Tiết 40, Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Nguyễn Văn Lực

1. Kiến thức

- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó đối với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.

- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

2. Kỹ năng.

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2554Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 40, Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Nguyễn Văn Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 - Tiết: 40.
Ngày soạn: ./01/2010
Ngày dạy: . /01/2010
Chương VII: Bài tiết
Bài: 38. BàI tiết và cấu tạo 
Hệ bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó đối với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của bài tiết, các cơ quan bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
- Kỹ năng hợp tác, lăng nghe tích cực khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
III. phương pháp dạy- học
- Vấn đỏp tỡm tũi.
- Trực quan.
 - Hoạt động nhóm.
IV. phương tiện dạy- học
- Trãnh vẽ, mô hình cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu
- Mẫu vật thật thận lợn bổ dọc.
- Bảng nhóm: Mỗi nhóm một bảng
V. tiến trình dạy – học
	1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Bài mới.
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Yêu cầu 1 H/S đọc thông tin SGK, H/S làm việc cá nhân nghiên cứu kỹ thông tin SGK trả lời câu hỏi của giáo viên.
? Bài tiết là gì ?
? Các sản phẩm bài tiết được sinh ra từ đâu?
? Bài tiết khác thải phân ở điểm nào?
? Y nghĩa của bài tiết là gì?
? Những cơ quan nào tham gia vào quá trình bài tiết?
? Cơ quan bài tiết nào quan trọng nhất? Vì sao?
* G/V: Cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất. Vậy để đảm bảo chức năng đó thì nó phải có câu tạo như thế nào, chúng ta nghiên cứ phần 2
- Cá nhân tự thu thập thông tin 
- Hoạt động toàn lớp trả lời câu hỏi của G/V
+ Yêu cầu H/S trả lời được
- Lọc, thải các chất độc ra ngoài cơ thể.
- Từ hoạt động trao đổi chất của ttế bào và cơ thể, một số chất quá thừa từ hoạt động tiêu hóa.
- Phân được thải qua hậu môn và phân không phải là sản phẩm của quá trình trao đổi chất của tế bào
 + Giữ ổn định môi trường trong cơ thể
 + Giúp cơ thể khong bị nhiễm độc
- Da, phổi, thận
- Thận, vì thận thải 90% sản phẩm bài tiết tan trong nước ( trừ CO2)
+ Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
+ Vai trò: Giữ ổn định môi trường trong cơ thể, chống nhiễm độc và giúp các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu là cơ quan bài tiết quan trọng nhất.
Hoạt động 2
tìm hiểu cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Giáo viên treo hoặc chiếu tranh cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Yêu cầu H/S quan sát kỹ tranh vẽ thận bổ dọc, một dơn vị chức năng, nang cầu thận, nghiên cứu kỹ chú thích, thông tin.
- Tổ chức hoạt động nhóm hoàn thành yêu cầu trong SGK
- Giúp H/S chuẩn kiến thức.
? Hệ bài tiết nước tiểu gồm những cơ quan nào?
? Trong các cơ quan đó, cơ quan nào quan trọng nhất? Vì sao?
*Giáo viên bổ sung thêm về vị trí và cấu tạo ngoài của thận.
? Thận có cấu tạo như thế nào?
? Nêu sự khác nhau giữa phần vỏ và tủy của thận?
? Quan sát kỹ phần vỏ thận thấy những tấm đỏ li ti, đó là gì?
? Một cơ quan phân tích gồm những phần nào?
? Vì sao prôtên lớn và các tế bào máu không chui qua màng lọc?
- Giáo viên giới thệu thêm về 1 đơn vị chức năng
+ Mỗi thận có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng, mỗi đơn vị chức năng gồm:
+ Cầu thận: Là túi mao mạch dày đặc nằm trong nang cầu thận
+ Các mạch máu: ĐM thận - ĐM thận phân nhỏ - ĐM tới - búi mao mạch - TM thận
+ Nang cầu thận: Là túi, thành nang là 2 lớp tế bào biểu bì có các lỗ nhỏ bao bọc cầu thận, nang cầu thận thông với ống thận.
+ Ông thận được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào biểu bì, gồm ống lượn gần, ống lượn xa ( thuộc phần vỏ), quai hen lê ( thuộc phần tủy)
+ ống góp không thuộc đơn vị chức năng, nằm trong phần tủy tạo thành tháp thận, có lỗ đổ nước tiểu đã lọc vào bể thận.
* G/V giới thiệu khái quát về ống dẫn nước tiểu và bóng đái, ống đái
- G/V treo bảng nhóm,
Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo tổ và cho điểm
G/V kiểm tra lại và thống nhất điểm đồng thời nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm
- Các nhóm quan sát tranh, thảo luận thống nhất đáp án đúng cho bài tập chọn câu trả lời đúng nhất trong SGK.
- Các nhóm báo cáo kết quả đúng thông qua trả lời câu hỏi của giáo viên.
* Yêu cầu trả lời được
- Thận - ống dẫn nước tiểu - bóng đái - ống đái.
- Thận quan trọng nhất vì là nơi trực tiếp lọc máu tạo thành nước tiểu.
- Gồm phần vỏ và tủy.
- Vỏ chắc hơn, ở ngoài, màu hồng hoặc đỏ thẫm, phần tủy trắng hơn ở trong.
- Đơn vị chức năng (quản cầu Manpighi).
- Cầu thận - nang cầu thận - ống thận
- Thành mao mạch có những lỗ nhỏ (30-40 A0 )là màng lọc, không cho các phần tử có kích thước lớn lọt qua.
 - Các nhóm nhận xét kết quả của nhau cho điểm và tự rut ra kiến thức chuẩn.
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
 Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm phần vỏ chắc hơn, ở ngoài, màu hồng hoặc đỏ thẫm, phần tủy trắng hơn ở trong và trong cùng là bể thận.
- Mỗi quả Thận gồm khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lộc máu và hình thành nươc tiểu.
- Đơn vị chức năng (quản cầu Manpighi): Cầu thận - nang cầu thận - ống thận.
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
V. Kiểm tra đánh giá.
Khoang tròn vào chữ cái a, b, c ở đầu câu trả lời em cho là đúng.
1. Bữa ăn hợp lí cần có chất lượng là:
a. Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.
b. Có sự phối hợp đảm bảo cân đói tỉ lệ các thành phần thức ăn.
c. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
d. Cả 3 ý a, b, c.
2. Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần:
a. Phát triển kinh tế gia đình.
b. Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng.
c. Bữa ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa.
d. Chỉ a và b
e. Cả a, b, c.
VI. Dặn dò.
- Học bài theo nội dung SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”
- Xem kĩ bảng 37.1 ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2
.Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 38. Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu - Nguyễn Văn Lực.doc