Tiết 47: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác - Lê Thị Thúy

1. Kiến thức :

 - HS nắm được mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

 - Phát ttriển từ mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, HS bước đầu nắm được quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong hai tam giác khác nhau, trong hai tam giác có hai cặp cạnh tương ứng bằng nhau còn cặp cạnh thứ ba không bằng nhau.

 2. Kỹ năng :

HS biết vận dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để giải bài tập.

 3. Thái độ :

HS biết vận dụng vào các bài toán trong thực tế : Trong chuyển động. Từ đó HS thấy được vai trò to lớn của Toán học trong cuộc sống.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1901Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 47: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác - Lê Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
MÔN HỌC : HÌNH HỌC
 KHỐI LỚP : 7
 Tiết theo PPCT : 47
Trường: : THCS Trưng Vương
Họ tên giáo viên : Lê Thị Thuý
QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN TRONG MỘT TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức :
 - HS nắm được mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
 - Phát ttriển từ mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác, HS bước đầu nắm được quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong hai tam giác khác nhau, trong hai tam giác có hai cặp cạnh tương ứng bằng nhau còn cặp cạnh thứ ba không bằng nhau.
 2. Kỹ năng : 
HS biết vận dụng quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác để giải bài tập.
 3. Thái độ : 
HS biết vận dụng vào các bài toán trong thực tế : Trong chuyển động. Từ đó HS thấy được vai trò to lớn của Toán học trong cuộc sống.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG
Với một thước đo góc, ta có thể xác định được độ dài của một đoạn thẳng hay không? Với một thước đo độ dài, ta có thể xác định được số đo của một góc hay không ?
Khi cho độ lớn của góc A trong tam giác ABC thay đổi bằng cách cho điểm C di động trên một đường thẳng, quan sát số đo của cạnh đối diện (cạnh BC) ?
Trong Toán học, chỉ với quan sát, dự đoán có thể sẽ đưa đến kết quả không được như mong muốn. Như vậy ta còn cần phải thực hiện những công việc nào khác?
Từ việc gấp tam giác trong ?2, SGK đã ngầm hướng dẫn cách chứng minh định lý 1. Định lý 1 được chứng minh bằng cách nào?
Một trong những phương pháp chứng minh định lý là phương pháp chứng minh bằng phản chứng. Hãy chứng minh định lý 2 bằng phản chứng ?
Các định lý 1 và 2 có thể áp dụng với tất cả các loại tam giác : tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù như thế nào?
Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác được xác định qua định lý 1 và 2. Nếu trong hai tam giác phân biệt, quan hệ này còn được áp dụng đúng nữa không ?
III. ĐÁNH GIÁ
Sau việc di chuyển điểm C, HS xác định được mục tiêu cần đạt được sau bài học về kiến thức.
Từ các thao tác có tính trực quan : Đo các góc của tam giác bằng thước đo góc và gấp tam giác đến việc chứng minh định lý 1 bằng các lập luận có cơ sở khoa học, HS nắm vững quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác : Đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại.
HS giải thành thạo các bài tập vận dụng, lập luận có căn cứ chính là đã hiểu nội dung bài học và vận dụng ở mức độ nhất định.
HS giải bài tập bổ sung, vận dụng hai định lý để xét trường hợp với hai tam giác phân biệt là đã thể hiện được khả năng vận dụng ở cấp độ cao.
