I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến Thức: Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu rõ các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam Trái Đất.
- Biết được một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc, quan sát, nhận xét bản đồ địa lí ở các vùng địa cực.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Phương tiện:
+ Bản đồ tự nhiên châu Nam cực.
+ Một số tranh ảnh (các tàu thuyền, chân dung của các nhà thám hiểm; ảnh 1 trạm nghiên cứu và công việc của các nhà khoa học ở Nam Cực).
+ Quan cảnh bờ biển Nam Cực và các đàn chim cánh cụt, chim hải âu.
2. Học sinh: SGK + Các dụng cụ học tập cần thiết
Ngày soạn: 28/11/2009 Ngày dạy: Tiết: 30 Người soạn: Bài 47: CHÂU NAM CỰC – CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến Thức: Sau bài học, học sinh cần: - Hiểu rõ các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam Trái Đất. - Biết được một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, quan sát, nhận xét bản đồ địa lí ở các vùng địa cực. 3. Thái độ: - Giáo dục cho các em tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, gian khó trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm. - Phương tiện: + Bản đồ tự nhiên châu Nam cực. + Một số tranh ảnh (các tàu thuyền, chân dung của các nhà thám hiểm; ảnh 1 trạm nghiên cứu và công việc của các nhà khoa học ở Nam Cực). + Quan cảnh bờ biển Nam Cực và các đàn chim cánh cụt, chim hải âu. 2. Học sinh: SGK + Các dụng cụ học tập cần thiết III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1phút) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật. 2. Kiểm tra bài cũ: (tiết trước kiểm tra) 3. Bài mới: (39 phút) - Lời giới thiệu bài: Là xứ sở của băng tuyết bao phủ quanh năm nên châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế đây là nơi duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiếu vùng đất “Cực lạnh” xa xôi của Trái Đất qua bài “Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất Thế giới”. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng 27 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn châu Nam Cực. Hoạt động cá nhân - Câu hỏi: Quan sát H47.1 SGK và kết hợp với nội dung SGK các em hãy: + Xác định vị trí và diện tích châu Nam Cực? + Châu Nam Cực được bao bọc bởi các đại dương nào? + Lãnh thổ bao gồm những phần nào? - Học sinh quan sát H47.1 và nội dung SGK. - Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét. 1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN a. Vị trí – Lãnh thổ + Gọi học sinh lên xác định phạm vi giới hạn, các đại dương bao quanh châu Nam Cực trên bản đồ tự nhiên? - Học sinh lên xác định, lớp nhận xét => GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức trên bản đồ, học sinh ghi ý chính. => GV giới thiệu thêm cho học sinh biết ở Châu Nam Cực chỉ xác định được hai hướng Bắc và Nam. - Chỉ xác định phần đông và Tây của lục địa (đường kinh tuyến 00 – 1800) hướng từ trên xuống thì nửa phía tay trái là phần tây, nửa bên tay phải là phần đông. - Chuyển ý: Với vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của châu lục.Ta cùng đi tìm hiểu vấn đề đó trong mục (b). - Nằm từ đường vòng cực Nam đến Cực Nam. - Bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. - Được bao bọc bởi Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. - Diện tích 14,1 triệu km2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực. b. Khí hậu Hoạt động nhóm (2 nhóm). - Câu hỏi: Quan sát H47.2 SGK xác định về nhiệt độ châu Nam Cực: - Học sinh quan sát H47.2 SGK. + Nhóm 1: Xác định nhiệt độ của trạm Lit tơn A-me-ri-can: Nhiệt độ thấp nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - (Thấp nhất tháng 9, đạt - 42oC) - (Cao nhất tháng 1, đạt -10oC) + Nhóm 2: Xác định nhiệt độ của trạm Vôxtốc: Nhiệt độ thấp nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào? Đạt bao nhiêu? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - (Thấp nhất tháng 10, đạt - 73oC) - (Cao nhất tháng 1, đạt -37oC) - Câu hỏi: Rút ra nhận xét về đặc điểm chung của khí hậu châu Nam Cực qua nhiệt độ ở hai trạm Lit tơn A-me-ri-can và Vôxtốc? - Học sinh trả lời (khí hậu rất lạnh giá, nhiệt độ quanh năm dưới 00C) - Rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm dưới 00C. - Nhiều gió bão nhất Thế giới. - GV giải thích thêm: Sở dĩ Châu Nam Cực được gọi là cực lạnh của Thế giới là vì? + Nằm ở vùng cực nam nên đêm địa cực kéo dài. + Mùa hạ tuy có ngày kéo dài song cường độ bức xạ yếu. + Vùng nam cực là một lục địa rộng nên khả năng tích trữ năng lượng nhiệt của lục địa kém, nhiệt độ thu được vào mùa hè nhanh chóng bị bức xạ hết. + Băng tuyết nhiều nên nhiệt độ quanh năm thấp. - Chuyển ý: Châu Nam Cực có khí hậu lạnh giá như vậy, còn địa hình có đặc điểm như thế nào ta sang tìm hiểu mục (c). - Câu hỏi: Quan sát H47.3 