Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Phạm Thị Thúy

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Phải biết H2CO3 là 1 axit yếu, không bền.

- Muối cacbonat mang đầy đủ tính chất của muối: Tác dụng với axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm. Ngoài ra còn bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng CO2.

- Chu trình cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng.

- Nhận biết CO2 và một số muối cacbonat cụ thể.

- Viết được PTHH phân huỷ CaCO3 và NaHCO3.

3. Giáo dục

- ý thức bảo vệ môi trường

- phòng chống đọc hại của CO, CO2.

4. Trọng tâm.

- Tính chất hoá học của H2CO3 , muối cacbonat.

B. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Bảng phụ.

- Tranh chu trình cacbon trong tự nhiên.

2. Học sinh chuẩn bị.

- Ôn tập về tính chất hoá học của axit và đọc trước bài mới

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat - Phạm Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:01. 01. 2013
Ngày dạy: 04. 01. 2013
Tiết 37: Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Phải biết H2CO3 là 1 axit yếu, không bền.
- Muối cacbonat mang đầy đủ tính chất của muối: Tác dụng với axit, dung dịch muối, dung dịch kiềm. Ngoài ra còn bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng CO2.
- Chu trình cacbon trong tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết CO2 và một số muối cacbonat cụ thể.
- Viết được PTHH phân huỷ CaCO3 và NaHCO3.
3. Giáo dục
- ý thức bảo vệ môi trường
- phòng chống đọc hại của CO, CO2.
4. Trọng tâm.
- Tính chất hoá học của H2CO3 , muối cacbonat.
B. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ.
- Tranh chu trình cacbon trong tự nhiên.
2. Học sinh chuẩn bị. 
- Ôn tập về tính chất hoá học của axit và đọc trước bài mới
C. TIẾN TRÌNH.
1. ổn định( 2 phút)
2.Nội dung các hoạt động. (30 phút)
Hoạt động 1: KTBC và vào bài
Bài 1: Chất không tác dụng với CO ở điều kiện phù hợp trong các chất sau là?
A. CuO
B. Fe3O4
C. O2
D. HCl
Bài 2: Trong số các chất : NaOH rắn, CaO, P2O5, H2SO4 đặc số chất có thể dùng để làm khô khí CO2 bị ẩm là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu về H2CO3, muối cacbonat.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
? Trình bày những hiểu biết về H2CO3 qua kiến thức đã học.Từ CTHH hãy cho biết các gốc axit tương ứng.
- Gv nhắc lại kiến thức.
* Y/c hs phân loại muối và dựa vào bảng tính tan nhận xét tính tan của muối cacbonat, nêu một số muối quen thuộc.
- Gv chốt kiến thức đúng.
* Từ nội dung KTBC hãy nêu các tính chất hoá học của muối cacbonat.
- Y/c thảo luận viết các PTHH khác minh hoạ cho tính chất vừa nêu.
- Gọi 2 hs lên bảng, dưới lớp trao đổi chéo.
- Gv cung cấp thêm một tính chất của muối acbonat là nhiệt phân sinh ra khí CO2.
- Y/c viết PTHH chứng minh.
? Cho biết ứng dụng của muối cacbonat mà em biết.
- Qua kiến thức đã học về axit nêu được H2CO3 là axit yếu, không bền.
- Có 2 gốc 2 axit: HCO3 và CO3
- Tương ứng với gốc axit có 2 loại muối.
- Đa số muối trung hoà không tan còn muối axit tan.
- Thảo luận nêu được đầy đủ tính chất của muối.
- Thảo luận và viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất vừa nêu.
- 2 hs lên bảng
- Viết PTHH nhiệt phân.
- Từ những muối quen thuộc suy ra ứng dụng của muối cacbonat
I. Axit cacbonic.
- CTHH: H2CO3
1.Trạng thái tự nhiên
2. Tính chất
- Axit yếu
- Không bền.
- 2 gốc axit: HCO3, CO3.
II. Muối cacbonat.
1. Phân loại
- Muối axit
- Muối trung hoà
2. Tính chất.
a. Tính tan
- Muối trung hoà đa số không tan.
- Hầu hết muối axit tan.
b. Tính chất hoá học
+ Tác dụng với axit CO2
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và bazơ mới.
K2CO3+Ca(OH)2 CaCO3 + KOH
KHCO3+KOH K2CO3 + H2O
+ Tác dụng với dung dịch muối.
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + NaCl
+ Nhiệt phân tạo CO2
CaCO3 CaO + CO2
NaHCO3 Na2CO3 + H2O+ CO2
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chu trình cacbon trong tự nhiên.
