1. Kiến thức:
• HS trình bày được đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
• Trình bày được đặt điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống lẩn tránh kẻ thù.
• Trình bày được cách di chuyển của thỏ.
2. Kĩ năng:
• Rèn luyện kĩ năng quan sát.
• Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
• Giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến hóa hơn thằn lằn.
3. Thái độ:
• Giáo dục ý thức môn học, tạo hứng thú say mê trong học tập các môn học nói chungvà môn sinh nói riêng.
• Biết bảo vệ động vật.
Tuần: Ngày soạn: 10/11/2011. Tiết 48. Ngày dạy: LỚP THÚ(LỚP CÓ VÚ). Bài 46: THỎ. MỤC TIÊU: Kiến thức: HS trình bày được đời sống và hình thức sinh sản của thỏ. Trình bày được đặt điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống lẩn tránh kẻ thù. Trình bày được cách di chuyển của thỏ. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát. Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. Giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến hóa hơn thằn lằn. Thái độ: Giáo dục ý thức môn học, tạo hứng thú say mê trong học tập các môn học nói chungvà môn sinh nói riêng. Biết bảo vệ động vật. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Dùng lời, thảo luận nhóm ,dùng sách, vấn đáp. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Chuẩn bị của giáo viên: Tranh: tranh các hình trong bài 46 SGK SH7 hoặc bài có liên quan. Bảng phụ: ”Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù”. Mẫu vật: thỏ sống hoặc thỏ nhồi. Chuẩn bị của học sinh: Coi lại bài cũ. Nghiên cứu bài mới. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp (1 p). Giới thiệu bài mới (1 p). Trong nhân gian ta đã từng nghe nói “ nhát như thỏ đế” vì thỏ là một loại động vật có tính cách hiền lành và nhút nhát là do thỏ thiếu vũ khí tự vệ? Vậy tại sao thỏ có thể tồn tại được giữa bày chim, thú nguy hiểm thường xuyên rình rập, săn đuổi chúng. Chúng có cấu tạo và tập tính sinh sống như thế nào để thích ứng với những điều kiện đó. Để trả lời điều đó chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 46. Hoạt động của thầy và trò: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. NỘI DUNG GHI BẢNG. *Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của thỏ.(17 p). Mục tiêu: thấy được một số tập tính của thỏ, hiện tượng thai sinh đặc trưng của lớp thú. Vấn đề 1: Đời sống: -GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK, kết hợp thảo luận nhóm tìm hiểu về đặc điểm về đời sống của thỏ. +Thỏ thường sống ở đâu? Và có tập tính gì? + Thức ăn của thỏ là gì? Kiếm ăn vào lúc nào? + Cách thỏ lẩn tránh kẻ thù? -GV gọi đại diện 2 nhóm trả lời. -Mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung. -GV tổng kết câu trả lời của các nhóm. -GV rút ra kết luận. ? liên hệ thực tế: Tại sao trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay bằng gỗ? +vì thỏ là động vật gặm nhấm,(hạn chế sự dài ra của răng thỏ). Vấn đề 2: Hình thức sinh sản của thỏ. -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình46.1 và trả lời các câu hỏi sau: +Ở thỏ có hiện tượng thụ tinh ngoài hay thụ tinh trong? Thai được phát triển ở nơi nào? +Bộ phận nào giúp thai trao đổi chất với môi trường? +Trước và sau khi đẻ thỏ mẹ làm gì? -GV gọi HS trả lời. -GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung. -GV tổng kết câu trả lời. ?Hình thức sinh sản này có phải là hình thức ưu việt nhất không? Tại sao? -GV kết luận. *Hoạt động 2: cấu tạo ngoài và di chuyển.( 20 p). Mục tiêu: thấy được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. Và trình bày được hình thức di chuyển của thỏ. Vấn đề 1: cấu tạo ngoài. -GV gọi 1 HS đọc thông tin SGK. -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. -GV treo bảng phụ gọi đại diện các nhóm lên điền vào. -Mời các nhóm nhận xét và bổ sung. -GV nhận xét và đưa ra bảng chuẩn để HS quan sát. -GV rút ra kết luận. Vấn đề 2: di chuyển. -GV yêu cầu HS quan sát hình 46.4 và 46.5 và trả lời các câu hỏi: +thỏ di chuyển bằng cách nào? +tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù? +vận tốc của thỏ chạy lớn hơn vận tốc của thú ăn thịt mà tại sao vẫn bị bắt? -Mời 3HS trả lời câu hỏi. -Mời HS khác nhận xét bổ sung. -GV tổng kết các câu trả lời. -GV rút ra kết luận. -HS thực hiện yêu cầu của GV. +Nơi sống: ven rừng,các bụi rậm. có tập tính đào hang. +Thức ăn:lá cây,cỏ. Kiếm ăn vào chiều tối và ban đêm. +ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn tốn kẻ thù. -Đại diện các nhóm trả lời. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe. -HS ghi bài vô vở. -HS trả lời. -HS thực hiện yêu cầu của GV. +Thỏ thụ tinh trong, thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ. +Dây rốn là bộ phận giúp thai trao đổi chất với môi trường. +Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ. Sau khi đẻ thỏ mẹ chăm sóc con và cho con bú. -HS trả lời các câu hỏi. -HS nhận xét. -HS lắng nghe. -phải.vì - ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. - ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. - ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít). -HS ghi bài vô vở. -HS đọc thông tin SGK. -HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. -Đại diện các nhóm lên hoàn thành bảng phụ. -Đại diẹn các nhóm nhận xét và bổ sung. -HS tự sửa vào vở bài tập. -HS ghi bài vô vở. -HS thực hiện theo yêu cầu. +thỏ di chuyển bằng cách nhảy hai chân sau. +tại vì thỏ chạy theo đường chữ z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà. Lúc đó thỏ có thể trốn được. +do sức bền cuả thỏ kém còn của thú ăn thịt thì dai. -HS trả lời các câu hỏi. -HS khác nhận xét bổ sung. -HS lắng nghe. -HS ghi bài vô vở. I.Đời sống. Đời sống của thỏ: -thỏ hoang sống ở ven rừng,bụi rậm. Có tập tính đào hang. -Kiếm ăn vào chiều tối và ban đêm. -Ăn lá cây, cỏ bằng cách gặm nhấm. -Thỏ là động vật hằng nhiệt . b.Sự sinh sản ở thỏ. -Thỏ thụ tinh trong. -Đẻ con, nuôi con bằng s sữa mẹ. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1.Cấu tạo ngoài: Kẻ bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. 2. di chuyển: Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau. CỦNG CỐ: Gọi 1 HS đọc phần cuối màu hồng trong SGK. Trả lời các câu hỏi trong SGK. Trả lời các câu trả lời sau: Em hãy so sánh đời sống và sự sinh sản của thỏ hoang với thằn lằn bóng đuôi dài? DẶN DÒ: Học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: dự kiến các câu trả lời có trong nội dung bài học. Kẻ bảng: thành phần của các hệ cơ quan vào vở bài tập.
Tài liệu đính kèm: