Tiết 5, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì.

 Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ.

 Nắm được cách đọc lát cắt địa hình và hiểu nó.

2. Kỹ năng:

 Đọc các kí hiệu trên bản đồ dựa vào bảng chú giải.

 Đọc lát cắt địa hình.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì.

 Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ.

III. CHUẨN BỊ:

– Giáo viên: Sách giáo viên, hình 14, 15, 16 phóng to ; một số bản đồ có đủ các dạng kí hiệu.

– Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 6, xem bài trước ở nhà.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 4454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 5, Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 5
Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
Ngày dạy: 
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì.
Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ.
Nắm được cách đọc lát cắt địa hình và hiểu nó.
Kỹ năng:
Đọc các kí hiệu trên bản đồ dựa vào bảng chú giải.
Đọc lát cắt địa hình.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì.
 Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo viên, hình 14, 15, 16 phóng to ; một số bản đồ có đủ các dạng kí hiệu.
Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 6, xem bài trước ở nhà.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) Kiểm diện.
Kiểm tra miệng: (5’)
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, người ta dựa vào đâu ? Áp dụng và xác định hướng trên một bản đồ ?
Xác định vị trí trung tâm của một cơn bão mới hình thành có toạ độ như sau trên bản đồ tự nhiên thế giới:
 1200Đ
 200B
2.1. (8 điểm). 
- Kinh tuyến và vĩ tuyến
- Xác định
2.2. (2 điểm).
Giảng bài mới: (30’)
	HOẠT ĐỘNG 1: (17’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm được các loại kí hiệu bản đồ.
- Kỹ năng: học sinh có thể khai thác hình ảnh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, vấn đáp, thuyết trình; H14, H15.
(3) Các bước của hoạt động: 	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
& Giới thiệu bài: Bất kì loại bản đồ nào cũng dùng một loại ngôn ngữ đặc biệt. Đó là hệ thống kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí về mặt đặc điểm, vị trí, sự phân bố trong không gian Cách biểu hiện loại ngôn ngữ bản đồ này ra sao ? Để hiểu được nội dung, ý nghĩa của kí hiệu ta phải làm gì ?
GV. Giới thiệu một số bản đồ kinh tế và yêu cầu học sinh quan sát, rồi so sánh, nhận xét các kí hiệu với hình dạng thực tế của đối tượng.
GV. Kí hiệu bản đồ là gì ? (Là những hình vẽ, màu sắc  được dùng để thể hiện những đối tượng địa lí trên bản đồ).
GV. Kí hiệu bản đồ thường được đặt ở đâu trên bản đồ ? (Ở cuối bản đồ).
GV. Treo hình 14 và hình 15 lên bảng:
Hỏi: có nhận xét gì về kí hiệu trên bản đồ ? (Rất đa dạng).
Hỏi: có mấy loại kí hiệu ? 
Kí hiệu điểm: sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện
Kí hiệu đường: ôtô, sông 
Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, rừng 
Mở rộng:
Kí hiệu điểm thường thể hiện vị trí của đối tượng có diện tích nhỏ, người ta dùng các kí hiệu hình học, chữ để thể hiện
Kí hiệu đường thể hiện các đối tượng theo chiều dài (sông có chiều dài và màu xanh là thể hiện màu nước).
Kí hiệu diện tích thể hiện các đối tượng địa lí theo diện tích lãnh thổ.
GV. Kí hiệu bản đồ có tác dụng gì ? (Phản ánh vị trí và sự phân bố của các đối tượng địa lí theo không gian).
GV. Tại sao khi sử dụng bản đồ ta phải xem bảng chú giải đầu tiên ? (Kí hiệu bản đồ rất đa dạng và bảng chú giải đã giải thích đầy đủ các quy ước của kí hiệu đó).
GV. Yêu cầu học sinh quan sát hình 15:
Có mấy dạng kí hiệu ? (Có 3 dạng: kí hiệu hình học, chữ, tượng hình).
Mở rộng:
Kí hiệu hình học: thường dùng để thể hiện các mỏ khoáng sản
Kí hiệu chữ: dùng các chữ cái đầu tiên của kim loại (viết tắt) để thể hiện các mỏ khoáng sản
Kí hiệu tượng hình: mô tả hình dáng gần đúng với hình dạng của sinh vật
Yêu cầu học sinh quan sát hình 8 và phân biệt các loại và dạng kí hiệu ?
Nhà thờ: kí hiệu tượng hình.
Chợ, cửa hàng: kí hiệu chữ.
Bệnh viện: kí hiệu hình học.
1. Các loại kí hiệu bản đồ:
Có ba loại kí hiệu thường dùng là: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm,  của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ. 
Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.
Có 3 dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, chữ, tượng hình.
HOẠT ĐỘNG 2: (13’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm được cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.
- Kỹ năng: học sinh có thể khai thác hình ảnh.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học: trực quan, vấn đáp, thuyết trình; H16.
(3) Các bước của hoạt động: 	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV. Treo hình 16 lên bảng: đây là cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (cao, thấp,)
GV. Giới thiệu hình: được gọi là lát cắt vì người ta cắt tưởng tượng một quả núi bằng những đường song song, cách đều nhau và vẽ theo dạng vòng tròn (đồng mức)
GV. Cho học sinh thảo luận câu hỏi sau:
Đường đồng mức là gì ? (Là những đường nối điểm có cùng độ cao).
Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m ? (100m).
Dựa vào đường đồng mức cho biết sườn nào dốc hơn ? (sườn tây).
GV. Gọi đại diện nhóm trả lời.
GV. Ngoài thể hiện địa hình trên bản đồ bằng đường đồng mức người ta còn dùng cách thể hiện nào? (Dùng thang màu).
GV. Chỉ bản đồ tự nhiên và giảng thêm: màu nâu đỏ thể hiện núi màu càng đậm nghĩa là núi càng cao
GV. Có mấy cách thể hiện địa hình trên bản đồ ? (Dùng thang màu và đường đồng mức).
GV. Lưu ý học sinh: Các đường đồng mức và đường đẳng sâu cùng dạng kí hiệu, nhưng biểu hiện ngược nhau: độ cao dùng số dương, đường đẳng sâu dùng số âm.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỜNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: (4’)
1.1. Gọi học sinh lên phân biệt các kí hiệu trên bản đồ.
1.2. Vẽ hình đường đồng mức lên bảng và yêu cầu học sinh xác định độ cao.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học bài và làm bài tập bản đồ Địa lí 6.
Chuẩn bị bài 6: “Thực hành: Tập sử dụng địa bàn và thước đo để vẽ sơ đồ lớp học”:
Mỗi nhóm mang theo 1 cây thước dây, 1 la bàn.
Ôn lại từ bài 1 đến bài 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.doc