A. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não.
- Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não.
- Xác định được vị trí, chức năng của tiểu não.
- Xác định được vị trí, chức năng chủ yếu của não trung gian.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
B. Chuẩn bị.
- Gv: - Máy chiếu, phim trong.
- Tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3.
- Mô hình bộ não tháo lắp.
Tuần 25 28/02/08 Tiết 48 - Bài 46: Trụ não, Tiểu não, Não trung gian . A. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não. - Trình bày được chức năng chủ yếu của trụ não. - Xác định được vị trí, chức năng của tiểu não. - Xác định được vị trí, chức năng chủ yếu của não trung gian. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm. B. Chuẩn bị. - Gv: - Máy chiếu, phim trong. - Tranh phóng to H 46.1; 46.2; 46.3. - Mô hình bộ não tháo lắp. C. Hoạt Động Dạy Học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5p) - Giáo viên kiểm tra bài cũ một học sinh: - Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha? - Học sinh: trả lời câu hỏi dựa vào nội dung bài học trước và mục kết luận sách giáo khoa. - Giáo viên: đánh giá học sinh. Mở bài: Tiếp theo tuỷ sống là não bộ. Não bộ, từ dưới lên, bao gồm trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não. Hoạt động 2: I. Vị trí và các thành phần của bộ não(6p) Mục tiêu: HS nêu được vị trí và các thành phần của não bộ, xác định giới hạn của trụ não, tiểu não. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Cho HS quan sát mô hình bộ não, đối chiếu với H 46.1 và trả lời câu hỏi: - Bộ não gồm những thành phần nào? - GV nhận xét. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ (SGK) mục I. - GV kiểm tra bài tập của HS, chính xác hoá lại thông tin. - GV gọi 1 HS chỉ trên tranh hoặc mô hình các thành phần trên. - HS quan sát kĩ tranh và mô hình, ghi nhớ chú thích. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS dựa vào chú thích hình vẽ, tìm hiểu vị trí, thành phần não, hoàn thành bài tập điền từ. - 1 vài HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. Đáp án: 1 – Não trung gian; 2 – Não giữa 3 – Cầu não; 4 – Não giữa; 5 – Cuống não; 6 – Củ não sinh tư; 7 – Tiểu não. Kết luận: - Bộ não gồm: Trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não. Hoạt động 3: II. Cấu tạo và chức năng của trụ não (12p) Mục tiêu: + HS trình bày được cấu tạo và chức năng chủ yếu của trụ não. + So sánh thấy sự giống và khác nhau giữa trụ não và tuỷ sống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chỉ trên tranh và thông báo về cấu tạo và chức năng của trụ não. - GV hoàn thiện kiến thức, giới thiệu 12 đôi dây thần kinh não (dây cảm giác, dây vận động, dây pha). - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành bài tập so sánh cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống (Bảng 46). - GV kiểm tra kết quả các nhóm. - GV chính xác hoá kiến thức bằng bảng so sánh. - HS quan sát tranh theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Hs: ghi nhớ kiến thức về cấu tạo và chức năng của trụ não. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS dựa vào vốn hiểu biết về cấu tạo, chức năng trụ não và tuỷ sống, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. Kết luận: +) Cấu tạo: - Chất trắng ở ngoài: gồm đường lên (cảm giác) và đường xuống (vận động) liên hệ với tuỷ sống và các phần khác của não. - Chất xám ở trong, tập trung thành các nhân xám, là nơi xuất phát 12 đôi dây thần kinh não. +) Chức năng: Chất xám là trung khu điều khiển, điều hoà hoạt động của các cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá (các cơ quan sinh dưỡng). Kết luận: Bảng 46- Bảng so sánh vị trí, cấu tạo, chức năng của tuỷ sống và trụ não Tuỷ sống Trụ não Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng Bộ phận trung ương Chất xám - ở giữa, thành dải liên tục. - Là căn cứ thần kinh.(Trung khu) - ở trong, phân thành các nhân xám. - Là căn cứ thần kinh. Chất trắng - ở ngoài. bao quanh chất xám. - Dẫn truyền dọc. - Bao ngoài các nhân xám. - Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não. Bộ phận ngoại biên - 31 đôi dây thần kinh pha. - 12 đôi dây gồm 3 loại: cảm giác, vận động, dây pha. Hoạt động 4: III. Não trung gian.(6p) Hoạt động Giáo Viên Hoạt động Học Sinh Nội dung - Yêu cầu HS chỉ vị trí của não trung gian trên tranh (mô hình). - Gv: thông báo về cấu tạo và chức năng của não trung gian. - 1 HS lên bảng chỉ. - Hs: ghi nhớ kiến thức về cấu tạo và chức năng của não trung gian theo sự hướng dẫn của giáo viên. Kết luận: - Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị: + Chất xám (trong): là các nhân xám điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt. Hoạt động 5: IV. Tiểu não .(8p) Hoạt động Giáo Viên Hoạt động Học Sinh Nội dung - Yêu cầu HS đọc thông tin mục IV, quan sát H 46.3. Gv: thông báo về cấu tạo và chức năng của tiểu não. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK (s) và trả lời: - Tiểu não có chức năng gì? GV: Đánh giá học sinh - HS nghiên cứu thông tin, hình vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Hs: qua quan sát, tìm hiểu thông tin, ghi nhớ kiến thức. - HS đọc thí nghiệm, rút ra chức năng của tiễu não. Kết luận: - Cấu tạo: + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não. + Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối 2 vỏ tiểu não với các nhân và các phần khác của hệ thần kinh. - Chức năng: điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể. Hoạt động 6: Củng cố (7p) Hoạt động Giáo Viên Hoạt động Học Sinh Gv: tóm tắt nội dung chính bài học Gv: So sánh cấu tạo, chức năng của tiểu não, não trung gian và tiểu não? Gv: đánh giá học sinh, chiếu nội dung đáp án đúng, cho điểm các nhóm. Hs: đọc mục kết luận sách giáo khoa. Hs: các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên. Hs: đại diện một nhóm chiếu kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bảng: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não. Trụ não Não trung gian Tiểu não Cấu tạo Gồm: hành não, cầu não và não giữa. Chất trắng bao ngoài. Chất xám là các nhân xám. Gồm: đồi thị và dưới đồi thị. Đồi thị và các nhâ xám vùng dưới đồi là chất xám. Vỏ chất xám nằm ngoài. Chất trằng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh. Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp... Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt. Điều hoà và phối hợp các hoạt động phức tạp. Hoạt động 7: Dặn dò (1p) - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc phần “Em có biết”. - Đọc trước bài “Đại não”. 29/02/08 Tiết 49- Bài 47: Đại não. A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS nắm rõ được cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú. - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người. 2.Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não. B. Chuẩn bị. - Gv: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. - Tranh phóng to H 47.1; 47.2; 47.3; 47.4. - Tranh câm H 47.2; 47.4 - Mô hình não tháo rời. C. Hoạt Động Dạy Học. Hoạt động 1: I. Cấu tạo của đại não. (18p) Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV cho HS quan sát H 47-1;47-2 về mô hình não người nhìn từ trên, và bán cầu não trái. - Xác định vị trí của đại não? - Gv: hướng dẫn học sinh quan sát mô hình chú ý vào các chú thích để xác định được các đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của não người. Gv: yêu cầu, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK). - GV cho HS trình bày kết quả của bài tập, nhận xét hoạt động của các nhóm. - GV chiếu nội dung đáp án. - Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi: - Trình bày cấu tạo ngoài của đại não? - GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét. - Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì? - Cho HS quan sát H47-3 não cắt ngang, để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não. - Cho HS đọc vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK. - HS quan sát tranh theo sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh nêu được: + Vị trí: phía trên não trung gian. Hs: quan sát ghi nhớ chú thích, thảo luận theo nhóm, làm bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập điền từ. Hs: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS trình bày, nhận xét và nêu được kết quả: 1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng. - HS nghiên cứu thông tin và trình bày cấu tạo ngoài của dại não. - Rút ra kết luận. - Đều có nếp gấp nhưng ở người nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn. Hs: theo dõi, ghi nhớ về đường dẫn truyền bên trong của não. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền. Kết luận: Bán cầu đại não gồm: + Chất xám ở ngoài tạo nên vỏ não. + Sự gấp khúc của vỏ não tạo ra các khe và rãnh làm cho diện tích bề mặt của não tăng lên đồng thời chia não thành các thuỳ và các hồi. Hoạt động 2: II. Sự phân vùng chức năng của đại não.(15sp) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK về sự phân vùng chức năng của đại não, đối chiếu với H 47.4. - GV phát phiếu học tập với nội dung bài tập SGK (149) cho các nhóm. - Gọi 2 nhóm thi nhau hoàn thành kết quả. - GV nhận xét, khẳng định đáp án: a- 3; b- 4; c- 6; d- 7; e- 5; g- 8; h- 2; i-1. - Nhận xét về sự vùng của vỏ não? VD? - Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời? - GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông. - Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ? - Cá nhân tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập trang 148, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập. - 2 nhóm cử đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hoàn thành lại phiếu theo kết quả đúng. - HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời. Hs: qua tìm hiểu sự phân vùng của vỏ não nêu được do các vùng đó bị chấn thương. Hs: nêu được: - Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ. Kết luận: - Vỏ não có các vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức thuộc PXCĐK. - Riêng ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết Hoạt động 3: Củng cố.(10p) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv: tóm tắt nội dung bài học. - GV treo tranh câm H 47.2, yêu câu HS điền chú thích và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não. ? Nêu sự tiến hoá của não người so với các động vật khác trong lớp thú? Gv: nhận xét, hoàn thành kết luận về sự so sánh sự tiến hoá của bộ não người so với thú. Gv: đánh giá học sinh. Hs: đọc mục kết luận sách giáo khoa. - Treo H 47.3 yêu câdu HS trình bày cấu tạo trong của đại não. Hs: nêu được sự tiến hoá: + Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú. + Vỏ não có nhiều khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não. + ở người ngoài trung khuc vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngũ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) Hs: một học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(2p) - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc phần “Em có biết” - Làm bài tập 1,2 vào vở bài tập
Tài liệu đính kèm: