Tiết 4: Học hát: Bài Lí cây đa - Bài đọc thêm: Hội Lim - Nguyễn Đình Phương

I.Mục tiêu :

1) Kiến thức:

- HS biết bài hát “Lí cây đa” một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Giới thiệu những nét chính về giai điệu Lí. Hướng dẫn bài đọc thêm Hội Lim.

2) Kĩ năng:

- Luyện tập HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện được những tiếng có dấu luyến qua cách hát tập thể.

- HS nhận biết giai điệu Lí được hình thành từ những câu thơ lục bát trong dân gian.

3) Thái độ:

- Qua bài hát giáo dục học sinh biết giữ gìn những làn điệu dân ca Việt Nam. Biết được phong tục trong sinh hoạt cộng đồng.

II.Chuẩn bị:

Chuẩn bị của giáo viên:

- Đàn phím điện tử, bảng phụ chép bài hát, Đàn và hát thành thạo bài “Lí cây đa”.

- Sưu tầm những câu thơ lục bát đãhình thành nên giai điệu Lí để minh họa.

- Tranh ảnh sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào vùng kinh Bắc.

Chuẩn bị của học sinh:

- Học sinh chép trước bài hát “Lí cây đa” vào vở học.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 4: Học hát: Bài Lí cây đa - Bài đọc thêm: Hội Lim - Nguyễn Đình Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 09 tháng 09 năm 2012
Tiết 04 HỌC HÁT: BÀI LÍ CÂY ĐA
BÀI ĐỌC THÊM: HỘI LIM
I.Mục tiêu :
1) Kiến thức:
HS biết bài hát “Lí cây đa” một bài hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Giới thiệu những nét chính về giai điệu Lí. Hướng dẫn bài đọc thêm Hội Lim.
2) Kĩ năng:
Luyện tập HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát và thể hiện được những tiếng có dấu luyến qua cách hát tập thể.
HS nhận biết giai điệu Lí được hình thành từ những câu thơ lục bát trong dân gian.
3) Thái độ:
Qua bài hát giáo dục học sinh biết giữ gìn những làn điệu dân ca Việt Nam. Biết được phong tục trong sinh hoạt cộng đồngï.
II.Chuẩn bị:
vChuẩn bị của giáo viên:
Đàn phím điện tử, bảng phụ chép bài hát, Đàn và hát thành thạo bài “Lí cây đa”.
Sưu tầm những câu thơ lục bát đãhình thành nên giai điệu Lí để minh họa.
Tranh ảnh sinh hoạt văn hóa dân gian của đồng bào vùng kinh Bắc.
vChuẩn bị của học sinh:
Học sinh chép trước bài hát “Lí cây đa” vào vở học.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tình hình lớp học: (1phút)
Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh, nề nếp tác phong lớp học.
Kiểm tra bài cũ: (4phút)
v Câuhỏi:
Lên bảng ghi 2 ô nhịp bài TĐN số 1 “Ca ngợi tổ quốc” ?
Đọc 2 ô nhịp đã ghi bài TĐN số 1 “Ca ngợi tổ quốc” ?.
v Đáp án:
Giảng bài mơi: (1phút)
Lí là những khúc hát ngắn gọn, chân thật giản dị bắt nguồn từ cuộc sống lao động nhằm mô tả khung cảnh làng quê Việt Nam được thể hiện qua làn điệu Lí. Hôm nay chúng ta học bài hát “Lí cây đa” .
@ Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
8ph
2ph
10ph
5ph
8ph
4ph
- Hoạt động 1:
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam giới thiệu.
+ Vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
+ Giới thiệu đặc điểm địa hình địa lí Bắc Bộ.
+ Giới thiệu vài nét về điệu Lí được hình thành từ những câu thơ lục bát.
+ GV minh họa Lí cây bông, Lí chiều chiều Hoặc Lí cây đa.
- GV treo bảng phụ có chép bài hát.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Kể tên các kí hiệu âm nhạc trong bài.
- GV cho nghe băng mẫu bài hát hoặc tự trình bày.
- GV cho luyện thanh.
- Hướng dẫn HS chia đoạn
Gồm 2 đoạn.
- GV luyện tập từng câu, theo lối móc xích hết bài.
+ Mỗi câu đàn 2,3 lần yêu cầu HS nghe và nhẩm theo
+ Điều khiển HS thể hiện được tính chất dân ca.
+ Hướng dẫn thực hiện các nốt luyến 3 âm và 2 âm.
+ GV đàn giai điệu hướng HS điều chỉnh các câu sai.
- GV cho HS trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh.
+ Nêu cảm nghĩ của mình sau khi học xong bài hát “Lí cây đa”.
- Chia nhóm luyện tập hát lĩnh xướng và hòa giọng.
+ Chia 2 nhóm HS nam và HS nữ thực hiện tương tự.
+ Giáo viên nhận xét.
- Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn bài đọc thêm Hội Lim.
- Hướng dẫn sơ lược những nét chính làng hát quan họ ở vùng kinh bắc xưa.
- Cho xem tranh phóng to người dân đang sinh hoạt.
- Cho nghe bài hát người ơi người ở đừng về hoặc Qua cầu gió bay.
- Hoạt động 3:
- Củng cố các kiến thức:
+ GV kiểm tra thẩm âm bất kỳ câu nào trong bài “Lí cây đa”.
+ Kể tên vài bài hát dân ca Quan họ mà em biết.
- Hoạt động 1:
- HS quan sát trên bản đồ hành chính Việt Nam
- HS lên chỉ địa danh tỉnh Bắc Ninh.
- HS nghe nhắc lại.
-Trèo lên quản dốc ngồi gốc cây đa, cho đôi mình gặp xem hội trăng rằm.
- Quan sát bài hát và đối chiếu vở học.
- Nhìn vào SGK trả lời.
- Nghe cảm nhận giai điệu bài hát.
- Luyện thanh theo đàn.
Đoạn A Trèo lên .cây đa.
Đoạn B: Ai đem.. cây đa.
- HS luyện tập từng câu theo đàn.
- Nghe nhẩm theo giai điệu từng câu.
- Hát nối các câu theo yêu cầu.
- HS luyện tập theo hướng dẫn.
- HS nghe giai điệu tự điều chỉnh.
- Học sinh thực hiện.
- Bài hát gợi lên không khí của ngày hội Quan họ tỉnh Bắc Ninh.
- Nhóm thảo luận để thực hiện theo yêu cầu.
- HS 2 nhóm trình bày kết hợp vỗ tay.
- HS rút kinh nghiệm.
- Hoạt động 2:
- HS đọc SGK trang 15.
- Hội Lim chính là hội chùa làng Lim. Được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm
- Nghe cảm nhận giai điệu bài hát Quan họ.
- Hoạt động 3:
+ Lắng nghe tiết tấu, để nhận ra câu hát hoặc đoạn nhạc trong bài.
+ Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Còn duyên..
I. Học bài hát:
Lí cây đa
 Dân ca quan họ Bắc Ninh 
 Hơi nhanh
II. Bài đọc thêm:
Hội Lim
(Đọc sách giáo khoa)
2ph
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau:
Về nhà tiếp tục luyện tập bài hát “Lí cây đa” Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Sưu tầm một số bài hát Quan họ Bắc Ninh.
Xem trước nhạc lí : Nhịp 4/4.
Chép trước bài TĐN số 2 “Ánh trăng” .
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 4. Học hát - Bài Lí cây đa - Nguyễn Đình Phương - Trường THCS Phước Hòa.doc