I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xon bài này HS phải:
1. Kiến thức: Nêu được những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với với điều kiện sống
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng so sánh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, bộ xương ếch, bộ xương thằn lằn.
2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài mới và học bài cũ
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: 7A1 . .; 7A2: . .; 7A3: . . .; 7A4 . .; 7A5: .; 7A6: . .;
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. Xác định vai trò của thân và đuôi khi di chuyển
Tuần 22 Ngày soạn 10/01/2015 Tiết 41 Ngày dạy 15/01/2015 Bài 39: CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xon bài này HS phải: 1. Kiến thức: Nêu được những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với với điều kiện sống 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng quan sát tranh và kĩ năng so sánh. 3. Thái độ: Yêu thích môn học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, bộ xương ếch, bộ xương thằn lằn. 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài mới và học bài cũ III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 7A1.....; 7A2:....; 7A3:....; 7A4....; 7A5:....; 7A6:...; 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. Xác định vai trò của thân và đuôi khi di chuyển 3. Các hoạt động dạy học: * Mở bài: Tìm hiểu cấu tạo trong để thấy vị trí chức năng và sự tiến hóa phức tạp hơn so với cá và ếch nhái Hoạt động 1: BỘ XƯƠNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS quan sát bộ xương thằn lằn, đối chiếu với h39.1 SGK xác định vị trí các xương. - GV gọi HS lên chỉ trên mô hình. - GV phân tích: Xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn. + YCHS đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch nêu rõ sai khác nổi bật. - GV chốt lại kiến thức: Tất cả các đặc điểm đó thích nghi hơn với đời sống ở cạn. - HS quan sát h 39.1 SGK, đọc kĩ chú thích ghi nhớ tên các xương của thằn lằn. - Đối chiếu mô hình xương xác định xương đầu, cột sống, xương sườn, các xương đai và các xương chi. + Thằn lằn xuất hiện xương sườn tham gia quá trình hô hấp. Đốt sống cổ: 8 đốt cử động linh hoạt. Cột sống dài. Đai vai khớp với cột sống chi trước linh hoạt. Tiểu kết: - Bộ xương gồm: + Xương đầu + Cột sống có các xương sườn + Xương chi: xương đai, các xương chi. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - HS quan sát h39.2 SGK, đọc chú thích xác định vị trí các hệ cơ quan. + Hệ tiêu hóa của thằn lằn gồm những bộ phận nào? Những điểm nào khác hệ tiêu hóa của ếch? + Khả năng hấp thụ lại nước có ý nghĩa gì với thằn lằn khi sống ở cạn? - YC HS quan sát h39.3 SGK thảo luận: + Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác ếch? + Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ớ điểm nào? Ý nghĩa? - GV giải thích khái niệm thận chốt lại các đặc điểm bài tiết. + Nước tiểu đặc của thằn lằn liên quan gì đến đời sống ở cạn? - HS tự xác định vị trí các hệ cơ quan trên hình 39.2. + Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa phân hóa rõ. Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước. + Cơ thể không bị mất nước + Tim 3 ngăn (2TN –1TT), xuất hiện vách hụt. 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha. + Phổi có nhiều vách ngăn. Sự thông khí nhờ xuất hiện của các cơ giữa sườn. + Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước nước tiểu đặc, chống mất nước. *Tiểu kết: - Hệ tiêu hóa phân hóa, ruột già có khả năng hấp thu lại nước - Hệ tuần hòan: Tim có 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu nuôi cơ thể ít pha - Hệ hô hấp: Bằng phổi nhờ cơ liên sườn - Hệ bài tiết: Có thận sau tiến hóa hơn ếch, có khả năng hấp thu nước Hoạt động 3: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH -HS quan sát mô hình và tranh bộ não thằn lằn xác định các bộ phận của não. +Bộ não của thằn lằn khác ếch ở điểm nào? + Giác quan của não? - HS xác định các phần của bộ não + Não trước, tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp. + Giác quan: Tai xuất hiện ống tai ngoài. Mắt xuất hiện mí thứ ba. *Tiểu kết: - Bộ não: Gồm 5 phần có não trước và tiểu não phát triển - Giác quan: + Tai: Xuất hiện ống tai ngoài. + Mắt: Xuất hiện mắt thứ 3 IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - HS Đọc ghi nhớ SGK, - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài 2. Dặn dò: - Làm câu hỏi 1,2,3,vào vở bài tập. Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK. - Sưu tầm tranh ảnh về các loài bò sát. *Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: