Tiết 30, Bài 29: Hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân - R' Ông Ha Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng

- Xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ

2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng thu thập kiến thức từ tranh hình, khái quát hóa, tư duy tổng hợp và kĩ năng hoạt động nhóm

3.Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống chống tác hại cho hệ tiêu hóa

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình 28.1 , 28.2 phóng to SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 29 SGK vào vở

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 30, Bài 29: Hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân - R' Ông Ha Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	 	 Ngày soạn 23/11/2014
Tiết 30	 Ngày dạy 29/11/2014	
Bài 29: HẤP THU CHẤT DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng 
- Xác định con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ 
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng thu thập kiến thức từ tranh hình, khái quát hóa, tư duy tổng hợp và kĩ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống chống tác hại cho hệ tiêu hóa 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh hình 28.1 , 28.2 phóng to SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 29 SGK vào vở 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1:............................................;8A2:.....................................................; 
 8A3:.........................................................; 
2. Kiểm tra 15 phút: 
2.1. Mục đích kiểm tra:
2.1.1 Mục tiêu:
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Phân biệt được thở sâu và thở bình thường.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp và các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu.
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2. 3. Đề kiểm tra:
Chức năng quan trọng nhất của hệ hô hấp là sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở: 
Khoang mũi b. Thanh quản c. Khí quản và phế quản d. Phổi
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:
 a. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn 
 b. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn 
 c. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 thấm từ máu vào phế nang 
 d. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu 
Hô hấp đúng cách là cách hô hấp:
 a. Hít vào ngắn hơn thở ra b. Thở qua mũi 
 c. Thở qua miệng d. Thở qua mũi, giảm nhịp thở
Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
Bệnh Sars, bệnh lao phổi b. Bệnh cúm, bệnh bại liệt
c. Bệnh kiết lị, bệnh giun sán d. Bệnh HIV, bênh tiêu chảy
Vừa tham gia dẫn khí cho hô hấp vừa có vai trò trong sự phát âm là:
Thanh quản b. Khí quản c. Phế quản d. Mũi 
Nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài là:
Mũi b. Phổi c. Khí quản d. Phế quản 
Lượng khí lưu thơng trong cử động hô hấp là:
500 ml b. 800 ml c. 1000 ml d. 1200 ml 
Khí nào sau đây được khuếch tán từ môi trường vào phế nang:
 a. Oxy b. Cacbonic c. Oxy và cacbonic d. Cả ba ý trên đều sai 
Ðường dẫn khí gồm :
Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản b. Mũi, khí quản, phế quản, phổi 
c. Mũi, họng, thanh quản, phế quản, phổi d. Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi 
Loại khí nào sau đây khuyếch tán từ TB vào máu 
 a. Oxy b. Cacbonic c. Oxy và cacbonic d. Cả ba ý trên đều sai 
2.4 Đáp án- biểu điểm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm
Đáp án
d
A
d
a
a
b
a
B
a
B
1 câu*25
3. Hoạt động dạy học
* Mở bài: Thức ăn sau khí biến đổi thành chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ như thế nào? Để trả lời câu hỏi này hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hấp thụ chất dinh dưỡng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
+ Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng?
+ Diện tích bề mặt hấp thụ có liên quan tới hiệu quả hấp thụ như thế nào?
+ Ruột non có đặc điển cấu tạo nào làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ và khả năng hấp thụ? 
- GV đánh giá kết quả của nhýom và giúp học sinh hoàn thiện kiến thức bằng cách giới thiêu cấu tạo đặc biệt của niêm mạc ruột trên hình phóng to 
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 
+ Dựa vào thực nghiệm 
- HS tiêp tục nghiên cứu thôngtin SGK và hình 29.1 trang 93 ghi nhớ kiến thức 
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp 
+ Có nhiếu lông ruột và lộng ruột cực nhỏ
+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột)
+ Ruột dài: Tổng diện tích 500m2 
*Tiểu kết:
- Ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng 
- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ:
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp 
+ Có nhiếu lông ruột và lộng ruột cực nhỏ
+ Có mạng mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (cả ở lông ruột)
+ Ruột dài 2,8 – 3m, Tổng diện tích 500m2 
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển các chất sau khi hấp thụ và vai trò của gan
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm:
+ Hoàn thành bảng 29 
+ Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm 
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách khái quát hóa trên tranh hình 29.3 
- GV giảng giải thêm về chức năng dự trữ của gan đặc biệt là các Vitamin: liên quan đến chế độ dinh dưỡng 
- Chức năng khử độc của gan là lớn nhưng không phải là vô tận và liên quan tới mức độ sử dụng tràn lan các hóa chất bảo vệ thực vật gây nhiều bệnh nguy hiểm về gan cần bảo đảm an toàn thực phẩm 
- HS tự nghiên cứu thông tin hình 29.3 SGK trang 94 kết hợp kiến thức bài 28 
- Trao đổi nhóm thống nhất nội dung bảng 29 
- Đại diện nhóm trình bày bằng cách điền bảng GV vài nhóm trình bày bằng lời nhóm khác bổ sung
- HS tự hoàn thiện kiến thức 
*Tiểu kết:
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu gồm: Đường, Axit béo và Glixerin, Axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước
- Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết gồm: 
+ Lipit: các giọt nhỏ đã được nhũ tương hóa
+ Các Vitamin tan trong dầu (A,D,E,K)
- Vai trò của gan:
+ Điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định, dự trữ 
+ Khử độc 
+ Tiết mật
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò ruột già trong quá trình tiêu hóa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+ Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì?
- GV cần giảng thêm:
+ Ruột già không phải là nơi chứa phân ( vì ruột già dài 1,5m)
+ Ruột già có hệ sinh vật 
+ Hoạt động cơ học của ruột già: Đồn chất chứa trong ruột xuống ruột thẳng 
- GV liên hệ một số nguyên nhân gây nên bệnh táo bón ảnh hưởng tới ruột và hoạt động của con người: 
+ Lối sống ít vận động thể lực giảm nhu động ruột già 
+ Ngược lại ăn nhiều chất xơ vận động vừa phải:
+ Ruột già hoạt động dễ dàng 
- HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi 
- Hấp thụ nước
- HS ghi nhớ bổ sung kiến thức 
*Tiểu kết: Vai trò của ruột già 
- Hấp thu nước cần thiết cho cơ thể 
- Thải phân: Chất cặn bã ra khỏi cơ thể 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1. Củng cố: 
- Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
- Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là gì?
- Gan đảm nhiêm những vai trò gì trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người?
2. Dặn dò:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Liên hệ bản thân về vấn đề tiêu hóa, chế độ ăn 
- Đọc mục “Em có biết”.
- Kẻ bảng 30.1 vào vở 
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 29. Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân - R’ Ông Ha Tuân - Trường THCS Liêng Trang.doc