I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - Biết được bản chất của Nhà nước ta.
- Nêu được thế nào là bộ máy nhà nước.
- Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước một cách giản lược.
2. Về kỹ năng: - Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy Nhà nước trong thực tế.
- Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước.
3. Về thái độ: Giáo dục HS tôn trọng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Tư duy phê phán về sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu trách nhiệm công dân và quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
3. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu: Em hãy cho biết ý nghĩa của những mốc lịch sử sau (3.2.1930, 19.8.1945, 2.9.1945, 7.5.1954, 30.4.1975? ) => Đây là những mốc lịch sử liên quan đến quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng nhà nước ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề bản chất nhà nước và bộ máy nhà nước – chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
Tuần 30 NS:31 /03/2013 Tiết 29 NG:02/04/2013 Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Biết được bản chất của Nhà nước ta. - Nêu được thế nào là bộ máy nhà nước. - Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước một cách giản lược. 2. Về kỹ năng: - Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy Nhà nước trong thực tế. - Chấp hành tốt chính sách và pháp luật của Nhà nước. 3. Về thái độ: Giáo dục HS tôn trọng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Tư duy phê phán về sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu trách nhiệm công dân và quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo? 3. Dạy - học bài mới: a. Giới thiệu: Em hãy cho biết ý nghĩa của những mốc lịch sử sau (3.2.1930, 19.8.1945, 2.9.1945, 7.5.1954, 30.4.1975?) => Đây là những mốc lịch sử liên quan đến quá trình đấu tranh bảo vệ và xây dựng nhà nước ta. Để hiểu rõ hơn vấn đề bản chất nhà nước và bộ máy nhà nước – chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài). b. Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin và sự kiện SGK *GV gọi HS đọc thông tin sự kiện /54 – 55, riêng phần trích Tuyên ngôn độc lập thì cho HS tự đọc thêm. H: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời từ bao giờ? HS: Ngày 2.9.1945 H: Khi đó ai là chủ tịch nước? HS: Do Bác Hồ làm chủ tịch. H: Nhà nước VNDCCH ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào? HS: Là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 H: Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? HS: Do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. H: Nhà nước ta đổi tên vào năm nào? HS: 2.7.1976. H: Tại sao lại đổi tên như vậy? HS: Vì chiến dịch HCM lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. H: Nhà nước ta là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo? HS: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân – do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. H: Bài thơ nào nói lên ý chí giành độc lập? HS: “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt =>GV chốt lại: Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân VN lao động cần cù – sáng tạo - chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết kiên cường bất khuất của dân tộc, xây dựng nền văn hoá VN và một nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông – Nam châu Á. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. *GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ mục II /58 – 59: H: Cho biết bản chất của nhà nước ta? Vì sao khẳng định như vậy? H: Nhà nước ta do ai lãnh đạo? HS: Đảng cộng sản Việt Nam. H: Thế nào là bộ máy Nhà nước? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và cho HS ghi bài. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước. *GV treo sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước cho HS quan sát. H: Bộ máy nhà nước được chia làm mấy cấp? Kể tên cụ thể? HS: 4 cấp: cấp TW, cấp tỉnh (thành phố trực thuộc TW), cấp huyện (quận, thị xã thuộc tỉnh), cấp xã (phường, thị trấn thuộc huyện). H: Bộ máy nhà nước cấp Trung ương gồm những cơ quan nào? HS trả lời. H: Bộ máy nhà nước cấp Tỉnh, thành phố gồm những cơ quan nào? HS trả lời H: Bộ máy nhà nước cấp huyện gồm những cơ quan nào? HS trả lời H: Bộ máy nhà nước cấp xã, phường gồm những cơ quan nào? HS trả lời =>GV chuẩn xác. *Cuối cùng, GV treo sơ đồ bộ máy nhà nước (phân cấp), yêu cầu HS vẽ vào vở và chốt lại: Bộ máy nhà nước được phân làm 4 cấp. I. Thông tin, sự kiện II. Nội dung bài học. 1. Bản chất: Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. 2. Bộ máy NN: - Là hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan Nhà nước cấp TW và cấp địa phương, có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. - Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước Trung ương (I) Tỉnh (Thành phố) (II) Huyện (thị xã, quận) (III) Xã (phường, thị trấn) (IV) 4. Củng cố: GV chốt lại tiết 1: - Cần có sự phân công và phối hợp nhiệm vụ với nhau của các cơ quan để hoạt động theo HP và PL. - Vậy chức năng và quyền hạn của từng cơ quan là gì? (tiết sau). 5. Đánh giá: Em hãy cho biết nhà nước CHXHCNVN: - Do ai lãnh đạo? - Ai quản lí? - Ai làm chủ? 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo các nội dung. - Chuẩn bị giờ sau tìm hiểu bài học và làm bài tập. 7. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: