Tiết 49, Bài 47: Đại não - Đinh Công Khánh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật thuộc lớp thú

Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não ở người.

2. Kỹ năng: Quan sát và phân tích kênh hình, vẽ hình, hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não

II. CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 47.1, 2, 3, 4

Mô hình bộ não lắp ráp, Bộ não lợn tươi, dao sắc, tranh câm hình 47.2 và các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh, các thuỳ não

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1. Ổn định

2. Kiểm tra:Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não theo mẫu

 

doc 7 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 49, Bài 47: Đại não - Đinh Công Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 23/02/13
Tiết 49	 Ngày dạy: 25/02/13
Bài 47	ĐẠI NÃO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật thuộc lớp thú
Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não ở người.
2. Kỹ năng: Quan sát và phân tích kênh hình, vẽ hình, hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ bộ não
II. CHUẨN BỊ: Tranh phóng to hình 47.1, 2, 3, 4
Mô hình bộ não lắp ráp, Bộ não lợn tươi, dao sắc, tranh câm hình 47.2 và các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh, các thuỳ não
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định
2. Kiểm tra:Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não theo mẫu 
Trụ não
Não trung gian
Tiểu não
Cấu tạo
Chức năng
3. Bài mới:
 * Mở bài: 
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của đại não
 + Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của đại não
 I. Cấu tạo của đạu não:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Treo tranh phóng to hình 47.1-3 -Thg báo: c/trắng là các đường TK nối các vùng của vỏ não và nối 2 nữa đại não với nhau.
- Các đường dẫn truyền nối vỏ não với các phần dưới của não và tuỷ sống đều bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống. 
- QS tranh
- Trao đổi nhóm, chọn các từ cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống  theo phần Ñ 
- Đại diện trình bày trước lớp.
Theo thứ tự : chất xám, khe rãnh, trán, đỉnh, thuỳ thái dương, chất trắng.
- Chỉ trên tranh (mô hình) cho HS thấy rõ: các thuỳ, các khe (rãnh), các đường dẫn truyền  của đại não.
- HS khác nghe, nhận xét, bổ sung
*Tiểu kết: 
-Hình dạng cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não làm 2 nửa
+ Rãnh sau chia bán cầu não làm 4 thuỳ (Trán, đỉnh, chẩm, thái dương)
+ Khe và rãnh tạo thành khúc cuộn não ® tăng diện tích bề mặt não
-Cấu tạo trong:
+ Chất xám (ngoài) làm thành vỏ não, dày 2-3 mm gồm 6 lớp
+ Chất trắng (trong) là các đường thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống
 * Hoạt động 2: Tìm hiếu Sự phân vùng chcs năng của đại não
 + Mục tiêu: Xác định được các vùng chức năng của vỏ não người.
 II. Sự phân vùng chcs năng của đại não:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Y/cầu đối chiếu với tranh phóng to H47.4 SGK treo trên bảng, chọn số tứng với các vùng cnăng 
+ Vỏ não là trkhu của PX có đk
+ Có các vùng: cảm giác, v/động, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết, v/động ngôn ngữ, vị giác, thính giác và thị giác.
- HS dựa vào thông tin mục II SGK Theo dõi GV hướng dẫn, rồi thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
 Đáp án:
1. i; 2.h; 3.a; 4.b; 5.e; 6.c; 7.d; 8.g
- Các nhóm khác nhận xết và bổ sung 
 *Tiểu kết:
 - Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện
 - Vỏ não có nhiều vùng, mỗi vùng có tên gọi và chức năng riêng
 - Các vùng ở N và đv:Vg cảm giác, Vg vận động, Vg thị giác, Vg thính giác ...
 - Vùng chức năng chỉ có ở người: Vg vận động ngôn ngữ, Vg hiểu tiếng nói, Vg hiểu chữ viết
 *Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ: 
 GV treo tranh H47.2, gọi HS lên dán các mảnh bìa ghi tên gọi các rãnh và thuỳ não
Nêu rõ các đặc điểm, cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú?
 * Đáp án:
 + Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.
 + Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
 + Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)
 V. DẶN DÒ 
Tập vẽ sơ đồ đại não (H47.2)
Trả lời các câu hỏi SGK
Đọc mục : “Em có biết?”
Kẻ phiếu học tập theo mẫu
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
-Trung ương
-Hạch thần kinh
-Đường h tâm
-Đường li tâm
Chức năng
 Ngày soạn: 27/02/12
Tiết 50	 Ngày dạy: 1/03/13
Bài 48: HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
 1/ Kiến thức:
 - Phân biệt được phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng
	- Phân biệt được bộ phần giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng về cấu tạo và chức năng
 2/ Kĩ năng:
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình 
 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 	
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ hệ thần kinh sinh dưỡng
 II/ Phương pháp:
 - Động não 
 - Vấn đáp – tìm tòi
 - Trực quan
 - Thảo luận nhóm
 III/ Chuẩn bị:
 - Gv: Tranh phóng to hình 48.1 – 48.3 SGK, phiếu học tập
 - HS: Xem trước nội dung bài
 IV/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Ổn định (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
	(?) Trình bày cấu tạo của đại não? Cho biết vị trí của chất xám và chất trắng của não?
	(?) Cho biết chức năng của chất xám và chất trắng trong đại não? Nêu rõ sự xuất hiện các vùng chức năng ở người có, mà động vật thuộc lớp thú không có?
 3/ Các hoạt động dạy học
 a/ Khám phá: 
	Gv: Qua bài 43 chúng ta đã biết nếu xét về mặt cấu tạo hệ thần kinh gồm 2 bộ phận (bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên) còn xét về mặt chức năng hệ TK được phân thành hệ TK vận động (điều khiển hđ của các cơ vân, xương)hệ TKSD điều khiển hoạt động của các nội quan. Vậy hệ TKSD gồm các phân hệ nào, cấu tạo và chức năng ra sao? bài học hôm nay chúng ta sẽ n/c.
	b/ Kết nối: 
T gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
11’
Hoạt động 1: Phân biệt cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
(Hình 48.2 và nội dung liên quan trong lệnh trang 151 không dạy) 
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 48.1
(?) Mô tả đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ hình A và B? 
- Gv: Y/c hs H thành phiếu học tập và vở 
- Gv: kẻ phiếu học tập, gọi học sinh lên làm 
Phiếu học tập
Đặc điểm
 Cung phản xạ
 vận động
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám: Đại não và tủy sống
- Không có 
- Từ cơ quan thụ cảm → trung ương
- Đến thẳng cơ quan phản ứng 
Chức năng
- Điều khiển hoạt động của cơ vân (có ý thức)
(?) Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ SD nằm ở đâu?
- Gv chốt lại kiến thức .
I/ Cung phản xạ sinh dưỡng
- HS: vận dụng kiến thức đã có kết hợp quan sát hình → nêu được đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận độgn và cung phản xạ sinh dưỡng 
HS: Các nhóm căn cứ vào đường đi của xung thần kinh trong hai cung phản xạ và hình 48.1 → thảo luận nhóm hoàn thành bảng 
Cung phản xạ 
sinh dưỡng
- Chất xám : trụ não và sừng bên tủy sống 
Có
 - Từ cơ quan thụ cảm → trung ương 
 - Qua : Sợi trước hạch và sợi sau hạch 
Chuyển giao ở hạch thần kinh 
- Điều khiển hoạt động các nội quan (hoạt động không ý thức)
- HS: Trung khu của PX vận động nằm ở chất xám của đại não và tủy sống, PXSD nằm ở chất xám của trụ não
13’
Hoạt động 2: Tìm hiểu : Cấu tạo của hệ thần sinh dưỡng
- Gv: yêu cầu học sinh đọc thông tin và quan sát hình 48.3 
(?) Hệ thần kinh sinh dưỡng cấu tạo như thế nào ?
- Gv: Y/c hs nhiên cứu nội dung trong bảng 48.1
(?) Qua nội dung trong bảng 48.1 hãy tìm ra các điểm sai khác giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
- Gv: Có thể y/c 1 hs đọc nội dung của bảng 48.1 
- Gv : Cho hs tự rút ra kết luận: →
II/ . Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng: 
- HS: tự thu nhận thông tin tron SGK
- HS: Tự nêu được gồm có phần trung ương và phần ngoại biên 
- HS: Tự thu thập thông tin trong bảng 48.1
- HS: Thảo luận nhóm và nêu được các điểm khác nhau:
 + Trung ương
 + Ngoại biên
Kết luận:
Hệ thần kimh sinh dưỡng:
 + Trung ương
 + Ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh)
- Gồm hai phân hệ: Giao cảm và đối giao cảm.
9’
Hoạt động 3: Tìm hiểu:Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng : (Bảng 48-2 và nội dung liên quan không dạy)
- Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 48.3, đọc kỹ nội dung → thảo luận :
- Gv: Giới thiệu sơ lược hình vẽ ( Phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)
(?) Chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm ? 
(?) Vậy có thể cho biết hệ thần kinh sinh dưỡng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống.
- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận:
 III/ Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng 
- HS: Tự thu nhận và xử lí thông tin để trả lời câu hỏi 
- HS: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim...)
- HS: Ý nghĩa : Điều hoà hoạt động các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng 
5’
Hoạt động 4: Củng cố và tóm tắt bài
- Trình bày cấu tạo của cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?
- Nêu chức năng của cung phản xạ vận động và cung px sinh dưỡng?
- Cho biết cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng?
- Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
- Hệ thần kinh sinh dưỡng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?
1’
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. (Câu hỏi 2 trang 154 không yêu cầu Hs trả lời)
 - Xem bài mới : CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 47. Đại não - Đinh Công Khánh - Trường THCS Phù Đổng.doc