Tiết 31, Bài 5: Mặt phẳng tọa độ - Lê Công Thuận

A. Mục tiêu bài dạy:

Về kiến thức:

- Nắm được hệ trục tọa độ bao gồm hai trục số vuông góc với nhau tại gốc O.

- Biết được mỗi điểm trên mặt phẳng tọa độ được xác định bởi hai số là hoành độ và tung độ.

Về kỹ năng:

- Biết cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

- Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Về thái độ:

- Tích cực phát biểu xây dựng bài.

- Thấy được sự liên hệ giữ toán học và thực tế.

B. Phương tiện dạy học:

 GV: - Máy chiếu, màn hình.

 - Thướt thẳng có chia vạch cm, bảng phụ để hs làm nhóm.

 HS: - Thước thẳng có chia cm

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2480Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 31, Bài 5: Mặt phẳng tọa độ - Lê Công Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31:	 Bài 5. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
A. Mục tiêu bài dạy:
Về kiến thức:
- Nắm được hệ trục tọa độ bao gồm hai trục số vuông góc với nhau tại gốc O.
- Biết được mỗi điểm trên mặt phẳng tọa độ được xác định bởi hai số là hoành độ và tung độ.
Về kỹ năng:
- Biết cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
- Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.
Về thái độ:
- Tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Thấy được sự liên hệ giữ toán học và thực tế.
B. Phương tiện dạy học:
	GV: - Máy chiếu, màn hình. 
	 - Thướt thẳng có chia vạch cm, bảng phụ để hs làm nhóm.
	HS: - Thước thẳng có chia cm
C. Tiến trình dạy học:
Ổn định lớp: Gv gọi lớp trước báo cáo sỹ số (1')
 II. Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ: ( 4')
Vẽ trục số x'Ox và biểu diễn các điểm 2; ; -3 trên trục số x'Ox ?
Đáp án: 
Bài mới: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3')
Gv: cho hs xem một số hình ảnh như: Vé xem phim, bảng đồ Việt Nam, bàn cờ tướng và giới thiệu qua cách xác định vị trí chỗ ngồi ở vé xem phim, cách xác định tọa độ địa lý mà các em đã học trên bảng đồ, cách xác định ví trí mỗi quân cờ trên bàn cờ tướng.
Gv: trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta thường dùng hai số. Vậy làm thế nào để có hai số ?
và bài học ngày hôm nay sẽ giải quyết được vấn đề này. 
Hs quan sát hình ảnh trên bảng
Hs nghe giáo viên giới thiệu cách tính vị trí chỗ ngồi, cách xác định điểm trên bản đồ, cách tính vị trí quân cờ trên bàn cờ. 
Hoạt động 2: Giới thiệu mặt phẳng tọa độ (5’)
Gv chiếu lên bảng hệ trục tọa độ và giới thiêu: Mặt phẳng tọa độ gồm hai trục số Ox và Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số.
Ox gọi là trục hoành
Oy gọi là trục tung
giao điểm O của hai trục gọi là gốc tọa độ.
Gv lưu ý các đơn vị dài trên hai trục số bằng nhau
Hs nhắc lại các khái niêm trong mặt phẳng tọa độ
1. Mặt phẳng tọa độ:
Mặt phẳng tọa độ: là mặt phẳng có chứa hai trục số Ox và Oy vuông góc với nhau.
Ox gọi là trục hoành
Oy gọi là trục tung
O gọi là gốc tọa độ 
Hoạt động 3: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng (8’)
Gv chiếu mặt phẳng tọa độ Oxy với điểm M bất kỳ trên mặt phẳng và giới thiệu cặp số (5;3,1) gọi là tọa độ của điểm M và kí hiệu M(5;3,1). Trong đó 5 gọi là hoành độ điểm M, 3,1 gọi là tung độ điểm M
Gv kéo rê điểm M và cho hs đọc tọa độ diểm M
Gv vậy với mỗi điểm M trên mặt phẳng tọa độ được xác định bởi bao nhiêu cặp số ? Mỗi cặp số xác định mấy điểm trên mặt phẳng Oxy ?
Gv ghi tổng quát điểm M(x0;y0) trên bảng
Gv chiếu tiếp mặt phẳng tọa độ Oxy và nhấn vào mặt phẳng để chọn một điểm M bất kỳ và hỏi: làm thế nào để xác định được hoành độ, tung độ của điểm M ?
Gv chiếu cách xác định tọa độ điểm M
gv cho hs đọc tọa độ điểm M
Hs nghe gv hướng dẫn cách đọc tọa độ của điểm M
Hs lần lượt đứng tại chỗ đọc tọa độ của điểm M
Hs mỗi điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy được xác định bởi một cặp số duy nhất và mỗi cặp số xác định một điểm duy nhất trên mặt phẳng Oxy.
Hs: Từ M vẽ vuông góc với trục Ox (hoặc song song với trục Oy) ta được hoành độ, từ M hạ vuông góc với Oy ta được tung độ của điểm M
Hs quan sát cách xác định
Hs M(2;4), 2 gọi là hoành độ điểm M và 4 gọi là tung độ điểm M
2. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ:
Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0;y0) và mỗi cặp số xác định một điểm M
Điểm M(x0;y0) có tọa độ là (x0;y0). Trong đó:
x0 là hoành độ điểm M
y0 là tung độ điểm M
Hoạt động 4:Luyện tập về cách xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ
 khi biết tọa độ của nó. (12’)
Gv chiếu hệ trục Oxy và yêu cầu hs đọc các tọa độ M, N, P, Q trên hình vẽ ?
Gv chiếu hệ truc Oxy trên nền kẻ sẵn ô vuông và yêu cầu hs lên bảng biểu diễn các điểm A(1;2), B(-3;4), C(-6;0), D(2;-5), E(0;-6), F(-1;4)
Hs lần lượt đọc tọa độ các điểm M, N, P, Q
M(-2;3)
N(-3;-1)
P(1;0)
Q(0;-4)
Hs lần lượt lên bảng dùng chuột rê điểm trên màn hình để được các điểm A, B, C, D, E, F
3. Bài tập áp dụng:
Hoạt động 5: Luyện tập về cách xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng Oxy (10’)
Gv chiếu hệ trục Oxy lên bảng
và chia lớp thành 4 nhóm.
Gv yêu cầu các nhóm biểu diễn các điểm A(-3;2), B(;1), C(2,5;0), D(0;-2) trên mặt phẳng tọa độ Oxy 
Gv theo dõi các nhóm biểu diễn trong 5 phút và cho hs lên bảng treo kết quả của nhóm mình.
Gv chốt lại cách làm
Hs: Làm theo nhóm
Hs các nhóm vẽ hệ trục Oxy và biểu diễn các điểm 
A(-3;2), B(;1), C(2,5;0), D(0;-2) vào bảng nhóm
Hs các nhóm nhận xét chéo 
Hướng dẫn học ở nhà:(2’)
Xem lại cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó và cách xác định tọa độ của một điểm trên mặt mặt phẳng tọa độ.
Bài tập về nhà: bài 32, 33 trang 67 sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 6. Mặt phẳng tọa độ - Lê Công Thuận -Trường THCS Bình Thành.doc