Tiết 32, Bài 29: Dân cư xã hội châu Phi

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được:

- Nắm được sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở Châu Phi

- Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa bởi các cường quốc phương Tây.

- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của Châu Phi

2. Về kỹ năng

- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát lược đồ thế giới.

- Quan sát ảnh để tìm ra kiến thức có liên quan đến bài học.

3. Về thái độ

Giúp học sinh yêu mến môn học và tích cực tìm hiểu những đặc điểm của châu lục này.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 7912Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 32, Bài 29: Dân cư xã hội châu Phi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
Bài 29: 	dân cư xã hội châu phi
Giáo án chi tiết
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được:
- Nắm được sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở Châu Phi 
- Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc buôn bán nô lệ và thuộc địa hóa bởi các cường quốc phương Tây.
- Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của Châu Phi 
2. Về kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát lược đồ thế giới. 
- Quan sát ảnh để tìm ra kiến thức có liên quan đến bài học.
3. Về thái độ
Giúp học sinh yêu mến môn học và tích cực tìm hiểu những đặc điểm của châu lục này.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Châu Phi.
- Bảng số liệu thống kê về tỷ lệ gia tăng dân số một số quốc gia Châu Phi.
- Một số hình ảnh về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Quan sỏt H27.2 so sỏnh diện tớch cỏc mụi trường tự nhiờn.
+ Môi trường có diện tích lớn: MT nhiệt đới và MT hoang mạc.
+ Môi trường có diện tích nhỏ: MT địa trung hải, môi trường cận nhiệt đới ẩm.
3. Bài mới
 Với những đặc điểm môi trường như trên có ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở Châu Phi hay không? đặc điểm xã hội như thế nào? cô và các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Tổ chức cho HS tìm hiểu về lịch sử và dân cư của châu Phi (23’)
 -Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm
 -Phương tiện: Lược đồ phân bố dân cư châu Phi. Các số liệu về dân cư châu Phi.
	Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về lịch sử phát triển và đặc điểm dân cư của các châu Phi.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
? Dựa vào kiến thức môn lịch sử và SGK mục 1 hãy cho biết lịch sử châu Phi được chia làm mấy thời kỳ? 
1. Lịch sử và dân cư
a) Sơ lược lịch sử.
à Chia làm 4 thời kì 
 + Thời kì cổ đại.
 + Từ TK 16 - 19. 
 + Cuối TK 19 đầu TK 20.
 + Sau chiến tranh thế giới lần 2.
? Mỗi thời kỳ có đặc điểm gì nổi bật?
HS trả lời GV chuẩn kiến thức.
GV (Giảng, đưa thông tin mới, kết hợp chiếu hình ảnh minh hoạ)
-Châu phi là 1 trong những nơi xuất hiện loài người, có nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ đạt nhiều thành tựu về thiên văn, kiến trúc, xây dựng từ 3000 năm trước công nguyên.
- Từ TK 16 – 19: là thời kì lịch sử đen tối nhất: sự phát triển nhiều mặt kinh tế xã hội bị ngừng trệ suốt mấy thế kỉ.
- Năm 60 gọi là “Năm của Châu Phi”: có 17 nước Châu Phi giành độc lập.
+ Thời kì cổ đại: Có nền văn minh sông Nin phát triển rực rỡ. 
 + Từ TK 16 - 19: Thực dân Châu Âu xâm chiếm, bắt 125 triệu người sang châu Mĩ làm nô lệ
+ Cuối TK 19 đầu TK 20: Gần như toàn bộ Châu Phi bị chiếm làm thuộc địa
+ Từ thập niên 60 của TK 20: Các nước lần lượt giành độc lập, chủ quyền.
CH: Sự thuộc địa hoá và buôn bán nô lệ của thực dân đế quốc từ thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 20 để lại cho Châu Phi những hậu quả gì?
