Tiết 3, Bài 3: Tế bào - Năm học 2010-2011

1. kiến thức

- hs nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào( lưới nội chất, riboxôm, ti thể, bộ máy gôn gi, trung thể, ), nhân ( nhiễm sắc thể, nhân con).

- hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.

- chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

2. kĩ năng

- rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức.

- rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ

 giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2580Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Tế bào - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 20/8/2010
	Ngày dạy : 26/8/2010 
Tiết 3 - Bài 3: tế bào
I. mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Hs nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào( lưới nội chất, Riboxôm, ti thể, bộ máy gôn gi, trung thể,), nhân ( Nhiễm sắc thể, nhân con).
- Hs phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình để tìm kiến thức.
- Rèn tư duy suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
 Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
II. chuẩn bị của giáo viên – học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 3.1; 4.1; 4.4 SGK 
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 3.1; 3.2.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài 3: Tìm hiểu về cấu tạo chung của tế bào và chức năng của các thành phần.
III. Phương pháp dạy học
Kết hợp nhiều phương pháp như: Hoạt động nhóm, Quan sát tìm tòi, Làm việc với SGK, tư duy,.
Iv. tiến trình bài dạy
A. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau.
1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:
a. Trái ngược nhau. 	 c. Thống nhất nhau.
b. Lấn át nhau. 	d. a và b đúng.
2. Sự biến đổi thức ăn vào cơ thể thành những chất cần thiết cho cơ thể là chức năng của:
a. hệ tiêu hóa. 	c. hệ bài tiết.
b. hệ tuần hoàn. 	d. hệ hô hấp.
Câu hỏi 2: Tại sao nói cơ thể là một khối thống nhất? Sự thống nhất của cơ thể do đâu? cho 1 VD chứng minh?
B. Bài mới:
* Mở bài:
- Gv: Đặt vấn đề : “Cơ thể dù đơn giản hay phức tạp đều được cấu tạo từ tế bào”
- Gv: Treo H 4.1 đến 4.4 phóng to, giới thiệu các loại tế bào cơ thể.
à Yêu cầu Hs : Nhận xét về hình dạng, kích thước, chức năng của các loại tế bào?
- Gv: Giới thiệu:
Tế bào khác nhau ở các bộ phận nhưng đều có đặc điểm giống nhau
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 1: Cấu tạo tế bào
- Gv: Yêu cầu Hs quan sát H 3.1 và thực hiện lệnh SGK vào vở bài tập.
+ Hãy trình bày cấu tạo một tế bào điển hình?
- Gv: Treo tranh H 3.1 câm phóng to để Hs lên chỉ và trình bày cấu tạo của tế bào trước lớp. 
- Gv: Yêu cầu Hs chốt kiến thức.
- Hs: Quan sát kĩ H 3.1 và ghi nhớ kiến thức. Hoạt động cá nhân trả lời và hoàn thiện vở bài tập.
à Tế bào gồm: Màng, tế bào chất, nhân.
- Hs: 1-2 Hs lên bảng chỉ trên tranh.
à Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs: Chốt kiến thức và khắc sâu kiến thức
Tiểu kết: Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
	+ Màng
	+ Tế bào chất gồm nhiều bào quan
	+ Nhân
Nội dung 2: Chức năng của các bộ phận trong tế bào
- Gv: Yêu cầu Hs đọc và nghiên cứu bảng 3.1 để ghi nhớ chức năng các bào quan trong tế bào.
à Yêu cầu Hs thảo luận nhóm thực hiện lệnh SGK vào vở bài tập.
+ Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào?
- Gv: Gợi ý Hs trả lời lệnh thông qua hệ thống câu hỏi:
+ Màng sinh chất có vai trò gì? Tại sao?
+ Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của tế bào?
+ Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
+ Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
+ Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng, chất tế bào và nhân?
- Gv: Tổ chức thảo luận toàn lớp thống nhất câu trả lời.
- Gv: Đặt vấn đề tìm hiểu:
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
à Gv: Giảng giải vì Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào.
- Hs: Hoạt động cá nhân nghiên cứu bảng 3.1 và ghi nhớ kiến thức.
à Thảo luận nhóm bàn thực hiện lệnh SGK.
- Hs: Hoạt động cá nhân dựa vào bảng 3 để trả lời:
à Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.
