Tiết 3, Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc - Đặng Thị Thúy Hằng

A. Mục tiêu :

_ Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau

_ Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a

_ Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng

_ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước

B. Chuẫn bị :

 - GV: Giáo án, êke, thước giấy rời

 - HS: Học bài cũ, SGK,SBT

 - Phương pháp giảng dạy chính : Nêu vấn đề

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1809Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc - Đặng Thị Thúy Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 30/08/2010
Tiết3- Bài2: hai đường thẳng vuông góc
A. Mục tiêu :
_ Hiểu được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau
_ Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a
_ Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng 
_ Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước
B. Chuẫn bị :
 - GV: Giáo án, êke, thước giấy rời
 - HS: Học bài cũ, SGK,SBT
 - Phương pháp giảng dạy chính : Nêu vấn đề
C. Tổ chức hoạt động dạy- học
HĐ của GV- HS
Nội dung
* Gọi 1 HS lên bảng trả lời :
+ Thế nào là hai góc đối đỉnh.
+ Nêu tính chất hai góc đối đỉnh.
+ Vẽ góc xAy = 900 Vẽ góc tAu đối đỉnh với góc xAy.
GV cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá bài của bạn.
GV : tu và xy là 2 góc đối đỉnh nên ty; xu là hai đường thẳng cắt nhau tại A, tạo thành 1 góc vuông ta nói đường thẳng ty; và xuvuông góc với nhau. Đó là nội dung bài học hõm nay
HĐ1:Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
?1: Lấy một tờ giấy gấp hai lần như hình 3 (Sgk) .Trải phẳng tờ giấy ra rồi quan sát các nếp gấp và các góc tạo thành bởi các nếp gấp đó
Hai nếp gấp là hai đường thẳng , hai đường thẳng này cắt nhau tại một điểm và tạo thành bốn góc có số đo bằng nhau 
?2: ở hình 4, hai đường thẳng xx’
và yy’ cắt nhau tại O và góc xOy
vuông. Khi đó các góc yOx’,x’Oy’,y’Ox cũng đều là những góc vuông .Vì sao ? 
GV hướng dẫn HS tập lập luận
GV: Khi xx’và yy’ là hai đường thẳng vuông góc (và cắt nhau tại O) ta còn nói : 
Đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’(tại O ) hoặc đường yy’ vuônggóc với đường thẳng xx’(tại O), hoặc hai đường thẳng xx’, yy’ vuông góc với nhau ( tại O )
HĐ2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc
?3 : Vẽ phát hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau và viết kí hiệu
?4 : Cho một điểm O và một đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng a’đi qua O và vuông góc với đường thẳng a
HĐ3:Đường trung trực của đoạn thẳng 
Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta cũng nói: Hai điểm A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng xy
GV : Cho bài toán : 
Cho đoạn AB. Vẽ trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB.
Gọi lần lượt 2 HS lên bảng vẽ. Học sinh cả lớp vẽ vào vở.
GV: Giới thiệu : Đường thẳng d gọi là đường trung trực của đọan AB.
GV : Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là gì ?
GV: Đưa định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng lên bảng phụ và nhấn mạnh hai điều kiện (vuông góc, qua trung điểm).
GV : Giới thiệu điểm đối xứng. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
GV : Muốn vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng ta vẽ như thế nào ? 
GV Cho HS làm bài tập :
Cho đoạn thẳng CD = 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy? Gọi 1 HS nêu trình tự cách vẽ.
* Ngoài cách vẽ của bạn, em còn cách vẽ nào khác ?
HĐ4: Củng cố -Luyện tập
1)Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc? Lấy ví dụ thực tế về hai đường thẳng vuông góc.
2) Bảng trắc nghiệm : Nếu biết hai đường thẳng xy và tz vuông góc với nhau tại O thì ta suy ra điều gì? Trong số những câu trả lời sau thì câu nào sai? Câu nào đúng?
a)Hai đường thẳng xy và tz cắt nhau tại O.
b)Hai đường thẳng xy và tz cắt nhau tạo thành một góc vuông.
c) Hai đường thẳng xy và tz tạo thành 4 góc vuông
d) Mỗi đường thẳng là đường phân giác của một góc bẹt. (với bài 2 nếu có 2 bảng trắc nghiệm sẽ tổ chức cho 2 đội chơi thi bấm nhanh đèn đúng và sai để đánh giá sự hiểu bài của HS.
I.Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
Định nghĩa :
Hai đường thẳng xx’,yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là xx’ yy’
 y
 x’ x
 O 
 y’
?2
xOy + yOx’=180o(Hai góc kề bù)
90o + yOx’ = 180o 
Suy ra yOx’ = 180o - 90o = 90o
x’Oy’ = yOx = 90o ( Hai góc đđ )
y’Ox = yOx’ = 90o (Hai góc đđ )
II) Vẽ hai đường thẳng vuông góc
 Cách vẽ : ( Sgk / 85)
Ta thừa nhận tính chất sau :
Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước
 a
 a’ O
 Kí hiệu : a a’
III) Đường trung trực của đoạn thẳng 
Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy
 x
 A B
 O
 y
* HS : Ta có thể dùng thước và êke để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
HS : - Vẽ đoạn CD = 3 cách mạng
- Xác định H ( CD sao cho CH = 1,5 cm
- Qua H vẽ đường thẳng d ( CD, d là đường trung trực của đoạn CD.
HS gấp giấy sao cho điểm C trùng với điểm D. Nếp gấp chính là đường thẳng d là đường trung trực của đoạn AD
Luyện tập
HS : Nhắc lại định nghĩa SGK.
Ví dụ : Hai cạnh kề của một hình chữ nhật.
- Các góc nhà .
a) Đúng.
b) Đúng.
c) Đúng.
d) Đúng.
HĐ5: Hướng dẫn về nhà
* Học thuộc định nghĩa hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
* Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
 Bài tập : Bài 13, 14, 15, 16 (trang 86, 87 SGK)
 Bài 10, 11 (trang 75 SBT)
D. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Hai đường thẳng vuông góc - Đặng Thị Thuý Hằng- Trường THCS Hưng Đồng - TP Hà Tĩnh.doc