(Sự lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế, bùng nổ dân số và xung đột sắc tộc triền miên, nạn nghèo đói...)
CH: Trong giai đoạn hiện nay, các nước Châu Phi được đánh giá như thế nào? (Thuộc nhóm nước đang phát triển)
GV chiếu lược đồ phân bố dân cư yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 29.1 sgk. Đặc biệt chú ý phần chú giải của lược đồ. 
Hoạt động nhóm (2- 4 nhóm).
Nhóm 1,2: Dựa vào kiến thức đã học và hình 29.1 
-Trình bày sự phân bố dân cư ở Châu Phi?
- Giải thích vì sao lại có sự phân bố đó? 
- Nhận xét sự phân bố dân cư Châu Phi?
b) Dân cư 
Nhóm 3,4: Xác định trên hình 29.1 các thành phố trên 5 triệu dân và từ 1 đến 5 triệu dân? Đọc tên các thành phố?
- Các thành phố này phân bố chủ yếu ở đâu? Vì sao?
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, gv nhận xét chuẩn kiến thức:
GV: chiếu bảng số liệu: Tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới (%) năm 2001
- Phân bố rất khôngđều:
+ Đông dân: Thung lũng sông Nin, ven vịnh Ghi-nê,...
+ Thưa dân: hoang mạc, vùng rừng rậm xích đạo,...
- Các thành phố tập trung chủ yếu ở ven biển 
Tên các châu lục và lục địa
Năm 
2001
 Châu á
37
Châu Âu
73
Châu Phi
33
Bắc Mĩ
75
Nam Mĩ
79
 CH: Dựa vào bảng trên em hãy cho biết tỉ lệ dân đô thị của châu Phi là bao nhiêu? so sánh tỉ lệ dân đô thị của châu Phi với các châu lục và lục địa? Từ đó em hãy cho biết đa số dân cư châu Phi sống trên địa bàn nào?
- Đa số dân sống ở nông thôn.
2. Hoạt động 2
Tìm hiểu sự bùng nổ dân số và xung đột sắc tộc ở Châu Phi
-Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, hỏi - đáp
-Phương tiện: Lược đồ phân bố dân cư châu Phi. Các số liệu về dân cư châu Phi, hình ảnh.
Chuyển ý: Suốt mấy thế kỉ bị thực dân châu Âu xâm chiếm, buôn bán nô lệ của thực dân đế quốc đã làm cho nguồn nhân lực của châu Phi bị nghèo đi. Sau khi giành được độc lập, dân số châu Phi phát triển như thế nào, vấn đề xã hội đáng quan tâm ở châu Phi hiện nay là gì? chúng ta tìm hiểu ở mục 2: Sự bùng nổ dân số và xung đột sắc tộc ở Châu Phi.
2. Sự bùng nổ dân số và xung đột sắc tộc ở Châu Phi.
a) Bùng nổ dân số
CH: Dựa vào SGK em hãy cho biết dân số Châu Phi năm 2001? Chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học bài 1: dân số. 
CH: Bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
GV chiếu bảng số liệu về dân số các châu lục qua một số năm. Dựa vào bảng số liệu so sánh và rút ra nhận xét về tỷ lệ gia tăng dân số ở châu Phi so với các châu lục khác và thế giới?
- Có > 818 triệu dân, (13,4% dân số thế giới).
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới (2,4%) 
à Bùng nổ dân số 
GV chiếu bảng số liệu về tình hình gia dân số của một số quốc gia ở Châu Phi trong sgk, HS quan sát, đọc tên các nước trong bảng số liệu 
CH: Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức TB nằm ở vùng nào của Châu Phi?
CH: Các quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức tăng TB nằm ở vùng nào của Châu Phi?
CH: Bùng nổ dân số ở châu Phi sẽ dẫn tới các hậu quả gì?
- Đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội, y tế, giáo dục kém phát triển...
Năm 2000, trong số 46 quốc gia nghèo nhất thế giới thì 33 nước thuộc về châu Phi.., 50% dân số châu lục này sống dưới mức nghèo khổ và con số này còn tiếp tục gia tăng, trong khi đó nhiều người chỉ có mức thu nhập chưa tới 1 USD/ ngày. Nợ nước ngoài 350 tỉ USD bằng gần 2/3 tổng giá trị sản phẩm quốc dân đang là gánh nặng khủng khiếp đè lên châu lục này.
- Tỉ lệ dân số biết chữ trên 14 tuổi rất thấp, chỉ khoảng 50%, nhiều nước chưa đạt được mức này: Burunđi: 35%; Uganđa: 45%), tỉ lệ tử vong ở trẻ em cao nhất trên thế giới....
- Bệnh tật đang là vấn đề gây nhức nhối của lục địa đen. Do thiếu thốn điều kiện vệ sinh tối thiểu 
