Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
* Cho HS quan sát hình 30.1 kết hợp với mô hình
- Em nào biết, tại sao kim máy khâu chuyển động tịnh tiến được?
- Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai.
* Cho HS điền vào chỗ trống SGK, sau đó kết luận như bên nội dung.
Tiết 29 Bài 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG A. MỤC TIÊU: Theo sách giáo viên B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: Chuẩn bị theo sách giáo viên C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra: - Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau? - Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn của líp? 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Từ 1 dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động. Biến đổi chuyển động là khâu nối giữa động cơ ra các bộ phận công tác của máy. Để hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của 1 số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Biến đổi chuyển động” NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/ Tại sao cần biến đổi chuyển động? - Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy. Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao cần phải biến đổi chuyển động? * Cho HS quan sát hình 30.1 kết hợp với mô hình - Em nào biết, tại sao kim máy khâu chuyển động tịnh tiến được? - Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp, thanh truyền và bánh đai. * Cho HS điền vào chỗ trống SGK, sau đó kết luận như bên nội dung. * Quan sát hình vẽ và mô hình - Nhờ các cơ cấu biến đổi chuyển động. - Chuyển động của bàn đạp là chuyển động lắc, thanh truyền chuyển động lên xuống, bánh đai là chuyển động quay tròn. II/ Một số cơ cấu biến đổi chuyển động 1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến a. Cấu tạo: - Tay quay 1; Thanh truyền 2; con trượt 3; giá đỡ 4 b. Nguyên lý hoạt động: c. Ứng dụng: - Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô, má kẹp êtô, bàn ép 2- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc a. Cấu tạo: - Tay quay 1; Thanh truyền 2; thanh lắc 3; giá đỡ 4. Chúng được ghép với nhau bằng các khới quay. b. Nguyên lý hoạt động: c. Ứng dụng: Hoạt động 3: Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động * GV treo tranh hình 30.2 SGK kết hợp với mô hình - Em hãy mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay – thanh trượt. - Khi tay quay 1 quay đều, thì con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào? - Khi nào con trượt 3 sẽ đổi hướng chuyển động? - Cơ cấu này thường được ứng dụng trên những máy nào mà em biết? * Cho HS quan sát hình 30.4 và mô hình: Chọn AD làm giá, quay đều thanh AB quanh điểm A. Thao tác chậm để HS quan sát. - Cơ cấu tay quay – Thanh lắc gồm mấy chi tiết? Chúng được ghép nối với nhau như thế nào? - Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào? - Có thể biến đổi chuyển động lắc thành chuyển động quay được không? Cho ví dụ. - Cơ cấu này thường được ứng dụng trên những máy nào mà em biết? * Quan sát tranh vẽ và mô hình - Tay quay 1; Thanh truyền 2; con trượt 3; giá đỡ 4 - Con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ. - Trả lời theo SGK - Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô, má kẹp êtô, bàn ép * Quan sát hình 30.4 , mô hình và thao tác của GV cho AB quay quanh điểm A. - Gồm 4 chi tiết: Tay quay 1; Thanh truyền 2; thanh lắc 3; giá đỡ 4. Chúng được ghép với nhau bằng các khới quay. - Thanh CD sẽ lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. - Có. Ví dụ như xe của người tàn tật. - Máy khâu, máy tuốt lúa, xe của người tàn tật 4/ Tổng kết bài học: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. - Yêu cầu HS tìm hiểu những cơ cấu biến đổi chuyển động khác mà em biết trong thực tế. - Tìm thêm ví dụ về biến đổi chuyển động. 5/ Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Đọc phần ghi nhớ ở cuối bài. - Sưu tầm thêm các cơ cấu biến đổi chuyển động. * Bài sắp học: - Đọc trước bài thực hành “Truyền và biến đổi chuyển động” - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như mục III trang 108 SGK; các thiết bị như ở mục I trang 108 SGK
Tài liệu đính kèm: