I. MỤC TIÊU: Học xong bài nay HS phải:
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi.
2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng quan sát thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, say mê tìm hiểu thế giới vi sinh
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập, tranh phóng to hình 4.1;4.2; 4.3 trong SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài thực hành
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1 . .; 7A2: . .; 7A3: . . .; 7A4 . .; 7A5: .; 7A6: . .;
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của HS
3. Hoạt động dạy học:
* Mở bài: Động vật nguyên sinh rất nhỏ bé chúng ta đã được quan sát ở bài trước. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số đặc điểm của trùng roi là động vật điển hình cho ngành động vật nguyên sinh. Chúng dinh dưỡng và sinh sản như thế nào? Để trả lời câu hỏi này thầy và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Tuần 2 Ngày soạn 23/08/2014 Tiết 4 Ngày dạy 26/08/2014 Bài 4: TRÙNG ROI I. MỤC TIÊU: Học xong bài nay HS phải: 1. Kiến thức : - Nêu được đặc điểm cách dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi. 2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng quan sát thu thập kiến thức và hoạt động nhóm.. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, say mê tìm hiểu thế giới vi sinh II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu học tập, tranh phóng to hình 4.1;4.2; 4.3 trong SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại bài thực hành III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1.....; 7A2:....; 7A3:....; 7A4....; 7A5:....; 7A6:...; 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của HS 3. Hoạt động dạy học: * Mở bài: Động vật nguyên sinh rất nhỏ bé chúng ta đã được quan sát ở bài trước. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số đặc điểm của trùng roi là động vật điển hình cho ngành động vật nguyên sinh. Chúng dinh dưỡng và sinh sản như thế nào? Để trả lời câu hỏi này thầy và các em cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng roi xanh Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS: Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức ở bài trước. GV hỏi: Trung roi Xanh sống ở những môi trường nào? + Quan sát hình 4.1 và 4.2 SGK, trao đổi nhóm và yêu cầu nêu được: + Các hình thức dinh dưỡng + Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh. - GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời và các nhóm khác nhận xét và bổ sung - Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I phần 2 và 3 trang 17 và 18 SGK. - Sống trong nước: Ao, hồ, đầm, ruộng - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. -Yêu cầu thực hiện được: + Các hình thức dinh dưỡng . + Kiểu sinh sản vô tính chiều dọc cơ thể. - Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung - Dựa vào hình 4.2 SGK trả lời, lưu ý nhân phân chia trước rồi đến các phần khác. + Các nhóm nghe nhận xét và bổ sung .. * Tiểu kết: - Trùng roi xanh sống trong nước: ao, hồ, đầm, ruộng, kể cả các vũng nước mưa. - Dinh dưỡng: tự dưỡng, dị dưỡng, hô hấp trao đổi khí qua màng tế bào, bài tiết và điều chỉnh áp suất nhờ không bào co bóp. - Sinh sản vô tính theo cách phân đôi chiều dọc cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu tập đoàn trùng roi . Hoạt động của giào viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS: + Nghiên cứu SGK ,quan sát hình 4.3 trang 18 + Hoàn thành bài tập trang 19 SGK (điền từ vào chỗ trống) - Nêu câu hỏi: + Tập đoàn vôn vốc dinh dưỡng như thế nào ? + Hình thức sinh sản của tập đoàn vôn vốc? - Nếu học sinh không trả lời được thì giảng giải: Trong tập đoàn: Một số cá thể ở ngoài làm nhiệm vụ di chuyển bắt mồi, đến khi sinh sản một số tế bào chuyển vào trong phân chia thành tập đoàn mới. - Tập đoàn Vôn vốc cho ta suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa động vật đơn bào và động vật đa bào? - GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận . - Cá nhân tự thu nhận kiến thức - Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập. - Yêu cầu lựa chọn các cụm từ có sản: trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào. - Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác bố sung. - Cho ta suy nghĩ về mối quan hệ về nguồn gốc giưa động vật đơn bào và động vật đa bào -Yêu cầu nêu được: Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho một số tế bào . * Tiểu kết: Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi liên kết với nhau tạo thành, bước đầu có sự phân hoá chức năng. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào . IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK - GV nhắc lại những ý chính cần ghi nhớ của bài 2. Dặn dò : - Dặn các em về nhà học bài - Đọc mục “em có biết ” - Xem trước bài mới. *Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: