I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thông qua hình ( tranh) Hs phát hiện ra 1 số tập tính của sâu bọ trong việc tìm kiếm cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong mối quan hệ giữa con mồi với kẻ thù
2. Kỹ năng
- Quan sát, timg tòi, phân tích
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập và yêu thức môn học
II. Chuẩn bị
GV: 1 số tranh ảnh về tập tính của sâu bọ
HS: Ôn tập ngành chân khớp và 1 số tập tính của sâu bọ
- Xem bài “ TH về tập tính sâu bọ”
III. Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan, tìm tòi, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ
Tiết 29 Bài 28 THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH VỀ TẬP TÍNH CỦA SÂU BỌ Ngày dạy: 23/11/09 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Thông qua hình ( tranh) Hs phát hiện ra 1 số tập tính của sâu bọ trong việc tìm kiếm cất giữ thức ăn, trong sinh sản và trong mối quan hệ giữa con mồi với kẻ thù 2. Kỹ năng - Quan sát, timg tòi, phân tích 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập và yêu thức môn học II. Chuẩn bị GV: 1 số tranh ảnh về tập tính của sâu bọ HS: Ôn tập ngành chân khớp và 1 số tập tính của sâu bọ - Xem bài “ TH về tập tính sâu bọ” III. Phương pháp dạy học Phương pháp trực quan, tìm tòi, đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ IV. Tiến trình 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC * Nêu đặc diểm chung và vai trò của lớp sâu bọ? 10 đ - Đặc điểm chung + Cơ thể chia làm 3 phần: Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh + Hô hấp bằng hệ thống ống khí + Phát triển qua nhiều hình thức biến thái - Vai trò: Làm thực phẩm, làm thuốc, thụ phấn cho cây trồng, làm thức ăn cho động vật khác, diệt các sâu hại, hại hạt ngũ cốc, truyền bệnh. 3. Giảng bài mới GV: Tập tính của sâu bọ phong phú đa dạng Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu. - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành: + Theo dõi nội dung băng hình. + Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ + Có thái độ nghêm túc trong giờ học. - Giáo viên phân chia các nhóm thực hành. Hoạt động 2: Học sinh xem băng hình - Giáo viên cho HS xem băng lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình. - Giáo viên cho HS xem lại đoạn băng hình với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ. + Tìm kiếm, cất giữ thức ăn. + Sinh sản + Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ. - Học sinh theo dõi băng hình, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó. - Với những đoạn khó hiểu HS có thể trao đổi trong nhóm hoặc yêu cầu GV chiếu lại. Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình - Giáo viên dành thời gian để các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập của nhóm. - Giáo viên cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên những sâu bọ quan sát được. + Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài. + Nêu các cách tự vệ, tấn công của sâu bọ. + Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ. + Ngoài những tập tính có ở phiếu học tập em còn phát hiện thêm những tập tính nào khác ở sâu bọ. - HS dựa vào nội dung phiếu học tập, trao đổi nhóm, tìm câu trả lời. - GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên chữa bài. - Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi, sửa chữa. I. Yêu cầu II. Nội dung III. Thu hoạch 4. Củng cố và luyện tập Thu bài thu hoạch Nhận xét tinh thần học tập của Hs 5. Hướng dẫn Hs tự học ở nhà Ôn lại kiến thức 3 lớp của ngành chân khớp “ Giáp xác” “ Nhện” “ Sâu bọ” Xem bài “ Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp” Hoàn thành bảng 1,2,3 sgk/ 96,97 V. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: