ sung 
Hoạt động 3 
Luyện tập và củng cố (6 phút) 
- Bằng cách lựa chọn câu trả lới trắc nghiệm (Sử dụng phần mềm dạy học đặt hiệu ứng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tạo các hình ảnh vui mắt gây hứng thú cho học sinh)
 Hãy chọn đáp án đúng nhất 
Câu 1: Sự tiêu hóa lí học thức ăn được thực hiện bởi:
Dịch vị 
Cơ dạ dày 
Enzim 
Chất nhày 
Câu 2: Cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng co bóp, nghiền thức ăn là: 
 A. Hình túi, dung tích 3 lít
B. Lớp niêm mạc với nhiều tuyến dịch vị. 
C. Lớp cơ dày, khỏe 
D. Cả 3 đáp án trên.
- 1. B
- 2. C
Câu 3: Loại thức ăn nào được biến đổi hóa học nhờ enzim của dạ dày 
 A. Gluxit
 B. Protein
 C. Lipit
 D. Chất khoáng
- 3. B
Câu 4: Protein trong dạ dày được tiêu hóa bởi:
Chất nhày
HCl
Tripsin
Pepsin
 Câu 5 : Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là :
Lipit, protein
Lipit, protein, gluxit.
Gluxit, lipit.
Lipit, protein, gluxit, axit nucleic
- 4. D
- 5. D
- Chữa sai ( nếu có) và đưa đáp án chuẩn
Hoạt động 4
Hướng dẫn về nhà- Nhận xét giờ học (1 phút)
- Hướng dẫn về nhà: Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk và vở bài tập.
- Nhận xét giờ học và cho điểm 1 số HS. 
- Đọc bài đọc thêm.
- Chuẩn bị bài mới.
V. Nguồn tài liệu tham khảo
Hình vẽ hình dạng - cấu tạo dạ dày à sưu tầm trên mạng tư liệu dạy học và trong Atlat giải phẫu sinh lý người của Đào Như Phú.
Đoạn phim “bữa ăn giả” của Paplop: quét ảnh trong SGK à đặt hiệu ứng 
Đoạn phim giới thiệu tiêu hóa ở dạ dày: cắt một đoạn trong cuộn phim tư liệu giảng dạy sinh học 8 (VTV)
Hình ảnh giải thích sự tiết enzim của Tế Bào tuyến 
 (quét ảnh à vẽ thêm tạo hiệu ứng ) 
Sách giáo khoa, tư liệu giảng dạy mạng, đoạn phim tư liệu
VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy:
Lợi ích chung của việc ứng dụng CNTT
Hỗ trợ cho kênh hình và kênh chữ à hình ảnh rõ ràng, có thể đặt được hiệu ứng để giải thích được nhiều vấn đề vốn khó minh họa bằng lời à chính xác
VD: dùng CNTT để giảng dạy sự vận chuyển của máu trong vòng tuần hoàn rất sinh động có hiệu quả rõ rệt à học sinh hứng thú hiểu bài ngay tại lớp.
Giáo viên có thể truyền đạt được lượng kiến thức theo yêu cầu, tận dụng được thời gian à học sinh hiểu sâu.
Đặc biệt bằng CNTT học sinh khắc sâu kiến thức khi củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm.
Qua hình ảnh đẹp sinh động kết hợp với các hiệu ứng linh hoạt học sinh nhớ lâu à hình thành khả năng tư duy tích cực.
Lợi ích của việc ứng dụng CNTT đối với bài “Tiêu hóa dạ dày”
Nhờ có CNTT mà quá trình tiêu hóa của dạ dày được trình bày rõ qua một đoạn phim mà phương tiện dạy học khác không làm được
Nhờ CNTT học sinh hiểu rõ cơ chế tiết dịch vị của các tế bào tiết enzim tiêu hóa à giải thích được nhiều vấn đề
Qua việc thiết kế bài giảng bằng phần mềm kết hợp với kênh chữ, kênh hình, tư liệu tiết kiệm được thời gian, nâng cao hiệu quả giảng dạy, giảm sức lực của thầy.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG	 Ngày 12 tháng 12 năm 2008
 NGƯỜI SOẠN
 Phạm Thị Ngân

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Tiêu hóa ở dạ dày - Phạm Thị Ngân.doc