Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ

I, Mục tiêubài học:

 1, Kiến thức:

 - Học sinh cần nắm được:

 . Vị trí địa lí, giới hạn khu vực Trung và nam Mĩ . Từ đó nhận biết được

 Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.

 . Các đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mĩ.

 . Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, địa hình của lục

 địa Nam Mĩ.

 . Sự phân bố khoáng sản ở Trung và Nam Mĩ.

 2, Kĩ năng:

 - Học sinh biết sử dụng, phân tích bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ để xác định vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ của khu vực này.

 - So sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình để rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, giữa khu vực Đông Nam Mĩ và Tây Nam Mĩ.

 

doc 17 trang Người đăng giaoan Lượt xem 11834Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 46, Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 46 
 Bài 41 Thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ
I, Mục tiêubài học:	
 1, Kiến thức:
 - Học sinh cần nắm được:
 . Vị trí địa lí, giới hạn khu vực Trung và nam Mĩ . Từ đó nhận biết được 
 Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
 . Các đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mĩ.
 . Đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, địa hình của lục 
 địa Nam Mĩ.
 . Sự phân bố khoáng sản ở Trung và Nam Mĩ.
 2, Kĩ năng:
 - Học sinh biết sử dụng, phân tích bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ để xác định vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ của khu vực này.
 - So sánh, phân tích các đặc điểm khu vực địa hình để rút ra sự khác biệt giữa địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti, giữa khu vực Đông Nam Mĩ và Tây Nam Mĩ.
II, Phương tiện dạy học:
Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
Các tài liệu, hình ảnh về các dạng địa hình ở khu vực Trung và Nam Mĩ.
Tập “ Bài tập bản đồ Địa Lí 7”.
III, Tiến trình giờ học:
 1, ổn định tổ chức lớp học.
 2, Kiểm tra bài cũ:
 - Hình thức: vấn đáp
 - Nội dung:
 + Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các quốc gia Bắc Mĩ? Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp trên “Lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ”?
 - Hướng dẫn:
 + Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.
 + Các ngành công nghiệp chủ yếu của các nước Bắc Mĩ: sản xuất ôtô, đóng tàu, cơ khí, lọc dầu, hóa chất, luyện kim,
 + Hoa Kì là quốc gia có nền công nghiệp đứng đầu thế giới với đầy đủ các ngành chủ yếu tập trung trong các công ty xuyên quốc gia, các khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.
 + Ca-na-đa chủ yếu có khai thác khoáng sản, luyện kim,tập trung ở Bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
 + Mê-hi-cô chủ yếu là khai thác dầu, chế biến thực phẩm,tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
 3, Dẫn vào bài mới:
 Qua những bài học trước, chúng ta đã được biết châu Mĩ là một châu lục có đặc điểm tự nhiên hết sức đa dạng và phong phú qua việc nghiên cứu lục địa Bắc Mĩ. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiâp tục tìm hiểu sự đa dạng của thiên nhiên Châu lục này qua bài “ Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ ”. 
 4, Nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tự nhiên khu vực trung và Nam mĩ.
- GV treo bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ lên bảng, kết hợp với “lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ ” trong SGK trang 126, tổ chức cho HS quan sát lược đồ và trả lời
[?] Quan sát hình 41.1 trong SGK ( hoặc bản đồ treo trên bảng), xác định vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ?
 - Khu vực Trung và Nam Mĩ kéo dài từ 330B tới 60 0N, dài gần 10.000 km.
- Chiều rộng từ 350T sang 1170T
- với diện tích 20,5 triệu km2 (bao gồm cả đất liền và hải đảo)- Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn.
[?] Quan sát hình 41.1, cho biết: Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào?xác định trên bản đồ?
- Biển: biển Ca-ri-bê.
- Đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khu vực Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- GV cho HS quan sát hình 41.1 hoặc bản đồ treo trên bảng. kết hợp với những kiến thức HS đã học để trả lời các câu hỏi:
[?] xác định vị trí Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti trên bản đồ? Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?có gió gì hoạt động thường xuyên?hướng gió?
[?] Đặc điểm địa hình Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti?
- Eo Trung Mĩ: Hệ thống Cooc-đi-e chạy dọc Bắc Mĩ, kết thúc ở eo Trung Mĩ. Đoạn này phần lớn là núi và cao nguyên. 
- Quần đảo Ăng-ti: có dạng vòng cung, nằm từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ.
[?] vì sao phía Đông Eo đất Trung Mĩ và các đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê lại có mưa nhiều hơn phía Tây?
- > phía Đông các sườn núi đón gió tín phong theo hướng Đông- Nam thường xuyên từ biển vào nên xuất hiện nhiều mưa, rừng rậm phát triển. 
[?] Khí hậu và thực vật của khu vực này phân hóa theo hướng nào?
* Hoạt động 3: hướng dẫn HS tìm hiểu khu vực Nam Mĩ:
[?] Quan sát hình 41.1 trong SGK ( chú ý bảng phân tầng địa hình), cho biết đặc điểm địa hình Nam Mĩ?
 - GV cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm 1:Hệ thống núi An-đét ở phía Tây.
 - Nhóm 2: khu vực đồng bằng.
 - Nhóm 3: khu vực cao nguyên phía 
 Đông.
 -> GV cho đại diện nhóm lên báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
-> GV chuẩn xác kiến thức 
- Phía Tây: mạch An-đét dài trên 10.000 km, gồm nhiều dãy núi chạy song song, nhiều đỉnh cao trên 6000 m.
+ An-đét được coi là bức thành phân hóa khí hậu, thực vật, giao thông giữa 2 sườn Đông- Tây.
+ vùng trung tâm An-đét có nhiều khoáng sản: kim loại màu, kim loại hiếm,)
- khu vực đồng bằng:
+ Đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy.
+ Đồng bằng A-ma-dôn có diện tích rộng lớn, trên 5 triệu km2, đất tốt mhưng khó khai phá, trồng trọt do bị rừng rậm bao phủ.
+ Đồng bằng Pam-pa, La-pla-ta: là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
+ Các sơn nguyên phía Đông: : Sơn nguyên Guy-a-na, Bra-xin có độ cao trung bình từ 300m- 600m, đất tố, khí hậu ôn hòa, diện tích đồng cỏ lớn,: thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt.
[?] Địa hình Nam Mĩ có điểm gì giống và khác so với địa hình Bắc Mĩ?
- GV cho HS quan sát hình 35.1 và 41.1 để so sánh, đối chiếu.
1, Khái quát tự nhiên:
- khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm: eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
- Diện tích: 20,5 triệu km2
a, Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti:
- Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, gió chủ yếu là gió tín phong trên biển theo hướng Đông- Nam.
-Eo đất Trung Mĩ: là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, phần lớn diện tích là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa đang hoạt động, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- Quần đảo Ăng-ti: là một hệ thống các đảo lớn nhỏ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Dạng địa hình chủ yếu là núi cao và đồng bằng ven biển.
+ Mưa nhiều ở phía Đông, rừng phát triển.
- khí hậu và thực vật có sự phân hóa theo hướng Đông- Tây.
b, khu vực Nam Mĩ:
- Cấu trúc địa hình Nam Mĩ có 3 phần:
* Hệ thống núi An-đet ở phía Tây:
-Là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất Châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000m tới 5000m, băng tuyết bao phủ quanh năm.
-Xen kẽ giữa núi là cao nguyên và các thung lũng ( cao nguyên trung An-đét)
-Thiên nhiên phân hóa phức tạp, có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam.
* Đồng bằng ở trung tâm. Phía Bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô, tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn (rộng nhất thế giới), phía Nam có đồng bằng Pam-pa,La-pla-ta ( khu vực chăn nuôi và trồng lúa)
* Các sơn nguyên ở phía Đông: Sơn nguyên Guy-a-na, Sơn nguyên Bra-xin. Xen kẽ với các dãy núi cao, đất tốt, rừng rậm phát triển.
 + Sự giống nhau: tương tự về cấu trúc.
 => Phía Tây là núi trẻ, giữa là đồng bằng, phía Ddông là núi già và sơn nguyên.
+ Sự khác nhau:
Bắc Mĩ
Nam Mĩ
 Địa hình Phía Đông
Núi già A-pa-lat
Các sơn nguyên
Đồng bằng ở giữa
 Các đồng bằng cao ở phía Bắc, thấp dần phía Nam.
Là chuỗi các đồng bằng nối tiếp nhau: Ô-ri-nô-cô -> A-ma-dôn -> Pam-pa, la-pla-ta. Tất cả đều là các đồng bằng thấp, trừ Pam-pa.
Địa hình phía Tây
Hệ thống Cooc-đi-e chiếm gần 1/2 địa hình Bắc Mĩ.
Hệ thống An-đét cao và đồ sộ, nhưng diện tích nhỏ hơn cooc-đi-e.
[?] quan sát hình 41.1, nhận xét sự phân bố khoáng sản ở trung và Nam Mĩ?
- GV kẻ bảng và yêu cầu HS điền nội dung:
- Khoáng sản: Phân bố không đều
Khoáng sản
Phân bố
Khoáng sản
Phân bố
Thiếc
Sườn Đông dãy An-đét
Dầu mỏ
Vùng biển Ca-ri-bê, vịnh Xan hô xê
Man-gan
Phía Đông Nam Mĩ
khí đốt
Cao nguyên Pa-ta-gô-ni
Sắt
Sơn nguyên 
Guy-A-Na
Than đá
Khu vực đồng bằng La-pla-ta
Đồng
Khu vực núi 
An-đét
Vàng
Eo đất Trung Mĩ
Chì
Khu vực núi 
An-đét
Bạc
Eo đất Trung Mĩ, núi An-đét.
Niken
Quần đảo Ăng-ti
Nhôm
Sơn nguyên Guy-a-na
* Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
- Tổng kết nội dung bài học
- Cho HS đọc phần chữ in màu cuối bài
- Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức
Bài tập củng cố kiến thức
 Bài 1: Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm:
Các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và Nam Mĩ.
Eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ.
Quần đảo Ăng-ti, eo đất Trung Mĩ và Nam Mĩ.
Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti.
Đáp án: 3
 Bài 2: Đặc điểm của quần đảo Ăng-ti là:
Bao quanh vùng biển Ca-ri-bê.
Chạy dài theo hướng vòng cung.
Phía Đông có nhiều rừng rậm.
Đại bộ phận nằm từ vĩ tuyến 180B đến 230B.
Đáp án: 1
 Bài 3: Chọn đáp án đúng:
 Eo đất Trung Mĩ là nơi:
Có các cao nguyên Bra-xin, Guy-a-na.
Tận cùng dãy cooc-đi-e, nhiều núi lửa.
Có dãy núi An-đét cao, đồ sộ nhất châu Mĩ.
Vòng cung gồm nhiều đảo lớn, nhỏ bao quanh biển Ca-ri-bê.
=> Đáp án: 2	

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ.doc