Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng - ti và lục địa Nam Mĩ.

2. Kỹ năng:

- Xác định trên lược đồ, bản đồ châu Mĩ, tự nhiên thế giới vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Sử dụng các bản đồ hoặc lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.

3. Thái độ :

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.

2. Học sinh: SGK và các tài liệu tham khảo khác.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại nội dung bài thực hành

3. Bài mới:

Khởi động: “Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm có 3 bộ phận với đặc điểm vị trí, địa hình khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ sự khác biệt này.”

 

doc 2 trang Người đăng giaoan Lượt xem 6112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:	 	 Ngày soạn : 20/02/2013
 Tiết 46:	 Ngày dạy: 22/02/2013
BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS phải: 
1. Kiến thức: 
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng - ti và lục địa Nam Mĩ.
2. Kỹ năng: 
- Xác định trên lược đồ, bản đồ châu Mĩ, tự nhiên thế giới vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Sử dụng các bản đồ hoặc lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ : 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
2. Học sinh: SGK và các tài liệu tham khảo khác.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại nội dung bài thực hành
3. Bài mới: 
Khởi động: “Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm có 3 bộ phận với đặc điểm vị trí, địa hình khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ sự khác biệt này.”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu những khái quát về khu vực Trung và Nam Mĩ:
* Bước 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi và giới hạn lãnh thổ:
- GV: Treo bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
? Hãy xác định giới hạn lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ trên bản đồ?
? Khu vực Trung và Nam Mĩ có những bộ phận lãnh thổ nào? Xác định trên bản đồ?
? Khu vực Trung và Nam Mĩ tiếp giáp những khu vực, những biển và đại dương nào? Xác định trên bản đồ?
? Vị trí của khu vực có ý nghĩa như thế nào?
- HS cá nhân quan sát lược đồ trả lời.
- GV: Chuẩn xác trên bản đồ.
* Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti:
- Quan sát hình 41.1 và các kiến thức đã học cho biết:
? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti nằm trong môi trường nào?
? Loại gió thổi quanh năm ở đây là loại gió gì? Thổi theo hướng nào?
? Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Angti có những đặc điểm gì nổi bật?
- GV: Giảng giải, xác định trên bản đồ.Giáo dục tư tưởng trong phịng chống thin tai.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Mĩ:
* Bước 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn của khu vực:
? Hãy xác định giới hạn lãnh thổ của lục địa Nam Mĩ trên bản đồ?
? Lục địa Nam Mĩ tiếp giáp với những biển và đại dương nào? Xác định trên bản đồ?
* Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Mĩ:
? Địa hình Nam Mĩ có những bộ phận nào? Xác định các khu vực đó trên bản đồ?
- GV: Chuẩn xác và xác định lại giới hạn các khu vực địa hình.
- Dựa vào thông tin SGK và kiến thức đã học hãy thảo luận theo nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả, xác định trên bản đồ.
I. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN
- Gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ.
1. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti:
- Eo đất Trung Mĩ: Gồm nhiều dãy núi chạy dọc eo đất, nhiều núi lửa.
- Quần đảo Ăng ti: là vòng cung đảo, địa hình núi, cao nguyên, các đồng bằng rộng ở ven biển.
2. Khu vực Nam Mĩ :
- Cấu trúc địa hình Nam Mĩ gồm 3 phần:
+ Miền núi trẻ An đét ở phía Tây: là hệ thống núi cao và đồ sộ nhất Châu Mĩ, cao TB từ 3000m-5000m, với nhiều đỉnh trên 6000m.
+ Đồng bằng ở trung tâm gồm nhiều đồng bằng, lớn nhất là đồng bằng Ama zôn đây là đồng bằng phẳng và rộng nhất thế giới.
+ Các sơn nguyên ở phía Đông: Sơn nguyên Guy Ana, Bra xin cao ở phía Đông và Đông Nam, thấp về trung tâm.	
4. Đánh giá:
? Khu vực trung và Nam Mĩ gồm những bộ phận lãnh thổ nào?
? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ang Ti có đặc điểm gì?
? Khu vực Nam Mĩ có những bộ phận địa hình nào? Đặc điểm từng bộ phận?
5. Hoạt động nối tiếp: 
- Học bài.
- Nghiên cứu bài mới: Khí hậu và môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?
IV. PHỤ LỤC: 
PHIẾU HỌC TẬP:
Khu vực địa hình
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
Phía Tây
Trung tâm
Phía Đông

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (2).doc