Tiết 41, Bài 39: Bài tiết nước tiểu - Đặng Quang Đức

A. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- HS nắm được quá trình tạo thành nước tiểu và thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.

- Nắm được quá trình thải nước tiểu, chỉ ra được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.

 2. Kỹ năng.

 Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

 Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.

 B. Chuẩn bị.

 - Gv: + Tranh phóng to H 391.

 - Hs: + Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1957Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 41, Bài 39: Bài tiết nước tiểu - Đặng Quang Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 
24/01/08
Tiết 41- Bài 39 : Bài tiết nước tiểu.
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- HS nắm được quá trình tạo thành nước tiểu và thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.
- Nắm được quá trình thải nước tiểu, chỉ ra được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
 2. Kỹ năng.
 Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
 Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: + Tranh phóng to H 391.
 - Hs: + Học bài theo hướng dẫn của giáo viên.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8p)
 - Gv: Kiểm tra bài cũ hai học sinh
 - Bài tiết có vai trò gì với cơ thể sống? Nêu các cơ quan đảm nhận và các sản phẩm bài tiết ở người?
 - Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Nguyên nhân bệnh sỏi thận ở người?
 Gv: đánh giá học sinh. 
 Mở bài: Như các em đã biết mỗi quả thận có 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu hình thành nên nước tiểu. Vậy quá trình lọc máu diễn ra như thế nào? gồm bao nhiêu quá trình ? Khi nào cơ thể thải nước tiểu ra ngoài? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2: I. Sự tạo thành nước tiểu.(18p)
Mục tiêu: - HS nêu được sự hình thành nước tiểu. 
	 - HS chỉ ra được sự khác biệt giữa nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I, quan sát H 39.1 để tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu.
Gv: hướng dẫn học sinh quan sát H 39.1
+ Các ô chú thích tương ứng với các quá trình hình thành nước tiểu, chú ý với mỗi quá trình thành phần các chất có trong đó là gì?
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc lại chú thích H 39.1, thảo luận và trả lời:
- Thành phần nước tiểu đầu khác máu ở điểm nào?
- GV phát phiếu học tập cho HS hoàn thành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu, so sánh với đáp án để chấm điểm.
- GV chốt lại kiến thức.
- HS đọc và sử lí thông tin.
+ Quan sát tranh và nội dung chú thích H 39.1 SGK (hoặc trên bảng).
+ Theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- 1 HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.....
+ Nước tiểu đầu không có tế bào máu và prôtêin.
- HS làm việc trong 2 phút.
- Trao đổi phiếu học tập cho nhau, đối chiếu với đáp án để đánh giá.
- HS hoàn thành kiến thức về quá trình hình thành nước tiểu.
Kết luận: 
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:
+ Qua trình lọc máu ở cầu thận để tạo ra nước tiểu đầu	
+ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận. 
 + Quá trình bài tiết tiếp: Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức.
Sự khác nhau giữa nước tiểu chính thức với nước tiểu đầu.
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan
- Chất độc, chất cặn bã
- Chất dinh dưỡng
- Loãng
- Có ít
- Có nhiều
- Đậm đặc
- Có nhiều
- Gần như không có
Hoạt động 3: II. Thải nước tiểu.(10p)
 Mục tiêu: HS xác định được đường đi của nước tiểu chính thức được tạo ra, biết được tại sao cơ thể của người bình thường chỉ đi tiểu những lúc nhất định.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Sự tạo thành nước tiểu ở cầu thận có diễn ra liên tục không?
- Sự thải nước tiểu có diễn ra liên tục không? 
-Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- Giải thích tại sao có sự khác nhau trong quá trình hình thành nước tiểu và sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể?
-Gv: chốt lại ý kiến học sinh và đưa ra đáp án chính xác.
- GV lưu ý HS: Trẻ sơ sinh, bài tiết nước tiểu là phản xạ không điều kiện, ở người trưởng thành đây là phản xạ có điều kiện do vỏ não điều khiển.
- Cho HS đọc kết luận.
- HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi, rút ra kết luận:
Yêu cầu nêu được:
+ Sự tạo thành nước tiểu ở cầu thận diễn ra liên tục.
+ Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ vào những lúc nhất định.
Hs giải thích được:
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận nên nước tiểu cũng được hình thành liên tục.
+ Nước tiểu tích trữ ở trong bóng đái lên tới 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu, lúc đó mới bài tiết nước tiểu ra ngoài nhờ sự kết hợp của cơ vòng bóng đái và cơ bụng.
Kết luận: 
- Nước tiểu chính thức tạo thành đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, sau đó được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
Hoạt động 4: Củng cố.(7p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Gv: Em hãy trình bày trên sơ đồ về quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
- Gv: chốt lại kiến thức, đánh giá học sinh.
Hs: nêu được quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:
 - Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chát hoà tan có kích thứoc nhỏ qua lỗ lọc trên cách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lơn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở ddaay xảy ra hai quá trinhf: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết. Qua trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần thiết khác. Kừt quả tạo nên nước tiểu chính thức.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.(2 p)
 - Học bài và trả lời câu hỏi 2,3 SGK.
 Câu 2: Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.
 - Đọc trước bài 40.
25/01/08
 Tiết 42- Bài 40 : Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
- Trình bày được các thói quen, xây dựng các thói quen để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của nó.
2. Kỹ năng.
 - Phát triển kĩ năng quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế, tiếp tục rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Rèn luyện, bồi dưỡng cho HS thói quen sống khoa học, ăn uống hợp lí để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: + Máy chiếu, phim trong.
 + Tranh phóng to H 38.1; 39.1.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(8p)
 Gv: kiểm tra bài cũ hai học sinh:
- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
- Trình bày hoạt động thải nước tiểu? Vai trò của bài tiết đối với cơ thể?
 Hs: trình bày dựa vào nội dung bài học và mục kết luận sách giáo khoa.
 Gv: đánh giá học sinh.
Mở bài: Hoạt động bài tiết có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vậy làm thế nào để có một hệ bài tiết khoẻ mạnh? Các em cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2: I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.(20p)
Mục tiêu: - HS nêu được một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- GV chốt lại ý kiến đúng và bổ sung: vi khuẩn gây viêm tai, mũi, họng gián tiếp gây viêm cầu thận do các kháng thể của cơ thể tấn công vi khuẩn này (theo đường máu ở cầu thận) tấn công nhầm làm cho hư cấu trúc cầu thận.
- Cho HS quan sát H 38.1 và 39.1để trả lời:
- Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khoẻ? 
- GV phát phiếu học tập.
- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?
- Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi thận có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
- GV tập hợp ý kiến, chiếu đáp án chính xác.
- HS nghiên cứu, xử lí thông tin, thu nhận kiến thức, vận dụng hiểu biết của mình để liệt kê các tác nhân có hại đối với cầu thận, ống thận, với đường dẫn nước tiểu.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS hoạt động nhóm, trao đổi thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác bổ sung.
(Mỗi nhóm hoàn thành một nội dung)
-Hs: hoàn thành nội dung
Kết luận: 
- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
 + Vi khuẩn gây bệnh 
+ Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu.
+Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và hậu quả
Tác nhân
Tổn thương hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Vi khuẩn
- Cầu thận bị viêm và suy thoái.
- Quá trình lọc máu bị trì trệ " các chất cặn bã và chất độc hại tích tụ trong máu " cơ thể nhiễm độc, phù " suy thận " chết.
Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thức ăn ôi thiu, thuốc.
- ống thận bị tổn thương, làm việc kém hiệu quả.
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp bị giảm " môi trường trong bị biến đổi " trao đổi chất bị rối loạn ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.
- ống thận tổn thương " nước tiểu hoà vào máu " đầu độc cơ thể.
Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
- Đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn.
- Gây bí tiểu " nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 3: II. Xây dựng thói quen sống khoa học
 để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.(10p)
 Mục tiêu: HS nắm được cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học. Tự đề ra cho mình kế hoạch, hình thành thói quen sống khoa học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chiếu nội dung Bảng 40 : cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học.
Yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành thông tin vào bảng.
- GV tập hợp ý kiến HS, chốt lại kiến thức.
- HS thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 40.
- Đại diện nhóm lên bảng chiếu kết quả nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
Bảng 40: Cơ sở khoa học và thói quyen sống khoa học.
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2
- Khẩu phần ăn uống hợp lí
+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Hạn chế tác hại của chất độc hại.
- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được liên tục.
3
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.
Hoạt động 4: Củng cố.(6 p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv : tóm tắt những nội dung chính của bài học.
Gv : Trong thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen noà và chưa có thói quen nào ?
Gv: nhận xét về những thói quen của học sinh.
Hs : đọc mục kết luận sách giáo khoa.
Hs : Một số học sinh đưa ra những thói quen sống khoa học và chưa khoa học của bản thân.
Hs khác nhận xét về thói quen sống đó đ Phòng, chống, hạn chế các tác nhân gây bệnh với hệ bài tiết.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.(2p)
 - Học bài và làm bài tập trong SGK.
	- Đọc trước bài 41.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39. Bài tiết nước tiểu - Đặng Quang Đức.doc