Tiết 29, Bài 31: Thực hành Truyền chuyển động - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- HIểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền chuyển động.

- Tháo lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động.

- Có tác phong làm việc đúng quy trình.

B- Chuẩn bị.

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các bộ truyền chuyển động.

HS: Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành. Ôn lại cấu tạo và nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển truyển động.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 29, Bài 31: Thực hành Truyền chuyển động - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29.
Tuần 15.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
Bài 31: Thực hành.
Truyền chuyển động.
Mục tiêu.
HIểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền chuyển động.
Tháo lắp được và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động.
Có tác phong làm việc đúng quy trình.
Chuẩn bị.
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK và các tài liệu tham khảo. Chuẩn bị các bộ truyền chuyển động.
HS: Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành. Ôn lại cấu tạo và nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển truyển động.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Mô tả cấu tạo và nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển động: Đai, bánh răng, xích.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	Trong các bài học trước các em đã được tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của các bộ truyền chuyển động. Để kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền chuyển động này trong thực tế chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay, thực hành: Truyền chuyển động.
	Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
GV phát đồ dùng cho học sinh theo từng nhóm.
Yêu cầu học sinh thực hiện theo trình tự hướng dẫn của giáo viên: Mỗi nhóm thực hiện trên một bộ truyền chuyển động.
GV hướng dẫn và làm mẫu.
Học sinh quan sát và thực hiện.
Đo đường kính đai, đếm số răng của cá bánh răng và đĩa xích.
Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính bánh đai(dơn vị đo là mm)
Đánh dấu để đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích, ghi số liệu đo và đếm được vào báo cáo thực hành.
Lắp các bộ truyền chuyển động và kiểm tra tỉ số truyền.
Lắp ráp bộ truyền chuyển động vào giá đỡ.
Đánh dấu vào một điể m củâ bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh bị dẫn.
Ghi kết quả đo và đếm được vào báo cáo thực hành.
Kiểm tra tỉ số truyền: Điền các số liệu cần thiết vào bảng trong báo cáo thực hành, tính toán tỉ số truyền thực tế và so sánh với tỉ số truyền trên lí thuyết.
Củng cố.
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình thực hiện.
Chấm điểm một số nhóm.
Hướng dẫn về nhà.
Dọn vệ sinh nơi thực hành.
Thu dọn và nộp đồ dùng.
.
Tiết 30 .
Tuần 15.
Thứ  ngàytháng.năm 200..
ôn tập phần cơ khí.
Mục tiêu.
Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học ở phần cơ khí.
Củng cố kiến thức trọng tâm trong phần cơ khí.
Chuẩn bị.
GV:Bảng hệ thống hoá kiến thức. Hệ thống câu hỏi ôn tập.
HS: Ôn tập hệ thống kiến thức trong phần cơ khí.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài ôn tập.
	Hoạt động 1: Nội dung ôn tập phần cơ khí.
Kim loại đen.
Kim loại màu.
Vật liệu kim loại
Vật liệu cơ khí.
Chất dẻo.
Cao su.
Vật liệu phi kim loại.
Dụng cụ đo.
Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
Dụng cụ gia công.
Dụng cụ.
Dụng cụ và pp gia công cơ khí.
Cưa và đục kim loại.
Dũa và khoan kim loại.
Phương pháp gia công
Ghép bằng đinh tán.
Ghép bằng hàn.
Mối ghép không tháo được.
Ghép bằng ren.
Ghép bằng then và chốt.
Chi tiết máy và lắp ghép.
Mối ghép tháo được
Khớp tịnh tiến.
Khớp quay.
Các loại khớp động.
Truyền độngma sát, truyền động ăn khớp.
Truyền chuyển động
Truyền và biến đổi chuyển động.
Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
Biến đổi chuyển động
Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.
Hoạt động 2: Hệ thống câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Muốn chọn vật liệu cho một sảnn phẩm cơ khí, người ta phải dựa vào những yếu tố nào?
Câu 2: Dựa vào dấu hiệu nào để nhạn biết và phân biệt các vật liệu kim loại?
Câu 3: Nêu phạm vi ứng dụng của các phương pháp gia công kim loại?
Câu 4: Lập sơ đồ phân loại các loại mối ghép, khớp nối. Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho mỗi loại?
Câu 5: Tại sao trong máy cần phải truyền và biến đổi chuyển động?
Câu 6: Cần truyền chuyển động quay từ trục 1 với tốc độ là n1(Vòng/phút) tới trục 3 có tốc độ n3<n1 hãy: 
	- Chọn phương án và biểu diễn cơ cấu truyền động.
	- Nêu ứng dụng của cơ cấu này trong thực tế.
4- Củng cố.
- Gv yêu cầu học sinh hoàn thành bài ôn tập.
- GV nhấn mạnh trong tâm của toàn chương.
Hướng dẫn về nhà.
Ôn tập kiến thức trọng tâm của toàn chương.
Chuẩn bị đồ dùng và ôn tập những bài thực hành cho tiết sau kiểm tra thực hành 1 tiết.
.
Hết tuần 15.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 31. Thực hành - Truyền và biến đổi chuyển động - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An Đức (2).doc