I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi , độc tính.
Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro.
Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ.
2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất.
Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn
Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen. Học sinh cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng sáu cạnh đều trong đó có ba liên kết đơn CC luân phiên xen kẽ với ba liên kết đôi C=C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế (tính thơm) .
Tuần : 25 Ngày soạn: 29/01/2015 BÀI 39: BENZEN Công thức phân tử : C6H6 - Phân tử khối: 78 Tiết : 48 Ngày dạy : 03/02/2015 I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của benzen. - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi , độc tính. - Tính chất hóa học: Phản ứng thế với brom lỏng (có bột Fe, đun nóng), phản ứng cháy, phản ứng cộng hiđro. - Ứng dụng: Làm nhiên liệu và dung môi trong tổng hợp hữu cơ. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật, rút ra được đặc điểm về cấu tạo phân tử và tính chất. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn - Tính khối lượng benzen đã phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất. 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng vào trong cuộc sống. 4. Trọng tâm: - Cấu tạo và tính chất hóa học của benzen. Học sinh cần biết do phân tử benzen có cấu tạo vòng sáu cạnh đều trong đó có ba liên kết đơn C-C luân phiên xen kẽ với ba liên kết đôi C=C đặc biệt nên benzen vừa có khả năng cộng, vừa có khả năng thế (tính thơm) . 5. Năng lực cần hướng đến: - Năng lực thực hành. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học. - Năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên và học sinh a. Giáo viên: - Mô hình phân tử benzen dạng rỗng . - Tranh ảnh về thí nghiệm benzen tác dụng với brom và cháy trong không khí . b. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới. 2. Phương pháp: Vấn đáp - Thảo luận nhóm - Trực quan – Đàm thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Tên HS vắng học Lớp Tên HS vắng học 9A1 9A4 9A2 9A5 9A3 2. Kiểm tra 15’: Câu 1(3đ): Viết công thức cấu tạo của C4H10, C4H8. Câu 2(7đ): So sánh cấu tạo và tính chất hóa học của metan, axetilen, etilen. Đáp án: Câu 1: ( Mỗi đáp án đúng đạt 1đ). C C H H C H H C H H H H H H Câu 2: So sánh cấu tạo và tính chất hóa học của metan, axetilen, etilen theo bảng sau: Metan Etilen Axetilen Cấu tạo phân tử - Có liên kết đơn (0,25đ) - Có liên kết đôi (0,25đ) - Có liên kết ba (0,25đ) Phản ứng cháy CH4 +2O2CO2 +2H2O (1đ) C2H4+3O22CO2 +2H2O (1đ) 2C2H2 +5O2 4CO2 + 2H2O (1đ) Phản ứng thế CH4+Cl2CH3Cl + HCl (1đ) Không (0,25đ) Không Phản ứng cộng Không C2H4 + Br2 C2H4Br2 (1đ) C2H2 +2Br2 C2H4Br4 (1đ) 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’): Benzen là hiđrocacbon có cấu tạo khác với metan, etilen, axetilen . Vậy benzen có cấu tạo và tính chất như thế nào? Công thức phân tử và kí hiệu hoá học là gì ?Bài học ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu. b. Các hoạt động chính: Hoạt động củaGV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí của benzen(5’). -GV: Cho HS quan sát bình đựng benzen. Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của benzen? GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm sau : + Cho benzen vào nước lắc nhẹ. klaHHHHHhhhhhhhhhhhh ll + Cho vài giọt dầu ăn vào benzen. - GV: Gọi đại diện các nhóm nhận xét về trạng thái, màu sắc , tính tan,... của benzen . - HS: Quan sát và nêu tính chất vật lý của benzen. - HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn. - HS: Đại diện nhóm nêu nhận xét các tính chất vật lý của benzen. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nứơc, nhẹ hơn nước. - Hoà tan được dầu ăn và nhiều chất khác như nến, cao su, iốt, - Benzen rất độc. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo phân tử(5’). - GV: Cho HS lắp ráp mô hình phân tử benzen. - GV: Gọi một HS lên viết CTCT của benzen: - GV: Gọi HS nhận xét về cấu tạo của benzen. - GV: Nhận xét và kết luận. - GV: Đặt vấn đề: Cấu tạo của benzen khác etilen và axtilen ở điểm nào? Từ đó hãy dự đoán tính chất hoá học của benzen. -HS: Lắp ráp mô hình phân tử benzen theo nhóm -HS: Lên bảng viết CTCT của C6H6 - HS: Nêu nhận xét. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Nêu nhận xét và dự đoán tính chất của benzen. II. CẤU TẠO PHÂN TỬ - Có 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh khép kín đều, có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn. Hoặc Hoặc Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hoá học của benzen(10’). - GV: Benzen là HCHC, vậy benzen có cháy không? - GV: Thông báo: Benzen dễ cháy. Khi benzen cháy trong không khí , ngoài CO2, H2O còn sinh ra muội than. Yêu cầu HS lên viết PTHH xảy ra. (Phụ đạo HS yếu kém ). - GV : Cho HS quan sát tranh vẽ về thí nghiệm phản ứng của benzen với dung dịch brom lỏng (có bột sắt, đun nóng). Yêu cầu HS trình bày quá trình và nêu hiện tượng xảy ra. - GV: Yêu cầu HS viết PTHH. (Phụ đạo HS yếu kém ). -GV thông báo: Benzen không tác dụng với brom trong dung dịch chứng tỏ benzen khó tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen.Tuy nhiên trong điều kiện thích hợp benzen vẫn có thể tham gia phản ứng cộng với H2,Cl2 - GV: Hướng dẫn HS viết PTHH. (Phụ đạo HS yếu kém ). - GV: Cho HS nêu kết luận về tính chất hóa học của benzen. - HS: Trả lời: Bezen tham gia phản ứng cháy. - HS: Lắng nghe và lên bảng viết PTHH. -HS: Khi đun nóng hỗn hợp benzen và brom có bột sắt, thấy màu da cam của brom bị mất màu và có khí HBr bay ra. - HS: Viết PTHH. -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Viết PTHH theo hướng dẫn. - HS: Rút ra kết luận III . TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Benzen có cháy được hay không? C6H6 cháy ngoài sinh ra CO2 và H2O còn có muội than. 2. Benzen có phản ứng thế với Brom hay không? Viết gọn C6H6 + Br2C6H5Br + HBr 2. Benzen có phản ứng cộng C6H6 + 3H2C6H12 Kết luận: Do cấu tạo đặc biệt nên benzen vừa tham gia phản ứng thế vừa tham gia phản ứng công. Tuy nhiên, phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen. Hoạt động 4. Tìm hiểu ứng dụng của benzen(3’) -GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết benzen có những ứng dụng gì trong đời sống? -HS: Dựa vào SGK và trả lời: Benzen là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu. IV . ỨNG DỤNG - Benzen là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu - Benzen dùng làm dung môi trong công nghiệp và phòng thí nghiệm. 4. Củng cố(5’): - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Cho benzen tác dụng với brom tạo brombenzen: Viết phương trình hóa học(ghi rõ điều kiện). Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 15,7 gam brombenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Hướng dẫn giải Lời giải a)Viết phương trình hóa học b) Tính số mol của C6H5Br + Dựa vào PTHH tính số mol của C6H6 + Tính khối lượng của C6H6 theo PTHH mbenzen = nbenzen . M benzen + Tính khối lượng C6H6 tham gia: a)C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr 1mol 1mol 1mol 1mol b) Số mol của C6H5Br: + Dựa vào PTHH tính số mol của C6H6 + Khối lượng của C6H6 theo PTHH: mbenzen = nbenzen . M benzen = 0,1.78 = 7,8 (g) + Khối lượng C6H6 tham gia phản ứng: 5. Nhận xét - Dặn dò (1’): - Nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học. - Bài tập về nhà:1,2,3,4 SGK/125. - Chuẩn bị bài: “ Dầu mỏ và khí thiên nhiên”. IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: