Tiết 37, Bài 35: Ếch đồng - Lê Quốc Thắng

i. mục tiêu1. kiến thức: giúp cho hs:

- nắm vững và mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

- trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.

- giải thích 1 số hiện tượng thực tế trong đời sống của ếch đồng.

2. kĩ năng:

- rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh và mẫu vật, kĩ năng làm việc với sgk và vbt.

- rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. thái độ:

- giáo dục ý thức học tập khoa học, tích cực và bảo vệ động vật có ích.

ii. chuẩn bị

1. gv: - tranh: cấu tạo ngoài của ếch đồng. sự di chuyển và phát triển của ếch.

 - mẫu vật: ếch đồng trong lồng nuôi hoặc đoạn phim có nội dung về sự di chuyển trên cạn và trong nước của ếch, sự sinh sản của ếch.

 - phương tiện: máy chiếu prôjecter, màn hình.

2. hs: - mẫu vật theo nhóm: ếch đồng (nếu có). tư liệu sưu tầm về loài ếch đồng.

 - vở bài tập.

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 37, Bài 35: Ếch đồng - Lê Quốc Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày dạy: 07.01.2009
Tiết 37
Lớp lưỡng cư
Bài 35: ếch đồng
I. Mục tiêu1. Kiến thức: Giúp cho HS:
- Nắm vững và mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. 
- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
- Giải thích 1 số hiện tượng thực tế trong đời sống của ếch đồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích tranh và mẫu vật, kĩ năng làm việc với SGK và VBT.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập khoa học, tích cực và bảo vệ động vật có ích.
II. chuẩn bị
1. GV: - Tranh: Cấu tạo ngoài của ếch đồng. Sự di chuyển và phát triển của ếch.
 - Mẫu vật: ếch đồng trong lồng nuôi hoặc đoạn phim có nội dung về sự di chuyển trên cạn và trong nước của ếch, sự sinh sản của ếch.
 - Phương tiện: Máy chiếu Prôjecter, màn hình.
2. HS: - Mẫu vật theo nhóm: ếch đồng (nếu có). Tư liệu sưu tầm về loài ếch đồng.
 - Vở bài tập.
III. phương pháp 
- Quan sát, phân tích kênh hình và thu thập thông tin.
- Giải thích, vấn đáp và hợp tác nhóm.
iv. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập trắc nghiệm: 
 Lựa chọn ý đúng trong 2 câu sau:
Câu 1. Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước có đặc điểm chung là:
a. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.
b. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn kín, có máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
c. Bơi bằng vây, hô hấp bằng phổi, tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
d. Cả a và b.
Câu 2. Nhóm gồm toàn các loài cá xương là:
Cá nhám, cá đuối, lươn, trạch, cá đao.
b. Cá chép, cá vền, cá ngựa, cá mè, cá rô. 
Cá trích, cá bơn, cá nóc, cá mập, cá cóc.
Cả a và b. 
* Đặt vấn đề:
- Giới thiệu về Lớp lưỡng cư và giải thích tên của lớp ĐV này: có đời sống vừa ở nước (giai đoạn nòng nọc) vừa ở cạn (giai đoạn trưởng thành). Một số loài của lớp lưỡng cư: ếch đồng, cóc, chẫu chàng, nhái bén, ễnh ương,...
- Giới thiệu về loài nghiên cứu đại diện ếch đồng: phổ biến, đặc biệt ở vùng nhiệt đới; có đời sống và cấu tạo đặc trưng cho các đặc điểm của lớp lưỡng cư. 
2. Bài mới:
Nội dung 1: Đời sống
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Y/cầu HS ng.cứu phần  I SGK/113.
- Đặt câu hỏi (chiếu lên MH).
 Yêu cầu HS trả lời:
+ ếch đồng có đời sống như thế nào?
+ Nói: ếch là động vật biến nhiệt, có nghĩa như thế nào? Vì sao ếch thường kiếm ăn vào ban đêm?
+ Loại thức ăn của ếch? Các loại thức ăn trên nói lên điều gì liên quan đến đời sống của ếch?
- Tổng hợp ý kiến cả lớp, nhận xét và giới thiệu thêm: ếch sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước; Liên hệ về vai trò của ếch: làm thực phẩm có giá trị, ăn 1 số sâu bọ có hại cho đời sống con người. 
- Y/c HS rút ra nhận xét về đời sống của ếch đồng. Chốt lại kiến thức.
- Cá nhân tự thu thập thông tin trong SGK kết hợp với hiểu biết của bản thân về ếch đồng để trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 - 2 HS trả lời. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
+ ếch sống ở nơi ẩm ướt, có sự trú đông.
+ Nhiệt độ cơ thể không ổn định, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
... vì: ban đêm nhiệt độ môi trường giảm.
 + Thức ăn của ếch: sâu bọ, cua, cá con, giun ốc,... có cả dưới nước và trên cạn, phù hợp với nơi sống của ếch.
- Thu thập thêm thông tin về đời sống của ếch qua tranh mô phỏng: về nơi sống, vai trò của ếch; hiện trạng số lượng loài ếch đang giảm đáng kể " Cần được bảo vệ. 
- Đại diện 1 – 2 HS phát biểu. Cả lớp theo dõi.
Tiểu kết: 
- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Có hiện tượng trú đông.
- Kiếm ăn vào ban đêm. Là động vật biến nhiệt.
Nội dung 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Treo tranh: Hình dạng ngoài và di chuyển của ếch đồng. 
- Chiếu ND phần qII SGK/113 lên MH.
 Y/cầu HS kết hợp quan sát tranh và đoạn phim về: hình dạng, cấu tạo ngoài của ếch; sự di chuyển của ếch ở trên cạn và ở trong nước.
- Y/c HS mô tả lại cách di chuyển của ếch trên tranh H 35.2, 3.
(Trên cạn: khi ngồi, chi sau gấp hình chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng về trước: nhảy cóc).
- Nhận xét về cách di chuyển của ếch.
- Y/c HS trình bày đặc điểm hình dạng, cấu tạo ngoài của ếch trên mô hình.
- Nhận xét và phân tích lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch trên mô hình.
- Chiếu tiếp ND q II SGK/114 lên MH.
- Y/c HS hoàn thành bảng bài tập: đánh dấu (P) vào ô trống thích hợp trong bảng.
- Y/c HS báo cáo kết quả điền bảng.
- Tổng hợp ý kiến cả lớp, đưa ra đáp án thống nhất: (ở nước: đặc điểm 1, 3, 6).
- Y/c các nhóm thảo luận, hoàn chỉnh bảng bài tập: phân tích ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch ghi vào ô trống trong bảng. 
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Tổng hợp ý kiến các nhóm, đánh giá và thống nhất đáp án đúng, chiếu lên MH: (xem ở phần dưới).
- Y/c HS cho biết: ếch hô hấp bằng bộ phận nào? Bộ phận nào là chủ yếu?
- Y/c HS nhắc lại các đặc điểm thích nghi với đời sống ở nước, ở cạn của ếch.
*Nhấn mạnh: dù tiến hoá hơn cá nhưng ếch vẫn chưa tách khỏi đời sống ở nước.
- Nhận xét và chốt lại kiến thức.
- Độc lập quan sát H 35.1" H35.3 trong SGK, kết hợp quan sát đối chiếu các đặc điểm về hình dạng, cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch trong đoạn phim chiếu trên MH, phân tích và ghi nhớ kiến thức.
- Dựa vào kết quả quan sát trên tranh và đoạn phim, đại diện 1 - 2 nhóm mô tả lại 2 cách di chuyển của ếch theo các động tác trên tranh.
(Dưới nước: chi sau có màng bơi để đẩy nước, chi trước có nhiệm vụ bẻ lái).
- Phân loại: ếch có 2 cách di chuyển.
- Đại diện 1 – 2 nhóm lên trình bày trên mô hình. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.
- Đối chiếu và thu thập thông tin bổ sung. 
- Cá nhân tự ng.cứu ND lệnh, xác định sự thích nghi với môi trường sống của từng đặc điểm cấu tạo của ếch, đánh dấu vào bảng trong VBT.
- Đại diện 1 HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Đối chiếu kết quả, tự sửa vào VBT (nếu cần).
