Tiết 31, Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống - Trường THCS Minh Hải

A – MỤC TIÊU:

 Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:

- Trình bày được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.

- Nêu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.

- Có ý thức sử dụng điện một cáh tiết kiệm và an toàn.

B – CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

a. Nội dung:

- Nghiên cứu kỹ nội dung sách giao khoa và sách giáo viên công nghệ 8.

- Tìm hiểu một số nguồn thông tin về tình hình sản xuất điện năng trong nước và thế giới hiện nay.

- Soạn giáo án.

 b. Phương tiện:

- Tranh mầu về sơ đồ các nhà máy sản xuất điện năng. (nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện)

- Bảng sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

- Phiếu học tập, và một số phương tiện dụng cụ khác

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 9120Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống - Trường THCS Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Minh Hải	Giáo án sô: 1
Bộ môn: Công nghệ 8	Số tiêt: 1
	GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
	TIẾT: 31 	BÀI 32: VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG 
	SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
A – MỤC TIÊU:
	Sau khi học xong bài học, người học có khả năng:
Trình bày được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
Nêu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Có ý thức sử dụng điện một cáh tiết kiệm và an toàn.
B – CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Nội dung:
- Nghiên cứu kỹ nội dung sách giao khoa và sách giáo viên công nghệ 8.
- Tìm hiểu một số nguồn thông tin về tình hình sản xuất điện năng trong nước và thế giới hiện nay.
- Soạn giáo án.
 b. Phương tiện:
- Tranh mầu về sơ đồ các nhà máy sản xuất điện năng. (nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện)
- Bảng sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
- Phiếu học tập, và một số phương tiện dụng cụ khác
 2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu kĩ bài ở nhà trước khi lên lớp.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện, dụng cụ học tập: Sách giáo khoa, vở ghị, bút thước
C – TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
	1. Ổn định lớp: (1’)
	- Kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Không kiểm tra bài cũ.
	3. Đặt vấn đề vào bài mới: (2’)
	Chúng ta vừa nghiên cứu xong hai phần, đó là: Phần Cơ khí và phần Vẽ kỹ thuật điện đúng không? Vậy thì bây giờ cô sẽ cùng các em tìm hiểu sang một phần hoàn toàn mới.Đó là: Phần III “Kỹ thuật điện”.Các em hãy mở sách giáo khoa trang 111. Trang này đã khái quát toàn bộ nội dung mà chúng ta cần nghiên cứu trong chương III này, về nhà các em có thể tìm hiểu thêm. Trước khi vào bài học ngày hôm nay thì cô có một câu hỏi đặt cho các em như sau:
 Hãy kể tên một số đồ dùng điện mà gia đình em thường dùng?
	- Học sinh trả lời Þ Kết luận: Đúng vậy, không chỉ riêng gia đình chúng ta mà tất cả các gia đình trên thế giới, cũng như trong các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, cở quan, tổ chứcđều dùng đến các đồ dùng có sử dụng đến điện năng.
	Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng điện năng có một vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống. Và để hiểu rõ điện năng có vai trò như thế nào trong sảng xuất và đời sống thì cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
	4. Nội dung bài dạy:
Nội dung
Hoạt dộng dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. ĐIỆN NĂNG.
1. Điện năng là gì?
- Năng lượng của dòng điện (công củadòng điện) được gọi là điện năng.
2. Sản xuất điện năng:
- Nhiệt năng, thủy năng, năng lượng nguyên tửÞ Điện năng.
a. Nhà máy nhiệt điện:
Nhiệt năng của than, khí đốt
Hơi nước
Tua bin
Máy phát điện
Điện năng
Đun nóng
nước
quay 
Làm 
quay 
Làm 
ra 
Tạo 
b. Nhà máy thủy điện.
Thủy năng của dòng nước.
Tua bin
Máy phát điện
Điện năng
quay 
Làm 
quay 
Làm 
ra 
Tạo 
c. Nhà máy điện nguyên tử.
(SGK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện năng
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức vật lý lớp 7:
- Vấn đáp: Dòng điện là gi?
ÞNhận xét và kết luận lại: Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của các hạt mang điện.
- Diễn giải, dẫn dắt học sinh tìm ra dấu hiệu bản chất: Các hạt mang điện muốn chuyển động được phải cần một công dịch chuyển. Trong quá trình dịch chuyển sẽ tiêu tốn mất một phần năng lượng. Năng lượng này chính là công của dòng điện hay còn gọi là điện năng.
- Yêu cầu học sinh tổng kết lại và phát biểu định nghĩa:
Em hãy cho biết điện năng là gì ?
ÞNhận xét, kết luận lại:
- Nhấn mạnh: Điện năng được con người sử dụng vào trong đời sống sản xuất bắt đầu từ thế kỷ 18 cho đến nay với rất nhiều phát minh hiện đại
- Dẫn dắt vào phần 2.
- Giới thiệu những loại năng lượng chính người ta thường dùng để sản xuất ra điện năng (than, khí đốt, dòng nước, năng lượng nguyên tử).
- Treo tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ sơ đồ nhà máy nhiệt điện.
- Vấn đáp:
Hãy nêu các bộ phận chính của nhà máy nhiệt điện ?
ÞKết luận lại: Gồm 3 bộ phận chính (lò hơi, tua bin hơi, máy phát điện).
- Vấn đáp:
Tiếp tục quan sát tranh và tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, hãy cho biết chức năng chính của các bộ phận trên?
Þ Kết luận lại: Lò hơi tạo ra hơi nước và làm quay tuabin hơi, tua bin hơi làm quay máy phát điện, máy phát điện tạo ra điện năng.
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập sách giáo khoa (sgk)/113:(Dựa vào trình bày ở trên và quan sát hình 32.1. Hãy lập sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện?).
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh, kết hợp giải thích sơ đồ nhà máy nhiệt điện đồng thời yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm thông tin sgk và hoàn thành bài tập:
- Vấn đáp: Hãy hoàn thành sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện.
ÞKết luận lại.
- Treo bảng quy trình hoàn chỉnh lên bảng. Và yêu cầu học sinh ghi lại.
- Yêu cầu một học sinh nhắc lại quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy nhiệt điện.
- Giới thiệu về một số nhà máy nhiệt điện điển hình đã và đang hoạt động ở nước Việt Nam.
- Dẫn dắt sang phần mới.
- Treo tranh, hướng dẫn học sinh quan sát tranh và yêu cầu: Nêu các bộ phận chính của nhà máy thủy điện ?
ÞKết luận: Gồm 3 bộ phận chính (dòng nước, tua bin, máy phát điện)
- Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát tranh và tìm hiểu thông tin sgk
- Vấn đáp:
Hãy nêu vai trò của các bộ phận trên ?
ÞKết luận: Dòng nước làm quay tua bin, tua bin làm quay máy phát điện, máy phát điện tạo ra điện năng.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk/113: Quan sát hình 32.2 lập sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy thủy điện ?
- Yêu cầu học sinh tiếp tục quan sát tranh và tìm hiểu thông tin sgk. Đồng thời gợi ý giúp học sinh hoàn thànhbài tập.
ÞKết luận lại và treo bảng quy trình hoàn chỉnh.
- Yêu cầu học sinh quan sát và ghi lại.
- Đề nghị một em học sinh đứng lên nhắc lại quy trình sản xuất điện năng ở nhà máy thủy điện theo sơ đồ đã nêu.
- Giới thiệu về một vài nhà máy thủy điện lớn ở Việt Nam.
- Dẫn dắt sang vấn đề.
- Giới thiệu qua về nhà máy điện nguyên tử, đồng thời yêu cầu học sinh tim hiểu thông tin sgk.
- Nêu một vài sự khác biệt, khó khăn của nhà máy điện nguyên tử so với hai nhà máy trước (đặc biệt là nguồn năng lượng đầu vào và kinh phí xây dựng).
- Giới thiệu về một số trạm phát điện sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
- Vấn đáp:
+ Trạm phát điện sử dụng năng lượng gió, năng lượng đầu vào là gì?
+ Trạm phát điện sử dụng năng lượng mặt trời thì nguồn năng lượng đầu vào là gì?
- Bổ sung một số thông tin về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời ở nước ta hiện nay (Tỉnh Bình Thuận cho xây dựng một số trạm phong điện đã đi vào hoạt động).
- Giới thiệu hình 32.3 sgk/114.
- Dẫn dắt sang phần mới.
- Nhớ lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, tìm tòi và phát hiện được dấu hiệu bản chất.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Chú ý lên bảng.
- Quan sát tranh vẽ theo hướng dẫn.
- Quan sát suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Tìm hiểu yêu cầu, suy nghĩ và làm bài tập.
- Chú ý tập trung quan sát lắng nghe và tìm hiểu thêm thông tin sgk.
- Suy nghĩ, thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
- Lắng nghe.
- Quan sát và ghi bài.
- Học sinh đứng lên nhắc lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi nhớ
-Tìm hiểu thông tin, quan sát và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập.
- Đọc kỹ thông tin sgk, quan sát tranh theo gợi ý để hoàn thành bài tập.
- Lắng nghe và quan sát.
- Quan sát và ghi bài.
- Tóm tắt lại theo sơ đồ đã nêu.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và tìm hiểu thêm thông tin sgk.
- Chú ý lắng nghe, nhận biết và ghi nhớ.
- Chú ý lắng nghe, tìm hiểu thông tin.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Quan sát và tìm hiểu thông tin.
- Lắng nghe.
4’
10’
7’
4’
3. Truyền tải điện năng.
- Điện năng được truyền đến nơi tiêu thụ theo đường dây đẫn điện, được gọi là đường đây truyền tải.
+ Đường dây cáo áp (điện áp cao) hiệu điện thế 500kV và 200kV.
+ Đường dây hạ ap (điện áp thấp) hiệu điện thế 220V – 380V.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền tải điện năng.
5’
- Vấn đáp:
Gia đình chúng ta thường lấy điện vào để phục vụ cho sinh hoạt bằng cách nào ?
ÞNhận xét, kết luận: Người ta thường dùng các đường dây dẫn điện để đưa điện năng đến nơi tiêu thụ. Đường dây đó được gọi là đường dây truyền tải.
- Giới thiệu về cấu tạo của đườn dây truyền tải (Gồm có: cột điện, xứ cách điện, và dây dẫn điện).
- Nhấn mạnh: Đường dây truyền tải được chia ra làm hai loại (đường dây cao áp và hạ áp).
+ Cao áp: Đường dây 500kv, 200kv truyền tải điện năng đến các khu công nghiệp.
+ Hạ áp: Đường dây từ 220V – 380V truyền tải điện năng đến các khu dân cư.
- Hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích hình 32.4 sgk/114. Chỉ rõ các bộ phận của đường dây truyền tải.
- Dẫn dắt vào phần tiếp theo.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe và ghi bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe, hiểu và ghi bài.
- Quan sát và tìm hiểu theo hướng dẫn.
II / VAI TRÒ CỦA ĐIÊN NĂNG?
- Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho các máy, thiết bịtrong sản xuất và đời sống xã hội.
- Điện năng giúp quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi, văn minh, hiện đại hơn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của điện năng.
10’
- Dẫn dắt và giới thiệu qua cho học sinh về vai trò của điện năng.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập sgk (Em hãy nêu các ví dụ về sử dụng điện năng trong:.).
- Chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập.
- Quan sát, hướng dẫn các nhóm hoàn thành bài tập.
- Tổng hợp ý kiến: Gọi đại diện các nhóm trả lời lần lượt các mục nằm trong nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh nhận xét câu trả lời.
® Nhấn mạnh lại về vấn đề sử dụng điện năng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, giúp học sinh nhớ kỹ hơn.
Þ Tổng kết lại và dẫn dắt học sinh tìm ra vai trò chung nhất của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Yêu cầu học sinh: Hãy nêu vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống?
ÞKhẳng định lại và yêu cầu học sinh ghi bài.
- Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế vai trò của điện năng (tự động hóa trong lĩnh vực nào, tiện nghi, văn minh hiện đại ở lĩnh vực nào)
- Chú ý lắng nghe để vận dụng vào làm bài tập.
- Chú ý tìm hiểu kỹ yêu cầu của bài tập.
- Nhận nhóm, phiếu học tập, suy nghĩ, thảo luận.
- hoàn thành bài tập theo hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm đứng lên trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe, và nhận xét.
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe, suy nghĩ và phát hiện ra dấu hiệu bản chất.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Chú ý lắng nghe hiểu và ghi nhớ.
5. Củng cố và tổng kết bài. (2’).
a. Củng cố bài:
- Nhấn mạnh nội dung chính mà học sinh cần phải nắm chắc, ghi nhớ và vận dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và tìm hiểu phần “có thể em chưa biết”.
b. Nhận xét đánh giá và giao nhiệm vụ về nhà.
- Nhận xét đánh giá buổi học.
- Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài, học bài và chuẩn bị bài mới (bài 33: An toàn điện). 
	Minh hải, ngày 29 tháng 11 năm 2008 
	Giáo viên hướng dẫn	Người soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 32. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống - Trường THCS Minh Hải.doc