* Y/c qs sơ đồ thảo luận trình bày về chu trình của cacbon trong tự nhiên.
? Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thảo luận nhóm trình bày chu trình của cacbon.
- Hạot động cá nhân trả lời
III. Chu trình cacbon trong tự nhiên.
Cacbon luôn chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác tạo thành một chu trình khép kín.
Hoạt động 4. Củng cố. (7 phút)
- Chọn đáp án đúng.
1. Na2CO3 lẫn NaHCO3 dùng cách nào để loại bỏ tạp chất, thu được Na2CO3 tinh khiết.
A. Nung
B. Hoà vào nước rồi lọc
C. Cho HCl vào rồi cô cạn
D. Cho NaOH vào rồi cô cạn
2. Na2CO3 lẫn NaHCO3 dùng cách nào để loại bỏ tạp chất, thu được NaHCO3 tinh khiết.
A. Sục CO2 vào rồi cô cạn
B. Cho NaOH vào rồi cô cạn
C. Cho BaCl2 
D. Cho HCl vào rồi cô cạn
- Hoàn thành bài tập 3, 4 /91.
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Làm bài tập sgk
Ngày soạn:03. 01. 2013
Ngày dạy: 06. 01. 2013
Tiết 38: Bài 30: SILIC CÔNG NGHIỆP SILICAT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Phải biết Si là phi kim hoạt động hoá học yếu ( tác dụng với O2, không phản ứng trực tiếp với H2)
- SiO2 là 1 oxit axit ( tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng quan trọng của Silic, silic đioxit và muối silicat.
- Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, ximăng. Không dạy về PTHH
2. Kĩ năng.
- Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, ximăng.
- sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, ximăng.
- Viết PTHH minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2
3. Giáo dục.
- ý thức bảo vệ môi trường
- Yêu thích và bảo vệ một số nghề truyền thống
4. Trọng tâm.
- Si, SiO2 , sơ lược về thuỷ tinh, đồ gốm, ximăng.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên chuẩ bị.
- Mẫu vật: thuỷ tinh, sứ, xi măng..
- Bảng phụ
C. NỘI DUNG BÀI DẠY.
1. ổn định (1phút)
2. Nội dung các hoạt động 
Hoạt động 1. KTBC(7 phút)
- Viết PTHH chứng minh cho tính chất hoá học của oxit axit.
- Viết các PTHH chứng minh cho tính chất của phi kim.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Silic và công nghiệp silicat (33 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
* Thảo luận trả lời các câu hỏi sau.
1. Trạng thái tính chất vật lí của Si?
2. Dự đoán tính chất hoá học của Si?
3. ứng dụng trong đời sống?
- Gv chốt kiến thức về Si
* Giới thiệu oxit của Si là SiO2
- Y/c chứng minh nó là oxit axit lên bảng viết PTHH.
- GV cung cấp kiến thức SiO2 là oxit axit yếu nên không phản ứng với H2O và Oxit bazo.
* Thảo luận nhóm bàn cho biết.
1. Công nghiệp silicat gồm những ngành nào?
2. Hoàn thành bảng thông tin.
Nguyên liệu chính
Cơ sở sản xuất
Sản xuất đồ gốm
Sản xuất xi măng
Sản xuất thuỷ tinh
? Làm thế nào để khắc chữ lên thuỷ tinh
- thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi.
- 2 hs lên bảng viết PTHH chứng minh.
- Thảo luận nhóm, đọc thông tin và phân tích thông tin trả lời.
- Đọc mục em có biết trả lời
I. Silic
1. Trạng thái tự nhiên
- Chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất.
- Không ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất: cát trắng, đất sét, cao lanh
2. Tính chất
- Rắn, xám, có ánh sáng của KL, khó nóng chảy, dẫn điện kém..
- Tác dụng với O2
- Dùng nhiều trong kĩ thuật điện tử
II. Silic đioxit: SiO2
- Là oxit axit:
SiO2+2NaOH Na2SiO3 + H2O
SiO2 + CaO CaSiO3
- Không phản ứng với nước.
III. Sơ lược về công nghiệp silicat.
1. Sản xuất gốm sứ.
2. Sản xuất xi măng.
3. Sản xuất thuỷ tinh.
Hoạt động 3. Củng cố( 3 phút)
1. Dung dịch chất nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?
A. HNO3
B. H2SO4
C. HCl
D. HF
2. Những cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau
A. SiO2 và CO2
B. SiO2 và NaOH
C. SiO2 và CaO
D. SiO2 và H2SO4
D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ(1 phút)
- Làm bài cuối sgk
- Đọc bài 31
- Chuẩn bị mỗi bạn 1 Bảng HTTH.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30. Silic. Công nghiệp silicat - Phạm Thị Thúy - Trường THCS Đoàn Xá.doc