Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Bùi Thị Hiền

a. mục tiêu:

1. kiến thức: hs nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ

2. kỹ năng: rèn kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ: biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại.

b. phương pháp giảng dạy: vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm và làm việc với sgk

c. chuẩn bị giáo cụ:

1. giáo viên: tranh một số đại diện sâu bọ

2. học sinh: kẻ bảng 1, 2 vào vở

d. tiến trình bài dạy:

1. ôn định lớp: kiểm tra sĩ số.

2. kiểm tra bài củ:

- nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?

- nêu quá trình dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu? quan hệ dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 28: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ - Bùi Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28	Ngày soạn: 12/12/2009
	Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu bọ có hại. 
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp kết hợp hoạt động nhóm và làm việc với SGK
C. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên: Tranh một số đại diện sâu bọ
2. Học sinh: Kẻ bảng 1, 2 vào vở
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài củ:
- Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?
- Nêu quá trình dinh dưỡng và sinh sản của châu chấu? Quan hệ dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Như cô đã giới thiệu hôm trước về ngành chân khớp, trong ngành chấn khớp gồm có 3 lớp, đó là lớp giáp xác, lớp hình nhện và lớp sâu bọ. Lớp nào cũng có những đặc điểm chung của mỗi lớp và tính đa dạng của riêng lớp đó. Chúng ta cũng đã tìm hiểu xong hai lớp là lớp giáp xác và lớp hình nhện, hôm nay chúng ta sẻ cùng nhau tìm hiểu tiếp về tính đa dạng và các đặc điểm chung của lớp thứ 3, đó là lớp sâu bọ. “Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ”
b. Triển khai bài dạy:
Hoaùt ủoọng cuỷa thaày vaứ troứ
Noọi dung kieỏn thửực
Hẹ1: Tìm hiểu về một số đại diện sâu bọ
Như chúng ta đã biết, lớp sâu bọ có số lượng loài phong phú nhất trong giới động vật. Xung quanh chúng ta luôn tồn tại rất nhiều loài sâu bọ, mà chúng ta dễ dàng nhận thấy như: kiến, sâu, bướm, chuồn chuồn ... Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về một đại diện của lớp sâu bọ, đó là con châu chấu. Và hôm nay chúng ta sẻ tiếp tục tìm hiểu sơ qua một số các đại diện khác của lớp sâu bọ. 
- GV: Các em hãy nghiên cứu các hình 27.1 -> 27.7 trang 89 – 90 trong SGK và cho cô biết: Ở các hình đó là những đại diện nào của lớp sâu bọ?
- HS: trả lời
- GV: Đó là một số đại diện tiêu biểu cho lớp sâu bọ, vậy mỗi đại diện đó có những có những đặc điểm nào?
- HS: trình bày.
- GV: Giới thiệu thềm về các đại diện.
+ Mọt hại gỗ: phát triển biến thái hoàn toàn; trứng phát triển thành ấu trùng, phải qua giai đoạn nhộng mới trở thành dạng trưởng thành.
+ Bọ ngựa: bắt mồi bằng đôi chân trước, nó ăn sâu bọ, và có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường.
+ Chuồn chuồn: biến thái không hòan toàn; giai đoạn ấu trùng thì ở trong nước (lúc này ấu trùng được gọi là bà mụ, khi trưởng thành thì bà mụ bò lên cạn, lột xác để trở thành chuồn chuồn.
+ Ve sầu: đẻ trứng trên thân cây, ấu trùng ở đất, ve đực kêu vào mùa hạ. ấu trùng ve sầu có hại đối với nhiều loại cây (như cà phê...) vì nó ăn rễ cây.
+ Bướm cải: vòng đời: từ trứng hóa sâu non, sau đó sâu non hóa nhộng, nhộng được bao bọc và nuôi duỡng sau một thời gian nhộng sẻ hóa bướm. Ơ giai đoạn sâu non, có hại đối với cây cối vì nó ăn lá cây, cho nên chúng ta cần tiêu diệt khi là sâu non.
+ Ong mật: hút mật và thụ phấn
