Tiết 3, Bài 3: Tôn trọng người khác (Bản đẹp)

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác và biểu hiện của tôn trọng người khác.

- Vì sao trong xã hội mọi người cần phải tôn trọng người khác.

2. Kỹ năng:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác trong cuộc sống.

- Biết rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi.

3. Thái độ:

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những hành vi không tôn trọng người khác.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên:

+ SGK, SGV GDCD lớp 8.

+ Tìm thêm nhiều dẫn chứng về biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày.

+ Sưu tầm một số mẫu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.

+ Bảng phụ.

+ Tranh ảnh.

 

doc 8 trang Người đăng giaoan Lượt xem 8149Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 3, Bài 3: Tôn trọng người khác (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: / / 
Tiết 3 Khối lớp: 8
GIÁO ÁN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác và biểu hiện của tôn trọng người khác.
Vì sao trong xã hội mọi người cần phải tôn trọng người khác.
Kỹ năng:
HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác trong cuộc sống.
Biết rèn luyện thói quen tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hành vi.
Thái độ:
Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập tấm gương của những người tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những hành vi không tôn trọng người khác.
 Chuẩn bị của GV và HS:
Giáo viên:
+ SGK, SGV GDCD lớp 8.
+ Tìm thêm nhiều dẫn chứng về biểu hiện của hành vi tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày.
+ Sưu tầm một số mẫu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
+ Bảng phụ.
+ Tranh ảnh.
Học sinh: đọc trước bài ở nhà.
Các kỹ năng cơ bản:
Kỹ năng tư duy phê phán.
Kỹ năng phân tích so sánh.
Kỹ năng ra quyết định.
Phương pháp:
Phương pháp nêu vấn đề.
Phương pháp thảo luận nhóm.
Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại và nêu gương.
Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi 1: Thế nào là liêm khiết? Nêu ý nghĩa?
Câu hỏi 2: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính liêm khiết.
Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Khám phá (3 phút): 
GV cho HS xem tranh về người thanh niên hút thuốc lá trong bệnh viện.
GV yêu cầu HS nhận xét về bức tranh trên.
HS suy nghĩ và trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: mỗi năm ở Việt Nam có khoản 40.000 người chết vì thuốc lá, nước ta nằm trong tốp 15 nước dẫn đầu về số người hút thuốc lá. Trong bức ảnh là người thanh niên đang hút thuốc trong bệnh viện nơi công cộng, điều này cho thấy: người thanh niên không những không tôn trộng luật lệ, nội quy của bệnh viện, mà còn không tôn trọng người khác, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bởi khói thuốc. Tôn trọng người khác cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người. Vậy thì, thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có những biểu hiện nào? Và có ý nghĩa ra sao đối với bản thân chúng ta nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung? Đó là những nội dung của bài học hôm nay mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
10 phút
*Hoạt động 2: GV sử dụng PP thảo luận nhóm và nêu vấn đề để khai thác phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc to, rõ ba tình huống trong SGK phần đặt vấn đề.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, đặt câu hỏi cho mỗi nhóm (GV chuẩn bị câu hỏi trước trong bảng phụ), yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong 4 phút, các nhóm chỉ ghi ý chính và cơ bản vào bảng phụ, sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày.
+ Nhóm 1+2: Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?
+ Nhóm 3+4: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Hải đã có những suy nghĩ như thế nào? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
+ Nhóm 5+6: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
+ Nhóm 7+8: Trong 3 hành vi trên, hành vi nào chúng ta cần học tập, hành vi nào chúng ta cần phê phán? Vì sao?
- HS tiến hành thảo luận trong 4 phút, cử ra thư kí của nhóm, và cử người đại diện lên trình bày. 
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS chú ý lắng nghe và tiếp thu.
I. Đặt vấn đề.
- Nhóm 1+2: Mai là một HS giỏi, không kiêu căng, coi thường người khác; luôn lễ phép với thầy cô giáo và người trên; sống chan hòa, nhiệt tình, vô tư, gương mẫu." Hành vi của Mai sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý.
- Nhóm 3+4: Các bạn trêu trọc Hải vì Hải là người da đen. Hải không buồn vì bị phân biệt mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha." Hải biết tôn trọng cha mình.
- Nhóm 5+6: Quân và Hùng đọc truyện, cười đùa trong lớp. Quân và Hùng không tôn trọng người khác.
- Nhóm 7+8:
+ Hành vi cần học tập là hành vi của Mai và Hải, vì biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác.
+ Hành vi cần phê phán là hành vi của Quân và Hùng, vì không biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác.
15 phút
*Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV hỏi: Vậy, qua 3 tình huống trên, em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS ghi bài vào vở.
*GV chuyển ý: chúng ta đã hiểu được thế nào là tôn trọng người khác, nhưng không phải hành vi tôn trọng người khác dễ dàng thực hiện và đơn giản, chúng ta cần biết phân biệt giữa tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác. Vậy, tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác được biểu hiện qua những hành vi nào? Chúng ta sang phần tiếp theo.
- GV hỏi: Khi GV giảng bài em phải như thế nào? Hoặc khi giao tiếp với bạn em, trong lúc bạn em nói chuyện, em phải như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận. (“biết lắng nghe, ta càng hiểu, càng khôn và càng biết khiêm tốn hơn”)
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
- GV hỏi: Đối với thầy cô giáo, người lớn tuổi, các em phải cư xử như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở.
- GV yêu cầu HS nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện cách cư xử lễ phép, lịch sự với người khác?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung thêm: ăn coi nồi, ngồi coi hướng; ăn có lời, mời có kiến; kính già yêu trẻ; gọi bảo gọi vâng; khó mà biết lẽ biết lời-biết ăn biết ở hơn người giàu sang
- GV (chuẩn bị tranh ảnh trước về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký) cho HS xem tranh ảnh trên bảng và hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh trên?
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, giảng giải thêm và kết luận: Nguyễn Ngọc Ký là một trong những tấm gương sáng và bất hữu để chúng ta tôn trọng và thực hiện theo. Ông biết vượt qua số phận, khắc phục khuyết điểm lớn nhất của cuộc đời mình đó là bị tật nguyền cả 2 tay, ông đã viết bằng 2 chân và viết lên cả cuộc đời của ông để mọi người kính phục và học hỏi theo ông.
Bài học rút ra cho chúng ta: chúng ta phải biết thừa nhận và học hỏi theo những tấm gương sáng, những điểm mạnh của người khác; và đặc biệt chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng đối với những người bị tàn tật, tật nguyền.
- GV (chuẩn bị tranh ảnh trước về xâm phạm tài sản của người khác) cho HS xem tranh ảnh trên bảng và hỏi: Em có nhận xét gì về hình ảnh trên?
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, giảng giải thêm và kết luận: chúng ta không được xâm phạm tài sản riêng của người khác, vì đó là công sức, là sức lao động vất vả của con người làm ra; xâm phạm tài sản của người khác không những bị dư luận xã hội phê phán vì đã vi phạm chuẩn mực đạo đức của xã hội, mà còn bị pháp luật trừng phạt tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà xử lý. GV liên hệ thực tế, hiện nay có nhiều thành phần lười lao động, lại thích xài tiền, nên đã gây ra nhiều tệ nạn xã hội như: cướp của, giết người, lừa gạc người khác để lấy tiền nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, các em tuyệt đối không được học hỏi và làm theo những hành vi đó. Nhiệm vụ chính của các em là học tập tốt, học tập cũng là một dạng lao động, thuộc lao động trí óc, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này kỹ hơn trong bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo.
- GV cho VD và đặt câu hỏi cho HS: trong lớp em, không phải bạn nào cũng có sở thích và thói quen giống nhau, bạn thì thích nói chuyện nhiều, bạn lại nói chuyện ít, bạn thích thời trang này, bạn lại thích thời trang khácvậy đối với những sở thích và thói quen khác nhau của bạn em như vậy, thì em phải có thái độ như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận. (cười người chớ vội cười lâu-cười người hôm trước hôm sau người cười).
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào vở.
*Hoạt động thực hiện hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác.
- GV yêu cầu HS tìm một số biểu hiện của tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác tương ứng với các địa điểm trong bảng.
Hành vi
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng người khác
Địa điểm
Gia đình
Kính trọng, vâng lời cha mẹ, nhường nhịn, yêu thương, quý mến em
Xấu hổ vì bố đạp xích lô
Lớp-trường
Giúp đỡ bạn bè
Chê bạn nhà nghèo
Công cộng
Nhường chỗ cho người già trên xe buýt
Dẫm lên cỏ, đùa nghịch trong công viên