SGK, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực? - Quan sát H47.3 SGK trả lời. Học sinh khác nhận xét. c. Địa hình =>GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và mở rộng thêm cho học sinh: - Bề mặt thực địa của địa hình là tầng đá gốc cũng có các dãy núi cao, các cao nguyên, đồng bằng và thung lũng. - Lớp băng dày phủ trên toàn bộ bề mặt lục địa, thể tích băng trên 35 triệu km3, càng về phía cực thể tích băng càng dày làm cho bề mặt lục địa khá bằng phẳng và có dạng khum mai rùa. - Là một cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình 2.600m. - Thể tích băng trên 35 triệu km3. Hoạt động nhóm nhỏ - Câu hỏi: Hiện nay lớp băng ở Châu Nam Cực có sự thay đổi như thế nào? Nguyên nhân vì sao? Ảnh hưởng gì đến đời sống của con người ở vùng ven biển? - Thảo luận, trao đổi ý kiến, tổng hợp kết quả. - Đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. =>GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức: - Hiện nay lớp băng ở Châu Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều do khí hậu Trái đất ngày càng nóng lên. Làm cho mực nước biển dâng lên đe dọa đến cuộc sống con người ở những vùng ven biển. - Chuyển ý: Với khí hậu lạnh giá và địa hình băng tuyết như vậy, sinh vật ở đây có những đặc điểm gì? Ta tìm hiểu sang mục (d). d. Sinh vật - Câu hỏi: Nói đến Châu Nam Cực có động vật nào tiêu biểu? - Học sinh trả lời (Chim cánh cụt). - GV cho học sinh quan sát về một số tranh ảnh và nhận xét sinh vật ở đây có những đặc điểm gì? - Học sinh quan sát và trả lời ( có lớp lông dày, chịu rét giỏi). - Câu hỏi: Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo có nhiều động vật sinh sống ? ( Do có nhiều cá, tôm và sinh vật phù du dồi dào ) - Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. =>GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và cho học sinh ghi ý chính - Thực vật không thể tồn tại. - Động vật có khả năng chịu rét giỏi: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh,...sống ven lục địa. - Câu hỏi: Theo em Châu Nam Cực có các loại tài nguyên khoáng sản quan trọng nào? - Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời. e. Khoáng sản - Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên. - Câu hỏi: Tại sao châu Nam Cực lạnh như vậy lại có nhiều mỏ than? (dành cho học sinh khá giỏi). - Học sinh trả lời => GV nhận xét, và mở rộng kiến thức: + Than đá được hình thành từ phần thân gỗ của các loại cây rừng bị vùi chôn trong các lớp địa chất. + Theo các nhà khoa học trước kia Châu Nam Cực nằm ở vùng xích đạo nên cây cối ở đây rất nhiều. Nhưng vài triệu năm trước đây mảng thạch quyển Nam cực đã trôi dạt đến tận cực Nam của Trái Đất nên tạo Thành Châu Nam Cực ngày nay. Vì khí hậu lạnh nên các cây cối ở đây đều chết hết và bị chìm xuống các lớp đất đá sâu trong lòng đất và tạo thành than đá. - Chuyển ý: Để biết được con người phát hiện ra Châu Nam Cực từ bao giờ. Ta tìm hiểu sang mục 2. 12 phút Hoạt động 3: Tìm hiểu vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực. 2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu: Hoạt động độc lập - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK. - Học sinh đọc mục 2 SGK. - Câu hỏi: Con người phát hiện ra châu Nam Cực từ khi nào? Đến năm nào việc nghiên cứu Châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ? - (Cuối thế kỉ XIX , ngày 14/12/1911 nhà thám hiểm Na UY Roald Amundsen dẫn đầu đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân đến Nam Cực ). - Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời. - Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. - Câu hỏi: Ai là người Việt Nam đầu tiên đến châu Nam Cực? (dành cho học sinh khá giỏi). - (Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hiền, làm việc cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ là người Việt Nam đầu tiên đến Nam Cực vào tháng 9 / 1994; Năm 1997, Có Hoàng Thị Minh Hồng). - Câu hỏi: Với điều kiện khí hậu như thế thì dân cư sinh sống ở đây như thế nào? - Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời. - Hiện nay vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên. 4. Củng cố: (4 phút) giáo viên chuẩn bị trước - Hoàn chỉnh sơ đồ sau bằng những cụm từ thích hợp: Rất lạnh giá Trong vòng cực Nam Cao nguyên băng khổng lồ Chịu rét giỏi Hải Cẩu ....... ....... ....... ....... ....... Vò Trí.. Khí Haäu ...................... Sinh Vaät .................. Ñòa hình .................. Cá voi xanh Chim cánh cụt Hải âu Hải sản 5. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) - Học bài, làm bài tập trong tập bản đồ và trả lời câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu bài Châu Đại Dương: Vì sao Châu Đại Dương được mệnh danh là “Thiên đường xanh” của Thái Bình Dương. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ------------------------------------
Tài liệu đính kèm: