Tiết 43, Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu - Hoàng Ngọc Sơn

I/Mục tiêu:

 Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu. Nó giúp cho việc nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dể dàng hơn.

 Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu

 II/Chuẩn bị:

 GV:Giáo án, SGK, bảng số liệu thống, thước, phấn màu,

 HS:SGK, thước

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1466Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 43, Bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu - Hoàng Ngọc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43
§2 BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
 I/Mục tiêu:
 Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu. Nó giúp cho việc nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dể dàng hơn.
 Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu
 II/Chuẩn bị:
 GV:Giáo án, SGK, bảng số liệu thống, thước, phấn màu, 
 HS:SGK, thước
 III/Các bước lên lớp
 1/Ổn định lớp
 2/Kiểm tra bài cũ:
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
* Điểm kiểm tra HKI môn Toán lớp 7 của một nhóm học sinh được ghi lại trong bảng sau:
Họ tên 
Điểm
 Châu
6
 Danh 
6
Đức
8
Hà
6
Huệ
10
Họ tên 
Điểm
Lành
5
Minh
6
Ngân
5
Oanh
4
Quang
6
a/Dấu hiệu ở đây là gì ? Số giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu ?
b/Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số tương ứng của chúng?
a/ Dấu hiệu: Điểm kiểm tra HKI môn Toán lớp 7 của một nhóm học sinh. Có 10 giá trị của dấu hiệu.
b/Có 5 giá trị khác nhau: 4, 5, 6, 8, 10.
 Tần số lần lược là : 1, 2, 5, 1, 1.
	Từ bảng SLTK ban đầu này e nào cho T biết trong nhóm này điểm thấp nhất (cao nhất) là mấy điểm? Đa số các bạn được mấy điểm? 
	Như vậy, từ bảng SLTK ban đầu ta có thể dễ dàng đưa ra những nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng làm được việc này một cách dễ dàng. Chẵng hạn với bảng SLTK ban đầu sau (Gv chiếu lên) ta rất khó đưa ra những nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu.
	Vậy, liệu có thể trình bày bảng này một cách gọn gàng hơn để từ đó chúng ta dễ có những nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu hơn hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, trong tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu.
	3/Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
LƯU BẢNG
*Hoạt động 1:Lập bảng “tần số“
*?1: (GV chiếu lên)
-Cho HS làm nhóm theo bàn
-Vẽ khung hình chữ nhật gồm hai dòng. Dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau, dòng dưới ghi lại các tần số tương ứng của chúng. 
-GV:Bảng các em vừa lập gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu. Để cho thuận tiện ta gọi đó là bảng “tần số”
-Thông thường bảng tần số được lập như sau:...
-Vậy em nào có thể mô tả cho T cấu tạo của bảng “tần số”
*Hãy lập bảng “tần số” từ bảng 1 sau....
-Cho cả lớp làm vào vở, gọi 1HS lên bảng
-Theo các em, từ bảng “tần số” các em vừa lập và bảng 1 thì bảng nào giúp ta dễ dàng nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu hơn?
*Vậy chúng ta có thể thu gọn bảng SLTK ban đầu không? Bảng thu gọn đó có tên gọi là gì?E nào có thể mô tả lại cấu tạo bảng TS?
*Bây giờ chúng ta tìm hiểu thử xem bảng tần số còn dạng nào khác nữa không và cách nx từ 1 bảng tần số là ntn? Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu phần chú ý (a, b) ở sgk 
-HS đọc đề...làm theo nhóm trên phiếu
Gt
(x)
98
99
100
101
102
Ts (n)
3
4
16
4
3
-HS...gồm 2 dòng, Dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau, dòng dưới ghi lại các tần số tương ứng của chúng.
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng...
-HS...Bảng “tần số”
-HS:..từ bảng SLTK ban đầu ta có thể thu gọn thành bảng TS 
-HS...gồm 2 dòng...
1. Lập bảng “tần số “: (sgk)
*từ bảng 1 (sgk/4) ta có bảng tần số sau:
Giá tri(x)
28
30
35
50
Tần số(n)
2
8
7
3
N=20
*Hoạt động 2: Chú ý
-Cho HS nghiên cứu sgk vài phút
-Vậy bảng tần số ngoài dạng “ngang” còn có dạng nào khác? (Gv chiếu bảng dọc)
-Cấu tạo của bảng “dọc”?
*Cho HS làm BT nhỏ sau:
b)Hãy quan sát bảng tần số (được lập từ bảng 7 sgk) rồi điền vào chỗ trống trong nhận xét sau:
Nhận xét :
a) Tuy số các giá trị của X là........,song chỉ có . giá trị khác nhau là: 98, 99, 100, 101, 102
b) Chỉ có 3 hộp chè có khối lượng.......(g) và......hộp chè có khối lượng 102 (g), nhưng lại có đến......hộp chè có khối lượng 100 (g).
c)Khối lượng các hộp chè chủ yếu là .........(g)
-Gọi 1số HS trả lời... 
-Gv lưu ý HS nx theo các đặc điểm như trên...
*Vậy ta có thể lập TS từ bảng gì và bảng TS có những ưu điểm nào?
-Gv chiếu bảng tóm tắc
-HS nghiên cứu sgk
-HS...dạng “dọc”
-HS...gồm 2 cột.......
-HS:..Trả lời....
-HS...giúp người điều tra dể có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
2. Chú ý (sgk) 
 4/Củng cố và luyện tập vận dụng
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
BT5/11 (Có điều chỉnh so với sgk)
-GV:Gọi HS đọc BT 5
-Chia lớp thành 4 nhóm
-Trò chơi gồm 2 phần:TK ngày, tháng, năm sinh và lập bảng TS
-Gv chiếu Kq các nhóm và hỏi: Nhóm...có ban nhiêu bạn, các bạn này sinh vào những tháng nào? Tháng nào có nhiều bạn được sinh nhất?
*BT6/11
-GV:Cho HS làm nhóm theo bàn 
-GV hỏi vài nhóm: Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
-Cho nhóm khác nhận xét.
-Gv chiếu lên màn hình rồi hỏi: Các giá trị khác nhau, tần số tương ứng?
-Cho nhóm khác nhận xét.
-Nhóm nào làm đúng câu a)?
-Câu b): Gọi vài nhóm nêu nx?
-Gv chốt lại và chiếu phần nx...
-Có bao nhiêu nhóm làm đúng cả 2 câu?
* Theo chủ trương về phát triển dân số của nhà nước thì mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1- 2 con.Vậy thôn này có bao nhiêu gia đình vi phạm chủ trương này?Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
HS:Đọc BT 5
HS:làm nhóm trên phiếu theo mẫu:
+Bảng thống kê
Họ tên 
Ngày, tháng, năm sinh
............
+Điền Kq vào bảng 10:
Tháng(x)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tần số(n)
-HS: Đọc BT 6
-HS: Làm nhóm....
a/Dấu hiệu cần tìm hiểu là : Số con của mỗi gia đình 
-Nhận xét....
-HS trả lời...nhận xét
Số con của mỗi gia đình (x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
4
17
5
2
-Các nhóm giơ tay..
-Các nhóm giơ tay..
-HS...có 7 gia đình, chiếm tỉ lệ ~ 23,3 %
	5/Dặn dò:
 - Về học bài, xem và làm lại các BT đã làm tại lớp
 - Làm BT 7 sgk Xem SGK trước các bài tập 8, 9 trang 12 sgk tiết sau LT

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu - Hoàng Ngọc Sơn - Trường THCS Quảng Thành.doc