+ Muỗi và ruồi: là động vật trung gian truyền bệnh.
=> Qua quan sát các đại diện, chúng ta có thể kết luận gì về lớp sâu bọ
- HS: Một vài HS phát biểu, lớp nhận xét bổ sung
- GV: kết luận.
Chúng ta vừa quan sát xong 7 đại diện vừa tiêu biểu vừa quen thuộc với cuộc sống chúng ta, bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem môi trường sống của chúng là ở những môi trường nào
- GV: các em hãy quan sát bảng 1 trang 91 SGK và chọn các đại diện ở cuối bảng sao cho phù hợp với môi trường sống của các đại diện đó.
- HS: bằng hiểu biết của mình để chọn các đại diện điền vào bảng 1.
- GV: treo bảng và yêu cầu HS hoàn thiện bảng 1
- GV: chốt lại đáp án .
- GV: yêu cầu HS nhận xét sự đa dạng về môi trường sống của lớp sâu bọ.
- GV: chốt lại kiến thức
Với sự đa dạng và phong phú như vậy thì sâu bọ nó có ảnh hưởng đến con người và các sinh vật khác hay không? để biết được điều đó chúng ta đi tìm hiểu tiếp sang phần II. “ Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn”
I. Một số đại diện sâu bọ khác
1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính.
+ Chúng có số lượng loài lớn .
+ Có lối sống và tập tính phong phú thích nghi với điều kiện sống
2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống.
+ Môi trường sống đa dạng (ở cạn, ở nước, kí sinh)
Hẹ2: Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của sâu bọ
- GV: Có nhiều cách để nhận biết được các đặc điểm chung của sâu bọ, trong SGK, người ta đã cho một số đặc điểm dự kiến, với kiến thức vừa học cùng với thực tiễn quan sát, các em hãy chọn ra các đặc điểm chung nổi bật nhất của sâu bọ.
- HS: Nghiên cứu và chọn lựa
- HS: Trình bày
- GV: giải thích và chốt lại các đặc điểm chung nổi bật nhất
- GV: Đó chính là những đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Bây giờ chúng ta tìm hiểu tiếp sang vai trò thực tiễn của chúng. 
- GV: Để dể hiểu, chúng ta sẻ cùng nhau hoàn thiện nhanh bảng 2 ở trong SGK trang 92.
- GV: gọi một số HS để hoàn thiện bảng 2.
- GV: Vậy tác động của sâu bọ đến con người và sinh vật khác có 2 mặt ( có lợi và có hại)
- GV: đối với những loài có ích thì chúng ta cần phải như thế nào?
- HS: Bảo vệ loài có ích và tiêu diệt loài có hại
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn
1. Đặc điểm chung:
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Phát triển qua biến thái
2) Vai trò thực tiễn 
*Ích lợi:
+ Làm thuốc chữa bệnh 
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng.
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
+ Diệt các sâu bọ có hại 
+ Làm sạch môi trường
* Tác hại:
- Là động vật trung gian truyền bệnh.
- Gây hại cho cây trồng
- Làm hại cho sản xuất nông nghiệp.
4. Củng cố:
Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp: có 3 đôi, lỗ thở, đặc điểm chung, đôi cánh, môi trường ... để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Sâu bọ phân bố rộng khắp các ... sống trên hàn tinh. Sâu bọ có các ... như: Cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có một đôi râu, ngực có ... chân và hai ... ; hô hấp bằng hệ thống ... được xuất phát từ các ... 
Câu 2: Sâu bọ có đặc điểm gì?
Hai phần: đầu – ngực và bụng.
Ba phần: đầu, ngực, bụng
Hô hấp bằng mang
Đẻ trứng
Câu 3: Những động vật nào trong nhóm các động vật sau toàn là sâu bọ:
a. Bướm, ong, nhện, bọ cạp
b. Bọ ngựa, ve sâu, tôm, cái ghẻ.
c. Bướm, ong, bọ ngựa, bọ rùa.
d. Tất cả đều đúng
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trong vở bài tập.
- Ôn tập ngành chân khớp.
- Tìm hiểu tập tính của sâu bọ

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ - Bùi Thị Hiền - Trường THCS Tà Long.doc