- Các nhóm trao đổi, dựa vào kết quả quan sát ở trên, phân tích để thống nhất ý kiến điền vào bảng bài tập cho phù hợp (ghi vào VBT của thư kí nhóm).
- Các nhóm theo dõi kết quả trên MH, so sánh và nhận xét ý kiến giữa các nhóm. 
- Đối chiếu, tự ghi đáp án đúng vào VBT.
- Đại diện 1 HS phát biểu. Cả lớp theo dõi.
 (ếch thở bằng da là chủ yếu và phổi)
- Đại diện 2 HS phát biểu, dựa trên kết quả hoàn thành bảng. 
- Thu thập thông tin bổ sung. 
(giới thiệu để chuyển ý: nghiên cứu phần III)
Kết luận:
- Cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: 
 (bảng kiến thức SGK/114)
- ếch hô hấp bằng da là chủ yếu. 
- Di chuyển: Nhảy cóc (trên cạn), bơi (dưới nước).
 Đáp án: Bảng. Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch
Đặc điểm hình dạng 
và cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống
ở nước
ở cạn
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về trước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi, vừa để thở).
- Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
- Giảm sức cản của nước khi bơi.
- Giúp hô hấp dễ dàng trong nước.
- Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- Giúp ếch vừa thở vừa quan sát.
- Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Thuận lợi cho việc di chuyển.
Nội dung 3: Sinh sản và phát triển của ếch
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Y/cầu HS ng.cứu phần  III SGK/114.
- Y/c các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập trắc nghiệm (chiếu lên MH): 
 Lựa chọn ý đúng và giải thích:
1. Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu “ộp ệp” vào mùa nào trong năm ?
a. Mùa xuân. 
b. Mùa đông. 
c. Cuối xuân, đầu hạ. 
d. Cuối mùa hạ, đầu thu.
2. Tại sao cùng thụ tinh ngoài nhưng số lượng trứng ếch ở mỗi lứa đẻ ít hơn ở cá?
a. Trứng được an toàn hơn khi tập trung thành từng đám trong bọc chất nhầy.
b. Trứng được bảo vệ trong miệng con mẹ.
c. Con cái đẻ trứng đến đâu, con đực ngồi trên tưới tinh dịch tới đó, hiệu quả thụ tinh cao hơn. 
d. Cả a và c.
- Chiếu đoạn phim và phân tích về tập tính “gọi ếch cái” để ghép đôi và đẻ trứng.
- Chiếu tranh: Sự phát triển có biến thái ở ếch lên màn hình.
- Y/c HS hoàn thành phần chú thích cho tranh H 35.4 câm bằng cách điền các cụm từ phù hợp đã gợi ý.
- Y/c HS trình bày sự phát triển của ếch.
 Nhận xét và phân tích lại trên tranh: Vòng đời của ếch cho hoàn thiện.
- Mở rộng kiến thức: Giai đoạn nòng nọc ở ếch có nhiều đặc điểm giống cá (xác định nguồn gốc của ếch).
- Y/c các nhóm thảo luận theo ND: 
Sự sinh sản và phát triển của ếch có gì khác so với cá? 
 (chiếu bảng bài tập lên MH).
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
- Nhận xét và đưa ra đáp án thống nhất (xem ở phần dưới). Từ đó khái quát lại: các đặc điểm khác nhau đó nói lên sự tiến hoá của ếch so với cá.
- Y/c HS rút ra nhận xét về sự sinh sản và phát triển của ếch. Chốt lại kiến thức.
- Cá nhân tự thu thập thông tin trong SGK, kết hợp các kiến thức đã học và sự hiểu biết thực tế về ếch đồng, phân tích để lựa chọn phương án trong các câu trắc nghiệm.
- Đại diện HS trình bày và giải thích cơ sở lựa chọn. Cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
(Mùa sinh sản và tập tính ếch đực: gọi bạn, ghép đôi, ôm ngang ếch cái).
? ếch thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong?
(Cá chép đẻ 15 – 20 vạn trứng/lứa
 ếch đẻ 2.500-5.000 trứng/lứa. 
 Giải thích về đặc điểm và quá trình sinh sản của ếch)
