Tiết 37, Bài 35: Ếch đồng

1.1/ Kiến thức:

- HS biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi đời sống ở nước, ở cạn.

 - HS hiểu và trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.

1.2/ Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Kĩ năng phân tích, đối chiếu khái quát hoá kiến thức. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ứng xử giao tiếp.

- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức. Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.

1.3/ Thái độ:

- Thói quen: Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK và hoàn thành vở bài tập.

- Tính cách: Cẩn thận, hoà đồng và đoàn kết. Có ý thức bảo vệ ĐV có ích như ếch đồng.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 35: Ếch đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37-Bài 35
Tuần dạy: 20
LỚP LƯỠNG CƯ
ẾCH ĐỒNG
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: 
- HS biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi đời sống ở nước, ở cạn.
 - HS hiểu và trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.	
1.2/ Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Kĩ năng phân tích, đối chiếu khái quát hoá kiến thức. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ứng xử giao tiếp.
- HS thực hiện thành thạo: Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức. Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
1.3/ Thái độ: 
- Thói quen: Học thuộc bài cũ, xem trước bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi SGK và hoàn thành vở bài tập.
- Tính cách: Cẩn thận, hoà đồng và đoàn kết. Có ý thức bảo vệ ĐV có ích như ếch đồng.
2/ NỘI DUNG HỌC TẬP: Đa dạng và đặc điểm chung của cá
3/ CHUẨN BỊ: 
3.1. GV: Tranh hình dạng ngoài của ếch đồng, mô hình ếch, mẫu ếch.
3.2. HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7
Kiến thức cũ cần ôn: Sự sinh sản của cá
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2/ Kiểm tra miệng:
4.3/ Tiến trình bài học: 
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đời sống ,đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch đồng. (25 phút)
(1) Mục tiêu: 
- Kiến thức: Biết được một số đặc điểm cơ bản về đời sống ếch đồng. Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi đời sống ở nước, ở cạn
- Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp kiến thức. Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình. 
- Phương tiện dạy học: Tranh hình dạng ngoài của ếch đồng
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK/113
? Thường gặp ếch đồng sống ở đâu? Kiếm ăn vào thời gian nào?
? Thức ăn của ếch đồng là gì?
? Nhiệt độ cơ thể?
? Vào mùa đông ếch xảy ra hiện tượng gì?
- HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
+ GV chốt lại kiến thức đúng
- Ếch ăn sâu bọ có hại nên ếch là động vật có ích.
- Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát các hình 35.2, 35.3 SGK/113(chú ý đặc điểm của chi trước, chi sau khi ếch di chuyển) Hoặc mẫu ếch trong lồng kính.
? Ếch di chuyển bằng cách nào?
? Mô tả động tác di chuyển của ếch ?
-HS:Trên cạn ếch ngồi chia sau gấp hình chữ Z 
lúc nhảy chi sau bật thẳng, ếch tiến về phía trước 
Dưới nước: Chi sau co duỗi đẩy nước, chi trước bẻ lái
+ GV nhận xét, yêu cầu HS kể tên hai cách di chuyển của ếch
+ GV treo tranh hình dạng ngoài của ếch, mô hình, hướng dẫn HS quan sát (chú ý hình dạng cấu tạo đầu, mắt, chi trước, chi sau).Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/114 SGK (thời gian 4 phút)
- HS quan sát tranh cấu tạo ngoài ếch, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /114 SGK
+ GV treo bảng phụ lên bảng gọi đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả thảo luận vào bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu thực hiện được
Đặc điểm hình dạng 
 và cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống
Ơ nước
Ơ cạn
Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
x
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi)
x
Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí
x
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
x
Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt
x
Các chi sau có màng căng giữa các ngón
x
* Tiểu kết: HS nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn mvà ở nước.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo ngoài:
+ Giảm sức cản của nước
+ Thở và quan sát khi bơi
+ Hô hấp trong nước
+ Bảo vệ mắt, nhận biết âm thanh
+ Thuận lợi di chuyển
+ Bơi dễ dàng
I.Đời sống
-Ếch đồng vừa sống ở nuớc vừa sống ở cạn (nơi ẩm ướt)
-Kiếm ăn vào ban đêm: ăn sâu bọ, cá nhỏ
-Có hiện tượng trú đông
-Ếch là động vật biến nhiệt
II.Cấu tạo ngoài và di chuyển
1.Di chuyển
Ếch có hai cách di chuyển
-Nhảy trên cạn
-Bơi dưới nước
2. Cấu tạo ngoài
* Cấu tạo ngoài ếch thích nghi đời sống ở nước
-Đầu dẹp thuôn nhọn
-Da trần phủ chất nhầy, ẩm, dễ thấm khí
-Các chi sau có màng bơi
* Cấu tạo ngoài ếch thích nghi đời sống ở cạn
-Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
-Mắt có mi, tai có màng nhĩ
-Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sinh sản và phát triển của ếch. (15 phút)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng còn gắn chặt với môi trường nước
- Kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng ứng xử giao tiếp.. Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hợp tác nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
- Phương tiện dạy học: Tranh sinh sản của ếch
(3) Các bước hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III/114 SGK
? Ếch sinh sản vào mùa nào? Vào mùa sinh sản ếch có hiện tượng gì?
? Trứng ếch có đặc điểm gì?
? Sự thụ tinh xảy ra như thế nào?
? Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn trứng cá?
- HS: Nhờ có hiện tượng ghép đôi, trứng tập trung thành từng đám, tỉ lệ trứng ếch được thụ tinh cao hơn trứng cá
- Bước 2: GV hướng dẫn HS quan sát hình 35.4 SGK (chú ý mũi tên chỉ chiều phát triển có biến thái ở ếch, sự xuất hiện, tiêu biến các bộ phận cơ thể)
? Trình bày sự phát triển có biến thái của ếch?
-HS dựa vào tranh, mô tả sự phát triển của ếch, HS khác nhận xét bổ sung
? Sự sinh sản của ếch có những đặc điểm nào giống cá? Đặc điểm nào tiến hoá hơn cá?
-HS:Giống cá:Sinh sản của ếch xảy ra ở môi trường nước, nòng nọc giống cá.Tiến hoá hơn cá có hiện tượng ghép đôi, tỉ lệ trứng được thụ tinh cao, trứng được bảo vệ
+ GV chốt lại kiến thức đúng
* Giáo dục hướng nghiệp cho HS: Đây là ngành động vật liên quan đến nhiều ngành nghề như khai thác thuỷ hải sản, nuôi cá, ếch, gia súc gia cầm Các ngành liên quan: chế biến thịt, sữa, da lông, thủ công mỹ nghệ, nghiên cứu động vật, hải dương học
III. Sinh sản và phát triển
+Sinh sản
-Ếch sinh sản vào cuối mùa xuân
-Có tập tính ghép đôi và tìm đến bờ nước để trứng
-Thụ tinh ngoài, trứng được bao bọc bởi khối chất nhày nổi trên mặt nước
+Phát triển
-Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá sau một thời gian nòng nọc phát triển thành ếch con
5/ TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
- Câu 1/ Những đặc điểm cấu tạo ngoài giúp ếch thích nghi với ở nước và ở cạn ?
- Đáp án: Cấu tạo ngoài ếch thích nghi đời sống ở nước
Đầu dẹp thuôn nhọn
Da trần phủ chất nhầy, ẩm, dễ thấm khí
Các chi sau có màng bơi
Cấu tạo ngoài ếch thích nghi đời sống ở cạn
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu
Mắt có mi, tai có màng nhĩ
Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt
- Câu 2/ Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về
đêm? 
- Đáp án: Sống nơi ẩm ướt:Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu xa vực nước cơ thể bị mất
nước da khô, ếch không hô hấp được
Kiếm ăn về ban đêm: vì ban ngày ánh nắng gay gắt cơ thể dễ bị mất nước
- Câu 3/ Động tác hô hấp của ếch là?
a/ Co dãn lồng ngực
b/ Nâng hạ thềm miệng
c/ Phình xẹp bụng
- Đáp án: b.
5.2. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài: Quan sát ếch trong thực tế nhận biết các đặc điểm cấu tạo ngoài.
+ Trả lời 4 câu hỏi SGK /115. Làm vở bài tập.
- Đối với bài học ở tiết học sau:
+ Xem trước bài: TH quan sát cấu tạo trong ếch trên mẫu mổ.
+ Ôn lại bài cấu tạo trong của cá
6/ PHỤ LỤC. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 35. Ếch đồng.doc