Các hình thức đánh giá: Kết quả có được sau quan sát, đo góc, gấp tam giác, giải bài tập.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu, máy tính xách tay, giấy bìa, các phần mềm hỗ trợ.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu nội dung chương III:
Phương pháp : Thuyết trình
Mục đích, mục tiêu: HS nắm sơ lược toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương
Phương tiện : Máy chiếu
Thời gian : 2phút
1.2 Đặt vấn đề vào bài :
 - Mục đích : HS nắm được cần phải xác lập được mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
 - Phương pháp : Quan sát qua trình chiếu (liên kết tại góc trái trên của Slide 4)
 - Thời gian : 2phút
2. Hoạt động 2:
 1/ Góc đối diện với cạnh lớn hơn
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
- GV chiếu tam giác ABC lên bảng, yêu cầu HS thực hiện ?1/SGK
- GV yêu cầu HS kiểm tra thông tin bằng đo đạc, đồng thời trình chiếu trên màn hình
- GV yêu cầu HS thực hiện ?2
- GV trình chiếu gấp tam giác ABC theo yêu cầu ?2 trên màn hình. (Liên kết tại Tex box: 1- Góc đối diện với cạnh lớn hơn. Slide 6)
? SGK nêu ra có ý đồ gì ?
- GV hướng dẫn HS chứng minh định lý 1
- HS vẽ tam giác ABC vào vở, quan sát, dự đoán để so sánh số đo góc B và góc C
 (Có thể HS đưa ra một vài kết quả khác nhau)
- HS sau khi đo trên vở, quan sát trên màn hình và cho kết luận.
- HS gấp tam giác bằng giấy bìa theo yêu cầu ?2
- ?2 gợi ý cách chứng minh định lý 1
- HS chứng minh định lý 1
 2/ Đối diện với góc lớn hơn
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
- GV vẽ một tam giác ABC có trên màn hình. Yêu cầu HS dự đoán để so sánh độ dài hai cạnh đối diện : AC và AB.
- GV hướng dẫn HS chứng minh dự đoán bằng phương pháp phản chứng. Kết luận rút ra là nội dung của định lý 2.
- GV đặt vấn đề : áp dụng định lý vào tam giác vuông, tam giác tù sẽ cho kết quả thế nào?
- GV quay lại câu hỏi mở đầu bài học.
- HS đưa ra các dự đoán của mình và tìm cách chứng minh dự đoán đó.
- HS chứng minh dưới sự dẫn dắt của GV.
HS nhận xét định lý 2 là đảo của định lý 1
- HS cho kết luận về hai loại tam giác với sự lập luận có cơ sở.
- HS kết luận câu hỏi mở đầu bài học
3/ Củng cố và luyện tập
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2 (SGK/55). Đây là hai bài tập vận dụng định lý 1 và 2.
- Rút ra kết luận khi muốn so sánh số đo ba cạnh trong một tam giác.
- GV nêu bài tập bổ sung và dẫn dắt để HS giải bài tập bằng việc phân tích qua sơ đồ phân tích đi lên.
- HS giải bài tập 1+2/SGK(55)
- Điều kiện để so so sánh độ dài ba cạnh của một tam giác
- HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Từ đó rút ra kết luận về phạm vi áp dụng của định lý khi xét trong hai tam giác phân biệt.
4/ Hướng dẫn về nhà
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
- GV thông báo nội dung công việc ở nhà tới HS.
- Hướng dẫn bài tập 5/SGK:
+ Chiếu hình ảnh bài tập 5 (Slide 16)
+ Các độ dài cần so sánh để giải quyết bài tập
+ Đưa bài tập về bài toán xét quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
(liên kết tại Slide 17- góc trái trên)
- HS lĩnh hội công việc cần thực hiện ở nhà.
- HS đọc bài toán, quan sát hình ảnh bài trên màn hình.
- HS gắn bài toán vào bài học
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO
SGK Toán 7
Bài tập nâng cao và các chuyên đề Toán 7
Các phần mềm : Powerpoit, Skechpad.
VII. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT CHO BÀI DẠY
Phát huy tác dụng trong các thao tác trực quan.
Tận dụng tối đa thời gian của tiết học.
Hình ảnh đẹp, độ chính xác cao trong các hình vẽ. Thu hút HS vào bài giảng.
Có điều kiện bổ sung các kiến thức nâng cao, mở rộng cho các đối tượng HS khá giỏi trong bài giảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác - Lê Thị Thúy - Trường THCS Trương Vương.doc