Tiết 41, Bài 45: Thực hành: Quạt điện - Đoàn Thị Thanh

A- Mục tiêu.

- Hiểu được cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt.

- Hiểu được các số liệu kĩ thuật của động cơ điện.

- Sử dụng được quạt điện theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn lao động.

B- Chuẩn bị.

GV: Chuẩn bị mô hình động cơ điện, lá thép, lõi thép, dây quấn, các thiết bị, dụng cụ bảo vệ. Quạt điện 220V, 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng, kìm, cờ lê, tua vít.

HS: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2245Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 41, Bài 45: Thực hành: Quạt điện - Đoàn Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41.
Tuần 23.
Thứ  ngày tháng năm 2007.
Bài 45: Thực hành.
Quạt điện
Mục tiêu.
Hiểu được cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cánh quạt.
Hiểu được các số liệu kĩ thuật của động cơ điện.
Sử dụng được quạt điện theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn lao động.
Chuẩn bị.
GV: Chuẩn bị mô hình động cơ điện, lá thép, lõi thép, dây quấn, các thiết bị, dụng cụ bảo vệ. Quạt điện 220V, 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng, kìm, cờ lê, tua vít.
HS: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành.
Tiến trình dạy học.
Tổ chức ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
? Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha?
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng loại điện cơ sử dụng động cơ để làm quay cánh quạt. Động cơ dùng trong gia đình thường là động cơ 1 pha công suất nhỏ. Để hiểu rõ cấu tạo của quạt điện, các số liệu kĩ thuật của quạt điện và các sử dụng quạt điện chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về quạt điện.
GV hướng dẫn học sinh đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên quạt điện và hoàn thành vào mục 1 BCTH.
? Hãy giải thích cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của động cơ điện?
HS thảo luận trả lời và hoàn thành vào mục 2 BCTH.
VD: Quạt bàn điện cơ.
Công suất: 35W.
Cánh cỡ: 250mm.
Điện áp: 220V.
Cấu tạo.
Stato gồm lõi thép và dây quấn có chức năng tạo ra từ trường quay.
Rôto gồm lõi thép và dây quấn làm quay máy công tác.
Trục: Để lắp cánh quạt.
Cánh quạt: Tạo gió.
Các thiết bị điều chỉnh: Điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió, hẹn giờ.
	Hoạt động 3: Chuẩn bị cho động cơ làm việc.
? Muốn sử dụng động cơ an toàn chúng ta phải làm gì?
GV cho hoc sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài động cơ, kiểm tra phần cơ.
HS thực hiện và hoàn thành vào mục 3 BCTH.
Dùng đúng điện áp định mức.
Không để cho động cơ làm việc quá tải.
Đặt động cơ nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Cần kiểm tra rò điện trước khi sử dụng.
Dùng tay quay để thử độ trơn của trục rôto động cơ, kiểm tra về điện, kiểm tra thông mạch của day quấn Stato.
Kiểm tra cách điện giữa dây quấn và vỏ kim loại bằng đồng hồ vạn năng.
	Hoạt động 4: Cho quạt điện làm việc.
Sau khi kiểm tra Gv đóng điện cho học sinh quan sát và hoàn thành vào mục 4 của BCTH.
? Cần làm gì để cho quạt điện làm việc được bền lâu?
Cần phải sử dụng đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
Củng cố.
 GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài của mình dựa vào mục tiêu của bài học
Hướng dẫn về nhà.
Học kĩ bài và áp dụng vào thực tế đời sống hàng ngày.
Đọc và chuẩn bị trước bài 46: Máy biến áp một pha.
..
Hết tuần 23.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 45. Thực hành - Quạt điện - Đoàn Thị Thanh - Trường THCS An Đức.doc