Tiết 43, Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da - Đặng Quang Đức

 A. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Mô tả được cấu tạo của da.

- Nắm được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm.

- Có ý thức giữ vệ sinh da.

 2. Kỹ năng.

 Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.

 B. Chuẩn bị.

 - Gv: + Tranh câm cấu tạo da,

 - Hs: + Ôn tập bài thân nhiệt.

 

doc 13 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2628Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 43, Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da - Đặng Quang Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
27/01/08
Tiết 43- Bài 41 : Cấu tạo và chức năng của da.
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Mô tả được cấu tạo của da.
- Nắm được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm.
- Có ý thức giữ vệ sinh da.
 2. Kỹ năng.
 Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: + Tranh câm cấu tạo da, 
 - Hs: + ôn tập bài thân nhiệt.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8p)
 - Gv: Kiểm tra bài cũ 1 học sinh
 - Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, cần phải có những biện pháp nào?
 Gv: đánh giá học sinh. 
 Mở bài: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong điều hoà thân nhiệt? Ngoài chức năng điều hoà thân nhiệt, da còn có chức năng gì ? Cấu tạo của nó như thế nào để đảm nhiệm chức năng đó?
Hoạt động 2: I. Cấu tạo da.(18p)
Mục tiêu: HS nêu được da cấu tạo gồm 3 phần chính là: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ và các cơ quan trong từng phần.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu hướng dẫn học sinh quan sát H 41.1, đọc kĩ chú thích. 
- GV treo tranh sơ đồ câm H 41.1, yêu cầu HS lên bảng hoàn thành chú thích.
- GV cho HS dùng mũi tên  đ  chỉ các thành phần cấu tạo của da
Qua bài tập giáo viên yêu cầu :
- Nêu cấu tạo của da?
- GV dùng tranh minh hoạ tổng hợp về thành phần cấu tạo của da.
Gv: qua tìm hiểu thành phần cấu tạo của da, yêu cầu học sinh thảo luận trả lời :
- Mùa hanh khô, da bong những vảy trắng nhỏ. Giải thích hiện tượng này?
- Vì sao da ta luôn mềm mại, không thấm nước?
- Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật?
- Da có phản ứng thế nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh?
- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
- Tóc và lông mày có tác dụng gì?
Gv : chốt lại ý kiến đúng.
- HS tự nghiên cứu H 41.1, chú thích.
- Hs: các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện 2 nhóm lên chú thích về thàn phần cấu tạo của da, các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của 2 nhóm.
Hs: dựa vào tranh nêu được thành phần cấu tạo của da.
Hs: ghi nhớ về thành phần cấu tạo của da.
- HS thảo luận nhóm nêu được:
+ Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hoá sừng và chết.
+ Da mềm mại. không thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn trên bề mặt da.
+ Da nhiều cơ quan thụ cảm là đầu mút các tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, đau ...
+ Khi trời nóng mao mạch dưới da dãn ra, tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi kéo theo nhiệt làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co để giữ nhiệt.
+ Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống tác dụng cơ học của môi trường và chống mất nhiệt khi trời rét.
+ Tóc tạo lớp đệm không khí, chống tia tử ngoại và điều hoà nhiệt độ.
+ Lông mày ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt.
HS: các nhóm nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
- Da cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan.
+ Lớp mớ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Hoạt động 3: II. Chức năng của da.(10p)
 Mục tiêu: HS nêu được các chức năng cơ bản của da và giải thích được đặc điểm cấu tạo của da với những chức năng trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Gv : qua tìm hiểu cấu tạo của da và giải thích một số hiện tượng thực tế , yêu cầu học sinh:
- Thảo luận để trả lời các câu hỏi mục s SGK – Tr 133.
- Da có những chức năng gì?
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- Đặc điểm nào của da giúp da thực hiện chức năng bảo vệ?
- Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích?
- Bộ phận nào của da giúp da thực hiện chức năng bài tiết?
- Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào?
Gv: nhận xét, hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
- HS trả lời dựa vào bài tập ở mục I của bài, nêu được 4 chức năng của da.
Hs: hoàn thành kết luận về chức năng của da.
- Tìm hiểu được nguyên nhân của từng chức năng.
Hs: hoạt động cá nhận tìm lí do giải thích cho những chức năng trên.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Tự rút ra kết luận.
Kết luận: 
Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể:	
- Điều hoà thân nhiệt:- Nhận biết kích thích của môi trường
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da còn là sản phẩm tạo nên vẻ đẹp của con người.
Hoạt động 4: Củng cố.(7p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu một HS trình bày cấu tạo da bằng mô hình.
- Giải thích vì sao không nên trang điểm bằng cách lạm dụng phấn, nhổ lông mày khi trang điểm?
Gv: đánh giá học sinh
Hs: Một học sinh chỉ trên tranh về cấu tạo của da.
Hs: giải thích lí do:
- Lông mày có tác dụng ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt, vì vậy không nên nhổ lông mày.
- Lạm dụng kem, phấn sẽ bít các lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da và phát triển.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.(2 p)
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Tìm hiểu trước nội dung bài: vệ sin da.
27/01/08
 Tiết 44- Bài 42 : Vệ sinh da.
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.
- Có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Có thái độ vệ sinh cá nhân, cộng đồng.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: - Tranh ảnh các bệnh ngoài da.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(6p)
 Gv: kiểm tra bài cũ một học sinh:
 - Nêu vai trò của da?
Gv: đánh giá học sinh.
Mở bài: Da có vai trò rất quan trọng với cơ thể, nó có chức năng bảo vệ, bài tiết, tiếp nhận kích thích, điều hoà thân nhiệt. Như vậy ta phải bảo vệ da để da thực hiện tốt các chức năng của nó.
Hoạt động 2: I. Bảo vệ da.(10p)
Mục tiêu: Xây dựng cho học sinh thái độ và hành vi bảo vệ da.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Gv : dựa vào những hiểu biết thực tế của mình em hãy cho biết :
- Da bẩn có hại như thế nào?
- Da bị xây xát có hại như thế nào?
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I.
? Giữ gìn da sạch bằng cách nào?
- Yêu cầu HS đề ra các biện pháp bảo vệ da.
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, cùng với hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
- Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi, hạn chế khả năng diệt khuẩn của da.
- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng, nhiễm trùng máu, uốn ván.
HS tự đề ra cách giữ sạch da và các biện pháp bảo vệ da.
Kết luận: 
	Các biện pháp bảo vệ da:
- Thường xuyên tắm rửa.
- Thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ.
- Không nên nặn trứng cá.
- Tránh lạm dụng mĩ phẩm...
Hoạt động 3: II. Tìm hiểu cách rèn luyện da.(10p)
 Mục tiêu: - HS nêu được các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện da.
	- Có hành vi rèn luyện thân thể hợp lí.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV phân tích:
+ Cơ thể là 1 khối thống nhất, rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da.
+ Rèn luyện thân thể phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhằm tăng khả năng chịu đựng của da.
+ Da bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể và có liên quan mật thiết đến nội quan, đến khả năng chịu đựng của da và của các cơ quan, giữa chúng có tác dụng qua lại.
Gv: rèn luyện là một biện pháp rất tốt để bảo vệ da
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập s SGK và các hình thức rèn luyện để bảo vệ da.
- Cho 1 vài nhóm nêu kết quả. GV chiếu nội dung kiến thức đúng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập (135) để đưa ra nguyên tắc rèn luyện da.
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả, GV bổ sung.
- GV lưu ý HS: hình thức tắm nước lạnh phải được rèn luyện thường xuyên, trước khi tắm phải khởi động, không tắm lâu, sau khi tắm phải lau người, thay quần áo nơi kín gió.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS đọc kĩ bài tập, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, đánh dấu vào bảng 42.1 trong vở bài tập.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được:
- Rèn luyện từ từ.
	- Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
	- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