à Giúp tổng hợp và vận chuyển các chất.
à Lấy từ ti thể.
à Vì nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
à.
-Hs: Thảo luận toàn lớp thống nhất câu trả lời à Hoàn thiện vở bài tập.
- Hs: Hoạt động cá nhân trả lời.
à Vì tế bào cũng có quá trình trao đổi chất và phân chia.
à Hs: Ghi nhận – khắc sâu kiến thức.
Tiểu kết: 
Bảng 3.1
Nội dung 3: Thành phần hoá học của tế bào
- Gv: Yêu cầu Hs đọc Ê mục III SGK và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết thành phần hoá học chính của tế bào?
+ Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên tế bào có ở đâu?
+ Tại sao trong khẩu phần ăn mỗi người cần có đủ prôtêin, gluxit, lipit, vitamin, muối khoáng và nước?
- Gv: Thông qua đó liên hệ khẩu phần ăn của mỗi người đảm bảo sức khỏe.
- Gv: Chốt kiến thức.
- Hs: Hoạt động cá nhân nghiên cứu Ê SGK để trả lời:
+ C, H, O, N,
+ Các nguyên tố hoá học đó đều có trong tự nhiên.
+ Ăn đủ chất để xây dựng tế bào giúp cơ thể phát triển tốt.
- Hs: Ghi nhận và liên hệ bản thân và gia đình. Từ đó lập khẩu phần ăn hợp lí cho gia đình và bản thân.
Tiểu kết: Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ
a. Chất hữu cơ:
+ Prôtêin: C, H, O, S, N.
+ Gluxit: C, H, O (tỉ lệ 1C:2H: 1O)
+ Lipit: C, H, O (tỉ lệ O thay đổi tuỳ loại)
+ Axit nuclêic: ADN, ARN.
b. Chất vô cơ: Muối khoáng chứa Ca, Na, K, Fe ... và nước.
Nội dung 4: Hoạt động sống của tế bào
- Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu kĩ sơ đồ H 3.2 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Hằng ngày cơ thể và môi trường có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ Kể tên các hoạt động sống diễn ra trong tế bào.
+ Hoạt động sống của tế bào có liên quan gì đến hoạt động sống của cơ thể?
à Qua H 3.2 hãy cho biết chức năng của tế bào trong cơ thể là gì?
-Gv: Tổ chức thảo luận nhóm thống nhất đáp án à yêu cầu Hs hoàn thiện lệnh SGK vào vở bài tập.
- Gv: Liên hệ chức năng của tế bào như chính bản thân mỗi con người trong xã hội. Từ đó đề cao vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tao môi trường, xã hội.
à Yêu cầu Hs kể tên các hành động bảo vệ môi trường và xã hội của bản thân các em.
- Gv: Yêu cầu Hs chốt kiến thức.
à Chốt kiến thức bài học.
- Hs: Nghiên cứu kĩ H 3.2, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
à Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxi, chất hữu cơ, nước, muối khoáng cung cấp cho tế bào trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và thải cacbonic, chất bài tiết.
à Trao đổi chất, lớn lên, phân chia,cảm ứng.
à Hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
à Hoạt động trao đổi chất giúp tế bào lớn lên và phân chia à Cơ thể lớn lên và phân chia.
à Hoạt động cảm ứng giúp cơ thể phản ứng với kích thích.
à Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống.
- Hs: Thảo luận toàn lớp rút ra kết luận.
à Hoàn thiện vở bài tập.
- Hs: Ghi nhận thông tin – liên hệ bản thân, gia đình để đề ra các biện pháp bảo vệ và cải tạo xã hội, môi trường.
- Hs: Chốt kiến thức 
à Đọc kết luận SGK.
Tiểu kết:
- Hoạt động của tế bào gồm: trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng.
- Hoạt động sống của tế bào liên quan đến hoạt động sống của cơ thể 
+ Trao đổi chất của tế bào là cơ sở trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.
+ Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài.
=> Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
* Kết luận chung : SGK/12
C. Kiểm tra đánh giá
Câu hỏi 1: Cho HS làm bài tập 1 (Tr 13 – SGK)
Câu hỏi 2: Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:
“Nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì:”
a. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào.
b. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể.
c. Khi toàn bộ các tế bào chết thì cơ thể sẽ chết.
d. a và b đúng.
à Đáp án: d đúng
D. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 2 (Tr13- SGK)
- Đọc mục “Em có biết”
- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào vào vở, học thuộc tên các thành phần của tế bào, chức năng.
- Ôn tập phần mô ở thực vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tế bào (4).doc