Tiết 31, Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Tiêu Công Toàn

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

HS hiểu và nắm vững được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kỹ năng

- Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Thái độ:

HS có ý thức thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 3966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Tiêu Công Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/2014
Tuần 31. Tiết 31
Bài 18: quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
HS hiểu và nắm vững được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
2. Kỹ năng 
- Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
- Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.
3. Thái độ:
HS có ý thức thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
II. Phương pháp: 
- Phân tích và xử lý tình huống
- Thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
+ Tài liệu:
Hiến pháp năm 1992 ( điều 73)
Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1999 ( điều 125)
Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2003 ( điều 140)
+ Phương tiện dạy học: Giáo án điện tử
	2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
IV. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
? Quyền bất khả xõm phạm về chỗ ở của cụng dõn được quy định như thế nào?
HS trả lời
GV nhận xét
Nhận xét:
Qua bài này chúng ta cần phải có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Phê phán, tố cáo những người xâm phạm chỗ ở của người khác
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- GV cho HS xem bài hát Bác đưa thư vui tính
? Bài hát nói về ai? 
? Khi đưa thư cho em bé, bác đưa thư dặn em điều gì
Tại sao bác đưa thư lại dặn em bé mang ngay lá thư lên cho bố. Bài hôm nay, thầy giáo và các em cùng tìm hiểu bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
 HS xem
- Bác đưa thư
- Đưa ngay thư lên cho bố
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thư tín, điện thoại, điện tín.
-Trước hết, để hiểu thế nào là thư tín, điện thoại, điện tín, các em quan sát hình ảnh sau:
- HS quan sát các hình ảnh
? Đây là hình ảnh gì
GV: Lá thư gửi qua đường bưu điện. Có dấu bưu điện. Có tem thư. Góc trên bên trái là tên, địa chỉ người gửi. Góc dưới bên phải là tên và địa chỉ người nhận. 
- GV: Cho hs xem trang giao diện thư điện tử
? Đây là hình ảnh gì
Đó là thư điện tử. Mặc dù không được chuyển qua bưu điện mà chuyển qua mạng Internet dưới sự kiểm soát của an ninh mạng. Thư điện tử có ưu điểm là gửi rất nhiều hình thức dưới dạng văn bản, âm nhạc, hình ảnh, đoạn phim.mà chỉ trong vài giây ngắn nên rất tiện dụng
GV: Thư được gửi qua đường bưu điện hay thư điện tử đều là thư tín.
- GV: Cho HS xem hình ảnh về điện thoại:
? Đây là hình ảnh gì?
Điện thoại là phương tiện thông tin, liên lạc rất quen thuộc và hữu ích.
- GV giới thiệu điện tín: Điện tín là những bức điện thông báo, điện chuyển tiền, điện hoa.được gửi qua đường bưu điện.
? Qua những hình ảnh trên, em hiểu thế nào là thư tín, điện thoại, điện tín.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình huống
- HS quan sát video tình huống
? Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
- GV cho HS quan sát Đ.73 trong Hiến pháp 1992
? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?
? Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào
? Qua tình huống trên giúp em rút ra bài học gì cho bản thân mình? 
Kết luận: Không được tự ý bóc thư và đọc trộm thư của của người khác vì như vậy là vi phạm quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- GV chuyển ý: Vậy quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại điện tín là gì? Được quy định ở đâu và quy định như thế nào? Chúng ta cùng chuyển sang phần 2: Nội dung bài học. 
- Lá thư gửi qua bưu điện
- Hộp thư điện tử
- Điện thoại
- Điện tín
-> Là phương tiện để con người liên lạc, chuyển tải những tâm tư, tình cảm, thông tin cho nhau.
1. Tình huống 
- Phượng không thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền vì:
+ Đây không phải thư gửi cho Phượng.
+ Xâm phạm bí mật thư tín của người khác.
- Không đồng ý với giải pháp của Phượng vì:
+ Lừa dối bạn
+ Xâm phạm bí mật thư tín của nguời khác.
- Giải thích cho Phượng hiểu.
- Đưa trả thư tận tay cho Hiền.
-> Không tự ý bóc thư hoặc đọc trộm thư của người khác.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
- Gv: Yêu cầu HS quan sát Đ.73 (Hiến pháp 1992)
? Dựa vào tư liệu và tình huống, em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì
- GV: 
+ Giải thích quyền cơ bản của công dân (Liên hệ bài 16, 17)
? Học sinh có quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín không
+ Giải thích về Hiến pháp 
+ Cho HS quan sát hình ảnh về Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013.
- GV: So sánh quy định trong Hiến pháp 1992 và 2013 về quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
? Nội dung quy định về quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín điện thoại, điện tín giữa 2 bản Hiến pháp có gì khác nhau không
GV: Nội dung cơ bản giống nhau. Hiến pháp năm 2013 có sự bổ sung có sự bổ sung việc giữ bí mật các thông tin cá nhân. 
- GV Chuyển ý: Vậy quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định như thế nào, các em chuyển sang mục b.
Trước khi tìm hiểu về nội dung mục b, GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
? Tại sao em đồng tình với những việc làm trên
HS: Đó là những việc làm bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
? Từ bài tập trên kết hợp nội dung Đ.73, em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín quy định như thế nào
- GV: Giải thích (chiếm đoạt, tự ý, nghe trộm)
- GV: Hướng dẫn HS liên hệ
? Em có bao giờ đọc trộm thư của người khác không
? Có tự ý mở điện thoại, xem tin nhắn của người khác không?
? Có nghe trộm điện thoại của người khác không?
? Nếu em nhận được thư, điện tín của bố mẹ, anh chị, em sẽ làm gì?
Bài tập tình huống:
GV cho HS trao đổi theo bàn và dựa vào bài học để xử lí các tình huống. 
 - Cụ bưu điện nhờ Nam đưa giựm lỏ thư cho bỏc Tõm gần nhà Nam. Cầm lỏ thư trờn tay, Nam nghĩ: “Khụng biết ai gửi cho bỏc Tõm đõy. Bỏc Tõm chỉ ở một mỡnh, nhưng bỏc đõu biết chữ. Hay mỡnh mở thư ra đọc rồi sang núi cho bỏc biết chứ tội nghiệp bỏc ấy”. Và Nam mở thư ra đọc. 
Trong tỡnh huống trờn, bạn Nam làm như vậy cú đỳng khụng? Nếu là Nam, em sẽ làm gỡ?
- Em sẽ làm gỡ trong cỏc tỡnh huống sau:
+ Nhặt được thư của người khỏc?
+ Nhỡn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khỏc?
+ Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà
khụng hỏi ý kiến của em?
- HS các nhóm bổ sung ý kiến.
- GV đánh giá, nhận xét chung
- GV: Liên hệ đến việc sử dụng thư tín, điện thoại, điện tín của học sinh hiện nay.
? Có khi nào được mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác không
GV đưa tình huống: 
ễng A cú hành vi vi phạm phỏp luật đang trong thời gian điều tra. Cơ quan điều tra đó phong tỏa tài sản, kiểm soỏt tớn, điện thoại, điện tớn, bưu kiện, bưu phẩm của ụng A.
Hỏi: Việc làm của cơ quan điều tra là đỳng hay sai? Vỡ sao?
GV: Trong những trường hợp bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra hoặc thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín nhưng phải thực hiện theo quy định.
? Các em có biết những người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lí như thế nào không.
? Những trường hợp vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại điện tín bị xử lí như thế nào
GV: Giải thích: telex, fax.
GV lưu ý: Ngoài những hình thức xử phạt trên, nếu ví phạm, tái phạm nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tù.
GV khái quát lại toàn bộ nội dung bài học.
2. Nội dung bài học:
HS quan sát
a) Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân.
- Quy định trong Hiến pháp (Điều 73, Hiến pháp 1992).
- HS nhận xét
b) Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa:
-Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
-Không được nghe trộm điện thoại
- HS trả lời
- HS quan sát Đ.140 (Bộ luật tố tụng hình sự)
- HS quan sát Đ.144 (Bộ luật tố tụng hình sự)
- HS đọc Đ.125 (Bộ luật Hình sự)
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền
+ Phạt cải tạo không giam giữ
HS đọc phần nội dung bài học / SGK.
Hoạt động 5: Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
GV hướng dẫn (Dựa vào phần nội dung bài học)
- HS nêu yêu cầu bài tập b
GV cho học sinh lên bảng làm theo hình thức thi tìm hiểu hành vi thực hiện tố và hành vi vi phạm quyền bảo đảm an toàn, bí mật thư tín điện thoại, điện tín.
- HS nêu yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn HS dựa vào tư liệu tham khảo (Đ.125 của Bộ luật Hình sự) để làm.
3. Bài tập
Bài a
Bài b
Bài c
4. Củng cố:
- GV cho HS xem đoạn video về phiên tòa xét xử vụ nghe lén điện thoại. 
- GV kết luận
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần Nội dung bài học 
Làm hoàn thiện các bài tập
- Chuẩn bị nội dung cỏc bài đó học để tiết sau thực hành ngoại khúa

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Tiêu Công Toàn - Trường.doc