- HS thảo luận, đánh dấu vào ô trống ở cuối mỗi nguyên tắc.
- 1 vài đại diện đưa kết quả, các HS khác nhận xét để hoàn thiện kiến thức.
- Kết quả: các hình thức rèn luyện da: 1, 4, 5, 8, 9.
Kết luận: 
	Các hình thức rèn luyện da:
- Tắm nắng lúc 8-9 giờ sáng.
- Tập chạy buổi sáng,
- Tham gia thể thao buổi chiều.
- Xoa bóp.
- Lao động chân tay vừa sức.
Hoạt động 4: III. Phòng chống bệnh ngoài da.(12p)
Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp phòng chống bệnh ngoài da.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv: dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy thảo luận, kể một số bệnh ngoài da mà em biết
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 42.2.
- Yêu cầu HS nêu kết quả, GV nhận xét.
- Cho HS đọc thông tin mục III SGK- Tr 135
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- GV đưa ra 1 số tranh ảnh về bệnh ngoài da để HS quan sát. Đưa thông tin về phòng bệnh uốn ván cho trẻ sơ sinh và người mẹ bằng tiêm phòng. Diệt bọ mò, bọ chó bằng cách vệ sinh, sử dụng thuốc diệt phun vào ổ rác, bụi cây.
- HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của mình về các bệnh ngoài da, trao đổi nhóm để hoàn thành bài tập.
- 1 vài đại diện chiếu kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
Hs: đọc thông tin mục III. Từ thông tin nêu được các biện pháp phòng chống bệnh ngoài da.
- HS tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Các bệnh ngoài da: ghẻ lở, hắc lào, nấm, chốc, mụn nhọt, chấy rận, bỏng....
- Phòng chữa:
+ Vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, tránh để da bị xây xát.
+ Khi mắc bệnh cần chữa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Khi bị bỏng nhẹ: ngâm phần bỏng vào nước lạnh sạch, bôi thuốc mỡ chống bỏng. Bị nặng cần đưa đi bệnh viện.
Hoạt động 5: Củng cố.(5p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv: tóm tắt nội dung bài học
? Vì sao phải bảo vệ và giữ gìn vệ sinh da?
? Rèn luyện da bằng cách nào?
? Vì sao nói giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp cũng là bảo vệ da? 
Gv: đánh giá học sinh.
Hs: đọc mục kết luận sách giáo khoa.
Hs: trả lời câu hỏi dựa vào nội dung bài học.
Hs: nhận xét bổ sung.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.(2p)
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
 - Đọc mục: “em có biết”
 - Thường xuyên thực hiện theo bài tập 2
 - Ôn lại bài phản xạ để ôn tập lại cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh.
Tuần 23 
31/01/08
Chương IX: Thần kinh và giác quan
Tiết 45- Bài 43 : Giới thiệu chung hệ thần kinh
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
 Khi học xong bài này, học sinh phải:
- Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.
- Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh (bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên).
 2. Kỹ năng.
 Rèn kĩ năng phân tích , kĩ năng tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: + Tranh phóng to H 43.1; 43.2.
 - Hs: + ôn tập về cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5p)
 - Gv: Kiểm tra bài cũ 1 học sinh
 - Nêu vài trò của hệ thần kinh?
 Gv: đánh giá học sinh. 
 Mở bài: Cơ thể thường xuyên tiếp nhận và trả lời các kích thích bằng sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các nhóm cơ quan, hệ cơ quan giúp cơ thể luôn thích nghi với môi trường, dưới dự chỉ đạo của hệ thần kinh. Hệ thần kinh có cấu tạo như thế nào để thực hiện các chức năng đó?
Hoạt động 2: I. Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.(10p)
Mục tiêu: HS mô tả được cấu tạo của 1 nơron điển hình và chức năng của nó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát H 43.1, cùng với kiến thức đã học trong bài phản xạ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Mô tả cấu tạo 1 nơron?
- GV lưu ý HS: nơron không có trung thể.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
+ Mô thần kinh gồm: tế bào thần kinh đệm: có chức năng nâng đỡ, sinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh.
+ Tế bào thần kinh (nơron) là đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
Gv : giới thiệu về thành phần cấu tạo của mô thần kinh?
- Nêu chức năng của nơron?
- Cho HS quan sát tranh để thấy chiều dẫn truyền xung thần kinh của nơron.
- GV bổ sung: dựa vào chức năng dẫn truyền, nơron được chia thành 3 loại.
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài phản xạ dể trả lời:
- 1 HS gắn chú thích cấu tạo của nơron, sau đó mô tả cấu tạo.
