Tiết 29, Bài 29: Truyền chuyển động - Trần Thị Tâm Như

I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:

- Hiểu được tại sao cần truyền chuyển động

- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động

II. Chuẩn bị

- Giáo viên:

+ Đọc bài 29 và các tài liệu liên quan

+ Các tranh bài 29

+ Mô hình, các đoạn phim về các ứng dụng bộ truyền động đai, bộ truyền động ăn khớp

- Học sinh:

+ Đọc trước bài 29

+ Tìm hiểu trước ứng dụng của các bộ truyền động

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29, Bài 29: Truyền chuyển động - Trần Thị Tâm Như", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29
BÀI 29
TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
Hiểu được tại sao cần truyền chuyển động
Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động
Chuẩn bị
Giáo viên: 
+ Đọc bài 29 và các tài liệu liên quan
+ Các tranh bài 29
+ Mô hình, các đoạn phim về các ứng dụng bộ truyền động đai, bộ truyền động ăn khớp
Học sinh:
+ Đọc trước bài 29
+ Tìm hiểu trước ứng dụng của các bộ truyền động
Tiến trình dạy học
Tổ chức ổn định lớp (1’)
Bài giảng mới
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
4’
9’
Giới thiệu bài
Cho HS quan sát hình ảnh và các đoạn phim về truyền chuyển động và làm BT: Chọn câu trả lời đúng:
Vật dẫn (bánh to) và Vật bị dẫn (bánh nhỏ):
a) Cùng một chuyển động (quay)
b) Không cùng một chuyển động
 c) Cả hai câu trên đều sai
Gọi HS làm BT
Cho HS quan sát tranh về các bộ truyền động và trả lời câu hỏi:
1) Các bộ phận của máy thường đặt:
a) Gần nhau
b) Xa nhau
c) Tiếp xúc nhau
2) Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay:
a) Không giống nhau
b) Giống nhau
c) Cả hai câu trên đều sai
Kết luận:
 Quan sát và xem phim
 Làm bài tập
 Chọn câu b đúng
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Câu 1: b đúng
Câu 2: a đúng
I- TẠI SAO CẦN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG 
Cần truyền chuyển động vì: Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau.
12’
Cho HS xem hình và chỉ ra tên gọi đúng với chi tiết
Cho HS quan sát mô hình bộ truyền động đai quay và trả lời câu hỏi: Vì sao bánh dẫn quay thì bánh bị dẫn quay theo?
Kết luận:
Cho HS làm bài tập sau:
Chọn câu trả lời đúng (Hoạt động nhóm)
1. Bộ truyền động đai có:
a. Cấu tạo đơn giản
b. Làm việc ồn
c. Có thể truyền chuyển động giữa các trục cách xa nhau
d. Cả ba câu trên đều sai
2. Bộ truyền động đai được sử dụng trong:
a. Máy khâu
b. Máy tiện.
c. Ô tô
d. Trong nhiều loại máy khác nhau 
Quan sát hình và chỉ ra chi tiết
Quan sát mô hình truyền động đai quay và trả lời câu hỏi: nhờ lực ma sát
Hoạt động nhóm (theo bàn) để làm bài tập 
Câu 1: đáp án a,c
Câu 2: đáp án d
II. BỘ TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
1. Truyền động ma sát – truyền động đai
a. Cấu tạo
Bộ truyền động đai gồm ba chi tiết:
- Bánh dẫn
- Bánh bị dẫn
- Dây đai
b. Nguyên lý làm việc
Khi bánh dẫn quay, nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm bánh bị dẫn quay
Đường kính
Tốc độ quay
Bánh dẫn 
Bánh bị dẫn 
 Tỉ số truyền được xác định bởi công thức:
c. Ứng dụng
- Bộ truyền động đai có cấu tạo đơn giản, làm việc ít ồn, êm. Được ứng dụng trong máy khâu, máy khoan, ôtô.. .
11’
Cho HS quan sát hình vẽ và chon câu trả lời đúng
1. Bộ truyền động bánh răng gồm:
1. Bánh dẫn 
2. Dây đai
3. Bánh bị dẫn
4. Cả ba câu trên đều đúng
2. Cho HS quan sát bộ truyền động xích và trả lời câu hỏi: Bộ truyền động xích gồm mấy chi tiết? 
Kết luận
Cho HS quan sát đoạn phim truyền động ăn khớp quay và trả lời câu hỏi:
Để hai bánh răng ăn khớp với nhau cần đảm bảo yếu tố gì ?
Hướng dẫn cho HS tìm hiểu tính chất của truyền động ăn khớp và công thức tính tỉ số truyền
Cho HS làm BT sau:
1. Bộ truyền động bánh răng dùng trong các máy thiết bị:
1. Đồng hồ
2. Hộp số xe đạp
3. Hộp số xe máy, ôtô..
4. Cả ba câu trên đều đúng
2. Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục trên:
1. Xe đạp
2. Xe máy
3. Máy nâng chuyển..
4. Cả ba câu trên đều đúng
Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi:
1: Đáp án 1,4
2. Bộ truyền động xích gồm:
1. Đĩa dẫn
2. Đĩa bị dẫn
3. Xích
Quan sát và trả lời : 
Khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.
Làm bài tập theo bàn:
Câu 1: đáp án 1,3
Câu 2: đáp án 4
2. Truyền động ăn khớp
a. Cấu tạo
Bộ truyền động bánh răng gồm: Bánh dẫn, bánh bị dẫn
Bộ truyền động xích gồm: đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích
b. Tính chất
Số răng
Tốc độ quay
Bánh dẫn 
Bánh bị dẫn 
c. Ứng dụng
- Bộ truyền động bánh răng được dùng trong nhiều hệ thống truyền động như: đồng hồ, hộp số xe máy
- Bộ truyền động xích dùng trong xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển
Củng cố bài (5’)
Điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
1. Các bộ phận của máy thường đặt.......và có tốc độ quay....... giống nhau.
2. Các bộ truyền chuyển động gồm có: truyền động ma sát - truyền động ..... và truyền động ....... 
3. Tỉ số truyền được xác định:
Bài tập về nhà. (3’)
1. Cho HS quan sát đoạn phim và trả lời câu hỏi:
Có mấy bộ truyền động? Đó là những bộ truyền nào?
2. Bài tập: 
Một bộ truyền động đai có = 30cm, tốc độ quay = 45 v/p, có tỉ số truyền i = 3
Tính , .
Nếu giảm xuống 2 lần thì thay đổi như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 29. Truyền chuyển động - Trần Thị Tâm Như - Trường THCS Phú Mỹ.doc