và nước sạch ngày càng khan hiếm tại các nước nghèo nên bệnh bại liệt bùng nổ trở lại.(Khoảng 50% dân số châu Phi không được sử dụng nước sạch). Trong đó đáng quan tâm nhất là đại dịch AIDS.
GV: Bùng nổ dân số ở không thể kiểm soát được ở Châu Phi vì: Vấn đề kế hoạch hoá gia đình rất khó thực hiện ở Châu Phi, do gặp trở ngại của tập tục, truyền thống, sự hiểu biết về khoa học kĩ thuật...
CH: Tại sao Châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe doạ?
- Bùng nổ dân số và hạn hán triền miên à nạn đói đe doạ
CH: Đại dịch HIV/AIDS có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Châu Phi hay không? Vì sao?
(Bởi vì tốc độ lây nhiễm HIV của Châu Phi rất cao mà đối tượng bị lây nhiễm phần lớn là trong độ tuổi lao động).
(Châu Phi là nơi bị AIDS tàn phá dữ dội nhất. Năm 2008 tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS của toàn thế giới 39 triệu người, trong đó ở Châu Phi lên tới 25,3 triệu người. Dự đoán đến năm 2050 có 90 triệu người châu Phi bị nhiễm AIDS .U- gan- da, một nước ở Trung Phi đại dịch AIDS đã đưa số trẻ em mồ côi lên đến 1,1 triệu người, gấp 11 lần so với bất kỳ quốc gia công nghiệp nào. Châu Phi chiếm 3/4 số người nhiễm HIV-AIDS trên thế giới).
- Đại dịch HIV/AIDS.
Chuyển ý: Sau khi các nước châu Phi giành được độc lập, chủ quyền, thoát khỏi ách chiếm đóng thực dân đi lên xây dựng đất nước. Nhưng hiện nay ở Châu Phi tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến liên miên đang xảy ra ở các quốc gia. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, hậu quả của nó ra sao chúng ta nghiên cứu ở mục b: 
b) Xung đột tộc người
CH; Em hiểu thế nào là xung đột tộc người?
(à Sự mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp giữa các tộc người).
CH: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến xung đột sắc tộc ở Châu Phi?
- Nguyên nhân:
+ Châu Phi có nhiều tộc người, với hàng nghìn thổ ngữ khác nhau.
 Đây là âm mưu thâm độc của bọn thực dân Châu Âu thể hiện trong việc thành lập các quốc gia ở Châu phi.
+ Thực dân châu Âu chia để trị.
 Kinh tế tự cấp tự túc, sự giao lưu kinh tế, văn hoá còn ít, khiến sự ngăn cách giữa các bộ tộc càng thêm nặng nề. 
+ Chính quyền nằm trong tay một số thủ lĩnh.
+ Kinh tế chậm phát triển
Yêu cầu học sinh quan sát H.29.2, kiến thức đã học, hiểu biết bản thân, nội dung SGk.
CH: Những mâu thuẫn đó để lại những hậu quả như thế nào?
+ Kinh tế - xã hội: 
- Cơ sở hạ tầng: nhà cửa, làng mạc, các nhà máy, xí nghiệp  bị tàn phá, sản xuất đình trệ, mức sống bị hạ xuống,
 - Hình thành những dòng người tị nạn
 - Nơi tiếp nhận người tị nạn cũng có vô vàn những vấn đề xã hội cần giải quyết: nạn thất nghiệp, bệnh tật, tiếp tế nước sạch, thực phẩm, thuốc men, phòng chống dịch bệnh, 
- Sự bất ổn duy trì lâu dài cản trở sự phát triển kinh tế đất nước.
- Hậu quả:
+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội.
+ Phụ thuộc vào nước ngoài.
 Tóm lại Sự mâu thuẫn sắc tộc là mầm mống gây bất ổn về kinh tế-xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước.
GV: Suốt mấy thế kỉ bị thực dân đô hộ, bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột tộc người, sự can thiệp của nước ngoài làm kinh tế châu Phi chậm phát triển, sự kém phát triển đó biểu hiện như thế nào thì cô và các em sẽ nghiên cứu và có câu trả lời ở tiết học sau bài: Kinh tế châu Phi
4. Củng cố: GV củng cố lại toàn bộ bài học, gọi học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài,- Làm bài tập trắc nghiệm
 5. Dặn dò: Học sinh về nhà học bài cũ và làm các bài tập cuối bài
Chuẩn bị trước cho bài hôm sau: Kinh tế Châu Phi
V. Rút kinh nghiệm bài học	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 29. Dân cư, xã hội châu Phi (3).doc