Tiết 43, Bài 45: Thực hành: Quạt điện - Võ Lê Nguyên - Năm học 2009-2010

1/ Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cách quạt

- Hiểu được các số liệu kĩ thuật

2/ Kĩ năng: Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn

- Tính toán được tiêu thụ điện năng trong gia đình

3/ Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của quạt điện

- Có ý thức tiết kiệm điện năng

B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:

Mô hình máy biến áp 1 pha

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức Chia nhóm HS, mỗi nhóm từ 5-7 HS

2/ Kiểm tra: Động cơ điện 1pha có những bộ phận chính nào? Dùng để làm gì? nêu ứng dụng.

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng loại điện-cơ, sử dụng động cơ điện để làm quay cánh quạt tạo ra gió. Động cơ điện dùng trong đồ dùng điện trong gia đình thường là động cơ điện 1pha công suất nhỏ. Để hiểu được cấu tạo của quạt điện, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng, chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành “Quạt điện”

 Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Điện năng là 1 dạng hàng hóa rất quý. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm và không lãng phí. Làm thế nào để xác định được lượng điện tiêu thụ của từng thiết bị cũng như của cả gia đình mình. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 43, Bài 45: Thực hành: Quạt điện - Võ Lê Nguyên - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 	Bài 45: THỰC HÀNH: QUẠT ĐIỆN
Bài 47: THỰC HÀNH: TÍNH TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG TRONG GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: Hiểu được cấu tạo của quạt điện: Động cơ điện, cách quạt
- Hiểu được các số liệu kĩ thuật
2/ Kĩ năng: Sử dụng được quạt điện đúng các yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn
- Tính toán được tiêu thụ điện năng trong gia đình
3/ Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của quạt điện
- Có ý thức tiết kiệm điện năng
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
Mô hình máy biến áp 1 pha
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức Chia nhóm HS, mỗi nhóm từ 5-7 HS
2/ Kiểm tra: Động cơ điện 1pha có những bộ phận chính nào? Dùng để làm gì? nêu ứng dụng.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng loại điện-cơ, sử dụng động cơ điện để làm quay cánh quạt tạo ra gió. Động cơ điện dùng trong đồ dùng điện trong gia đình thường là động cơ điện 1pha công suất nhỏ. Để hiểu được cấu tạo của quạt điện, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng, chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành “Quạt điện”
 Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Điện năng là 1 dạng hàng hóa rất quý. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm và không lãng phí. Làm thế nào để xác định được lượng điện tiêu thụ của từng thiết bị cũng như của cả gia đình mình. Đó cũng là nội dung của bài học hôm nay.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦAGIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Tìm hiểu quạt điện
Hoạt động 2: Tìm hiểu quạt điện
* GV nhắc lại nội qui an toàn và hướng dẫn trình tự bài thực hành cho các nhóm.
* Hướng dẫn HS đọc, giải thích số liệu kĩ thuật và ghi vào mục 1
- Chỉ dẫn HS quan sát và nêu:
+ Em nào biết, cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của động cơ điện là gì?
* GV hướng dẫn HS ghi kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.
HS đọc, giải thích số liệu kĩ thuật và ghi vào mục 1
- Quan sát các bộ phận và trả lời theo gợi ý:
HS ghi kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.
II/ Chuẩn bị cho quạt làm việc
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng quạt điện
* GV hướng dẫn và đặt câu hỏi:
-Muốn sử dụng quạt điện an toàn ta cần lưu ý điều gì?
* GV hướng dẫn HS kiểm tra an toàn lại toàn bộ bên ngoài, dùng tay quay để kiểm tra lại độ trơn của ổ trục.
* Kiểm tra thông mạch dây quấn bằng đồng hồ vạn năng.
HS trả lời theo các kiến thức đã học ở phần sử dụng quạt điện.
* Theo dõi và thực hiện kiểm tra lại toàn bộ quạt điện trước khi cho quạt vận hành.
* Kiểm tra thông mạch dây quấn bằng đồng hồ vạn năng.
Ghi kết quả vào mục 3 báo cáo thực hành
III/ Cho quạt làm việc
Hoạt động 4: Cho quạt làm việc
* Sau khi kiểm tra tốt, GV đóng điện cho quạt làm việc.
* Để kết thúc GV nêu: Cần phải làm gì để quạt được bền lâu?
* GV hướng dẫn HS ghi kết quả vào mục 4 báo cáo thực hành.
* Quan sát GV đống điện cho quạt làm việc.
Ghi các số liệu vào mục 4 mẫu báo cáo thực hành.
HS thảo luận và trả lời theo cách sử dụng quạt điện.
IV/ Hướng dẫn chung
Hoạt động 5: Hướng dẫn chung
+ Em hãy kể tên ở gia đình mình có những thiết bị sử dụng điện nào?
+Em nào biết, để tính toán điện năng tiêu thụ điện trong ngày, cần biết các đại lượng gì?
* Các nhóm thảo luận và kể tên các đồ dùng điện trong nhà:
+ Nồi cơm điện
+ Máy bơm nước
+ Bàn là điện
+ Quạt điện
+ Các loại đèn điện
+ Máy giặt
* Để tính toán điện năng tiêu thụ trong ngày cần biết các đại lượng:
+ Công suất thiết bị: P (W)
+ Thời gia sử dụng: t (h)
+ Điện năng tiêu thụ: A (Wh)
A = P.t (Wh)
V/ Thực hành tính toán
Hoạt động 6: Thực hành tính toán
1/ Tính mức tiêu thụ điện năng của các đồ dùng điện
2/ Tính mức tiêu thụ điện năng của gia đình trong ngày.
3/ Tính mức tiêu thụ điện năng của gia đình trong tháng.
1/ Tính toán theo biểu mẫu:
TT
Tên đồ dùng điện
Công suất
Số lượng
Thời gian sử dụng trong ngày
Tiêu thụ điện trong ngày
1
Đèn sợi đốt
60
2
2
2
Đèn huỳnh quang
45
8
4
3
Quạt bàn
65
4
2
4
Quạt trần
80
2
2
5
Tủ lạnh
120
1
24
6
Ti vi
70
1
4
7
Bếp điện
1000
1
1
8
Nồi cơm điện
630
1
1
9
Bơm nước
250
1
0.5
10
Catset
50
1
1
2/ Tính mức tiêu thụ điện năng của gia đình trong ngày và ghi vào mục 2 báo cáo.
3/ Tính mức tiêu thụ điện năng của gia đình trong tháng và ghi vào mục 3 báo cáo TH.
4/ Tổng kết bài học:
- Giáo viên hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học.
- Yêu cầu HS ngừng hoạt động, nộp mô hình, nộp báo cáo thực hành, thu dọn dụng cụ và ổn định lớp.
- GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS cho bài thực hành và thao tác, kết quả, tinh thần, thái độ học tập.
5/ Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học:
- Tìm hiểu lại các chức năng của từng bộ phận của quạt điện.
- Tập thay thế và lắp đặt các bộ phận khi có sự hỏng hóc nhẹ.
- Tập sưu tầm và tính toán thêm điện năng tiêu thụ của các loại đồ dùng điện khác mà em gặp, từ đó kết hợp với mức tiền điện mà mình phải trả cho 1 KWh để tính số tiền điện mà mình phải trả trong 1 tháng.
- Tập thay thế và lắp đặt các bộ phận khi có sự hỏng hóc nhẹ.
* Bài sắp học:
- Đọc lại các bài ở chương 6 và 7
- Ôn tập và chuẩn bị kiểm tra thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 45. Thực hành - Quạt điện - Võ Lê Nguyên (2).doc