- GV giảng giải thêm: tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Song, tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ: không coi khinh, miệt thị, xúc phạm đến danh dự hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích họ, mà phải phân tích, chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ. Tôn trọng người khác được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, thái độ, hành động và lời nói.
*GV chuyển ý: GV cho HS xem 2 bức tranh về Bác Hồ quan tâm người già và trẻ em.
- GV hỏi: em có nhận xét gì về 2 bức tranh trên?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung thêm và kết luận: Bác Hồ với cương vị là một Chủ Tịch nước, nhưng Bác luôn xem mình như bao người bình thường khác. Bác luôn tôn trọng, yêu thương mọi người, không phận biệt dân tộc, giai cấp từ cụ già, phụ nữ đến trẻ em nhi đồng. Chính vì vậy, tất cả mọi người chúng ta luôn luôn tôn trọng và kính yêu Bác bởi tấm lòng bao la và cao thượng của Bác.(“đời đời nhớ ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh”).
- GV hỏi tiếp: vậy việc tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào vở.
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác.
Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác; thể hiện được lối sống văn hóa của mỗi người.
2. Biểu hiện.
- Biết lắng nghe.
- Biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác.
- Biết thừa nhận học hỏi điểm mạnh của người khác.
- Không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí của người khác.
- Tôn trọng những sở thích, thói quen của người khác.
3. Ý nghĩa.
- Người biết tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
7 phút
*Hoạt động 4: hoạt động mở rộng.
- GV kể một câu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ thể hiện sự tôn trọng người khác. Lúc sinh thời, khi Bác là Chủ Tịch nước, Bác sống và làm việc rất giản dị, và đặc biệt Bác rất tôn trọng người khác dù là người lớn tuổi hay trẻ em. Một hôm, vào giờ nghỉ trưa của Bác, có một cụ già muốn xin vào gặp Bác, chú bảo vệ không cho cụ vào vì là giờ nghỉ trưa của Bác, hãy để Bác được nghỉ ngơi. Khi nghe chuyện, Bác đã cho người mời ông cụ vào gặp Bác, Bác ngồi tiếp chuyện với ông cụ cả buổi, cho đến chiều, Bác mời ông cụ ở lại dùng cơm chiều với Bác, nhưng ông cụ đã từ chối vì đường xa nên phải ra về. Bác đã cho người đưa ông cụ về tận nơi một cách an toàn. 
- GV hỏi: qua câu chuyện trên, các em hãy cho cô biết, Bác Hồ thể hiện sự tôn trọng người khác ở những việc làm nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và giảng giải thêm: Bác Hồ là một vị Chủ Tịch nước, nhưng Bác luôn đặt mình ở vị trí như một người dân bình thường, Bác không tự cao tự đại, không coi thường người khác, luôn hòa đồng với mọi người, và luôn tôn trọng người khác. Bác là một tấm gương sáng để chúng ta học hỏi theo.
- GV hỏi tiếp: Bác Hồ với cương vị là một Chủ Tịch nước, nhưng Bác lại thể hiện sự tôn trọng người khác như vậy, vậy còn bản thân các em là một HS THCS, em cần rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?
- HS suy nghĩ, liên hệ bản thân và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và uốn nắn, giáo dục ý thức tôn trọng người khác cho HS: vâng lời bố mẹ, lắng nghe GV giảng bài, lắng nghe ý kiến của bạn, biết phê bình bạn để bạn tiến bộ, giúp đỡ bạn bè, nhường chỗ cho người già trên xe buýt, tôn trọng người bị tàn tật, tật nguyền, phụ nữ mang thai và đối với cả trẻ em
Hoạt động 5: rèn luyện, củng cố: (5 phút)
GV yêu cầu HS làm bài tập tình huống sau đây: An là một HS nghèo trong lớp 8A, vì gia đình khó khăn nên An chỉ mặc một bộ đồng phục đi học. Bộ đồng phục của An đã rất cũ, bạc màu, và có nhiều chỗ vá. Lan và Tuấn thường hay trêu trọc và khinh miệt An, không chơi chung với An vì cho rằng An không xứng đáng.
Theo em, hành vi và thái độ của Lan và Tuấn đúng hay sai? Nếu cho Lan và Tuấn một lời khuyên, em sẽ nói gì?
HS suy nghĩ và trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và giảng giải thêm. (áo rách cốt cách người thương; cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười)
*GV chốt lại nội dung bài học: trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều mối quan hệ khác nhau xung quanh chúng ta, nhưng không phải mối quan hệ nào cũng diễn ra tốt đẹp và thuận lợi. Mỗi chúng ta cần có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng người khác và tôn trọng lẫn nhau, thực hiện những quy định chung của cộng đồng Đó chính là cơ sở để xây dựng quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, văn minh và tốt đẹp hơn.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài.
Làm các bài tập trong SGK trang 10.
Đọc trước phần đặt vấn đề của bài 4: GIỮ CHỮ TÍN.
Trả lời những câu hỏi gợi ý.
Sưu tầm một số mẫu chuyện, ca dao, tục ngữ nói về giữ chữ tín.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Tôn trọng người khác.doc