Hs: ghi nhớ về mô thần kinh.
Hs: dựa vào nội dung kiến thức đã học nêu được chức năng của nơron thần kinh:
+ Chức năng cảm ứng và dẫn truyền.
- Quan sát tranh, nghe GV giới thiệu và tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
Cấu tạo của nơron gồm:
	+ Thân: chứa nhân
	và sợi nhánh: ở quanh thân.
	+ 1 sợi trục: dài, thường có bao miêlin 
b. Chức năng của nơron:
	+Cảm ứng(hưng phấn)
	+Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều (từ sợi nhánh tới thân, từ thân tới sợi trục).
Hoạt động 3: II. Các bộ phận của hệ thần kinh.(20p)
 Mục tiêu: HS nêu được cách phân chia hệ thần kinh theo cấu tạo và chức năng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh (giới thiệu 2 cách).
+ Theo cấu tạo
+ Theo chức năng
- Yêu cầu HS quan sát H 43.2 về sơ đồ cấu tạo hệ thần kinh, đọc kĩ bài tập, lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.
- Gọi 1 HS báo cáo kết quả.
Gv: nêu đáp án đúng.
Cho HS nhận xét, trả lời câu hỏi:
Gv: qua bài tập yêu cầu:
Phân chia hệ thần kinh dựa vào thành phần cấu tạo? Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào?
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
Gv: yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2.
- Dựa vào chức năng hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau về chức năng của 2 bộ phận này?
Gv: chốt lại ý kiến đúng.
- HS thảo luận nhóm, làm bài tập điền từ SGK vào vở bài tập.
- 1 HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu nêu được cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1: Não
2: Tuỷ
3 + 4: bó sợi cảm giác và bó vận động.
+ Do sợi trục của nơron tạo thành.
Hs : qua bài tập, nêu được thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
- HS dựa vào SGK để trả lời, nêu được sự phân chia hệ thần kinh dựa vào chức năng.
Kết luận: 
1.Cấu tạo
+ Trung ương thần kinh gồm: Não bộ và tuỷ sống.
	+ Bộ phận ngoại biên gồm: dây thần kinh và các hạch thần kinh.
2. Chức năng.
	+ Hệ thần kinh vận động.
	+ Hệ thần kinh sinh dưỡng. 
Hoạt động 4: Củng cố.(8p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Gv: yêu cầu học sinh qua bài học hãy:
- Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron ?
- Trình bày các bộ phận và thành phần cấu tạo của hệ thần kinh ?
Gv : đánh giá học sinh.
Gv: hướng dẫn học sinh trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới dạng sơ đồ.
Hs : Trả lời theo yêu cầu của giáo viên
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Học sinh đọc mục : “Em có biết” để tìm hiểu về tế bào thần kinh.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.(2 p)
 - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
 - Chuẩn bị thực hành theo nhóm: ếch, bông, khăn lau
01/02/08
 Tiết 44- Bài 42 : Thực hành:
Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống.
 A. Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định.
- Từ thí nghiệm và kết quả quan sát:
+ Nêu được chức năng của tuỷ sống, dự đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ sống.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng.
 - Có kĩ năng thực hành tìm hiểu vai trò của tuỷ sống.
3. Thái độ
 - Có ý thức kỉ luật, ý thức vệ sinh.
 B. Chuẩn bị.
 - Gv: + ếch 1 con, 1 đoạn tuỷ sống lợn tươi.
	 + Bộ đồ mổ: đủ cho các nhóm.
	 + Dung dịch HCl 0,3%; 1%; 3%, cốc đựng nước lã, bông thấm nước.
- Hs: - Chuẩn bị của HS (mỗi nhóm):
	+ ếch 1 con.
	+ Khăn lau, bông.
	+ Kẻ sẵn bangr 44 vào vở.
 C. Hoạt Động Dạy Học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(6p)
 Gv: Kiểm tra bài cũ một học sinh:
- Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh? Nêu thành phần của hệ thần kinh trung ương?
Gv: đánh giá học sinh.
 Đặt vấn đề: Trong bài trước các em đã nắm được các bộ phận của hệ thần kinh. Các em biết rằng trung ương thần kinh gồm não và tuỷ sống. Tuỷ sống nằm ở đâu? Nó có cấu tạo và chức năng như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài thực hành hôm nay để trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống.(18p)
 Mục tiêu: HS tiến hành thành công 3 thí nghiệm 1, 2, 3 và mô tả được hiện tượng xảy ra ở các thí nghiệm. Nêu được chức năng của tuỷ sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-Gv: hướng dẫn học sinh huỷ não ếch.
- Yêu cầu HS huỷ não ếch, để nguyên tuỷ.
- Yêu cầu HS tiến hành:
+ Bước 1: HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, 3 theo giới thiệu ở bảng 44.
- GV lưu ý: sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rửa thật sạch chỗ có axit, lau khô để khoảng 3 – 5 phút mới kích thích lại.
- Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, GV yêu cầu HS:
- Dự đoán về chức năng của tuỷ sống?
- GV ghi nhanh dự đoán của HS ra góc bảng.
Gv: Tổng hợp ý kiến dự đoán, cắt đôi dây thần kinh da ở giữa lưng 1 và 2.
+ Bước 2: GV biểu diễn thí nghiệm 4,5.
- Cắt ngang tuỷ ở đôi dây thần kinh thứ 1 và thứ 2 (ở lưng)
- Lưu ý: nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên (trong chất trắng ở mặt sau tuỷ sống) do đó nếu kích thích chi trước thì 2 chi sau cũng co (đường xuống trong chất trắng còn).
- Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
+ Bước 3: GV biểu diễn thí nghiệm 6 và 7 (huỷ tuỷ ở trên vết cắt ngang rồi tiến hành như SGK)
- Qua thí nghiệm 6, 7 có thể khẳng định điều gì?
- GV cho HS đối chiếi với dự đoán ban đầu, sửa câu sai.
- Yêu cầu HS nêu chức năng của tuỷ sống.
- Quan sát, ghi nhớ cách tiến hành.
- Từng nhóm HS tiến hành:
Dùng kim mũi nhọn phá não.
Treo lên giá 3 -5 phút cho ếch hết choáng.
- Từng nhóm đọc kĩ 3 thí nghiệm phải làm, lần lượt làm thí nghiệm 1, 2, 3. Ghi kết quả quan sát được vào bảng 44 (đã kẻ sẵn ở vở).
- Các nhóm dự đoán ra giấy nháp.
- 1 số nhóm đọc kết quả dự đoán.
Hs: có thể có dự đoán.
+ Trong tuỷ sống chắc chắn phải có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
+ Các căn cứ đó phải có sự liên hệ với nhau theo các đường liên hệ dọc (vì khi kích thích chi dưới không chỉ chi dưới co mà 2 chi trên cũng co).
- HS quan sát thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm 4, 5 vào bảng 44 trong vở.
- HS thảo luận nhóm và nêu được:
- Thí nghiệm này chứng tỏ só sự liên hệ giữa các căn cứ thần kinh ở các phần khác nhau của tuỷ sống (giữa căn cứ điều khiển chi trước và chi sau).
- HS quan sát phản ứng của ếch, ghi kết quả thí nghiệm 6, 7 vào bảng 44.
- HS trao đổi nhóm và rút ra kết luận.
+ Tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi.
- HS nêu.
Kết luận: 
Tiến hành thành công thí nghiệm sẽ có kết quả:
	+ Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co.
	+ Thí nghiệm 2: Co cả 2 chi sau.
	+ Thí nghiệm 3: Cả 4 chi đều co.
	+ Thí nghiệm 4: Cả 2 chi sau co.
	+ Thí nghiệm 5: Chỉ 2 chi trước co.
	+ Thí nghiệm 6: 2 chi trước không co.
	+ Thí nghiệm 7: 2 chi sau co.
Kết luận: Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vận động của các chi (PXKĐK). Giữa các căn cứ thần kinh có sự liên hệ với nhau.
Hoạt động 3: II. Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống.(10p)
 Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo trong và ngoài của tuỷ sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát lần lượt H 44.1; 44.2; mô hình tuỷ sống lợn.
- Nhận xét về hình dạng, kích thước, mầu sắc, vị trí của tuỷ sống?
- GV chốt lại kiến thức.
-Yêu cầu HS nhận xét màng tuỷ.
- GV cho HS quan sát kĩ mô hình và mẫu tuỷ lợn.
- Nhận xét cấu tạo trong của tuỷ sống?
- Từ kết quả thí nghiệm nêu rõ vai trò của chất xám, chất trắng.
- Cho HS giải thích thí nghiệm 1 trên sơ đồ cung phản xạ.
- Giải thích thí nghiệm 2 bằng nơron liên lạc bắt chéo.
- Giải thích thí nghiệm 3 bằng đường lên, đường xuống (chất trắng).
- HS quan sát kĩ hình vé, đọc chú thích, quan sát mô hình, nhận biết màu sắc của tuỷ sống lợn, trả lời câu hỏi:
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- HS trả lời, nhận xét, rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: 
a. Cấu tạo ngoài: 
	- Tuỷ sống nằm trong cột sống từ đốt cổ thức I đến thắt lưng II, dài 50 cm, hình trụ, có 2 phần phình (cổ và thắt lưng), màu trắng, mềm.
	- Tuỷ sống bọc trong 3 lớp màng: màng cứng, màng nhện, màng nuôi. Các màng này có tác dụng bảo vệ, nuôi dưỡng tuỷ sống.
b. Cấu tạo trong:
	- Chất xám nằm trong, hình chữ H (do thân, sợi nhánh nơron tạo nên) là căn cứ (trung khu) của các PXKĐK.
	- Chất trắng ở ngoài (gồm các sợi trục có miêlin) là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
Hoạt động 4: Thu hoạch.(10p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- HS hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập.
- Ghi lại kết quả thực hiện các lệnh trong các bước thí nghiệm.
- Dựa trên nội dung thí nghiêm đã quan sát được, hoàn thành bảng theo yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.(1p)
	- ôn tập về cung phản xạ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Cấu tạo và chức năng của da - Đặng Quang Đức.doc