- Thu thập thông tin bổ sung về sự sinh sản của ếch.
- Độc lập quan sát, phân tích nội dung H 35.4.
- Đại diện HS đứng tại chỗ phát biểu. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh.
- Đại diện HS lên trình bày trên H 35.4. Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
- Thu thập thông tin bổ sung.
- Ng.cứu ND yêu cầu, thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến: lựa chọn, nối các đặc điểm sinh sản và phát triển phù hợp với từng loài ếch hoặc cá trong bảng bài tập.
- Đại diện 1 nhóm trả lời. Các nhóm khác theo dõi. 
- Ghi đáp án đúng vào VBT.
- Đại diện 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi.
Tiểu kết: 
- Sinh sản: + ếch sinh sản vào cuối mùa xuân, đầu hạ. Có tập tính ghép đôi.
 + Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
- Phát triển có biến thái: Trứng " nòng nọc " ếch.
Đáp án: Bảng. So sánh sự sinh sản và phát triển của ếch đồng và cá.
ếch đồng.
Các đặc điểm sinh sản và phát triển
Cá
. Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
. Tập tính “gọi cái” để ghép đôi.
. Con cái đẻ trứng xong, con đực bơi theo tưới tinh dịch vào trứng.
. Con cái đẻ trứng đến đâu, con đực ngồi trên tưới tinh dịch tới đó.
. Phát triển trực tiếp.
. Phát triển có biến thái.
- Y/c HS rút ra kết luận chung của bài học.
- Đại diện 1 HS phát biểu.
 Cả lớp theo dõi.
Kết luận chung: SGK/115. 
3. Củng cố, đánh giá:
- Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm sau: 
Câu 1. Lựa chọn ý đúng trong các câu sau:
1. ếch có đặc điểm cấu tạo ngoài:
a. Thích nghi với đời sống ở nước.
b. Thích nghi với đời sống ở cạn.
c. Thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
d. Thích nghi với đời sống kí sinh.
2. ếch là loài động vật có đặc điểm sinh sản là:
a. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
b. Đẻ trứng, thụ tinh trong.
c. Đẻ trứng, thụ tinh ngoài kết hợp thụ tinh trong.
d. Đẻ con, thụ tinh trong.
Câu 2. Hãy sắp xếp các ý ở cột A tương ứng với các ý ở cột C và ghi kết quả vào cột B:
 (Làm ra phiếu học tập theo nhóm)
Đặc điểm hình dạng 
và cấu tạo ngoài (A)
Kết quả
(B)
ý nghĩa thích nghi với đời sống 
(C)
1. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về trước.
2. Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa ngửi, vừa để thở).
3. Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
4. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
5. Chi 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt
6. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
1. - c.
2. – a.
3. – d.
4. – b.
5. - g.
6. - e
a. Giúp ếch vừa thở vừa quan sát.
b. Bảo vệ mắt, giữ mắt không bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
c. Giảm sức cản của nước khi bơi.
d. Giúp hô hấp dễ dàng trong nước.
e. Tạo thành chân bơi để đẩy nước.
g. Thuận lợi cho việc di chuyển.
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong VBT.
 HD trả lời câu 3. ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, bắt mồi về đêm.
 (Dựa vào kiến thức về thân nhiệt và bộ phận hô hấp chủ yếu của ếch)
 Vì: ếch còn hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu da khô: cơ thể mất nước, có thể sẽ chết.
- Chuẩn bị cho bài học sau:
+ Mẫu vật theo nhóm: ếch đồng hoặc chẫu chàng (trong lồng nuôi).
+ Nghiên cứu trước ND bài thực hành, nắm được các bước tiến hành.
 (Nếu có điều kiện: Tập mổ và quan sát cấu tạo trong của ếch trước ở nhà).

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 35. Ếch đồng - Lê Quốc Thắng - Trường THCS Nam Sơn.doc