Tiết 50, Bài 34: Luyện tập 6 - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hệ thống lại các kiếm thức đã học tính chất của hidro, phản ứng thế, cách điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm.

- Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học.

2. Kĩ năng:

- Học sinh nắm vững các khái niệm:phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.

- Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình.

3. Thái độ:

 Làm việc cẩn thận và chính xác.

4. Trọng tâm:

- Tính chất hidro.

- Điều chế hidro.

- Phản ứng thế.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

 

doc 5 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1292Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 50, Bài 34: Luyện tập 6 - Trần Thị Ngọc Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn: 06/03/2015
Tiết 50 Ngày dạy: 09/03/2015	
Bài 34. LUYỆN TẬP 6 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiếm thức đã học tính chất của hidro, phản ứng thế, cách điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm.
- Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh nắm vững các khái niệm:phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. 
- Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình.
3. Thái độ:
 Làm việc cẩn thận và chính xác.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hidro.
- Điều chế hidro. 
- Phản ứng thế. 	
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a. GV: Một số bài tập củng cố kiến thức.
b. HS: Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1’)Ở chương này chúng ta đã được học về những tính chất, ứng dụng và cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. Các khái niệm về phản ứng thế, sự khử, chất khử. Để củng cố lại tất cả các phần này ta học bài 34 “ Bài luyện tập 6”.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(15’). 
-GV: Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
1. Trình bày tính chất hoá học của hiđro. 
2. Nêu ứng dụng của H2 
3. Hãy nêu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm? Có mấy cách thu khí H2.
4. Phản ứng thế là gì? Nêu khái niệm sự khử, chất khử.
-HS: Trả lời các câu hỏi: 
1. Khí hidro có tính khử 
+ Tác dụng với oxi 
2H2 + O22H2O
+ Tác dụng với CuO( oxit kim loại)
CuO + H2 H2O + Cu 
2. Bơm vào khinh khí cầu, làm chất khử điều chế kim loại.
3.Điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm: 
Cho axit HCl, H2SO4 loãng tác dụng với kim loại Zn, Fe, Al. Có 2 cách thu khí H2 : đẩy nước và đẩy không khí.
4. Phản ứng thế , sự khử, chất khử.
Hoạt động 2. Bài tập (25’).
-GV: Cho HS làm các bài tập 1 SGK/118.
-GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập và thu vở của 5 HS chấm điểm.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK/118.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5 SGK/119:
+ GV: Yêu cầu HS tự làm câu a, b.
+ Hướng dẫn câu c:
- Tính mCu.
- Viết PTHH.
- Tính toán theo PTHH => Cộng tổng V lại sẽ thu được kết quả cuối cùng.
-HS: Thảo luận và làm bài tập vào vở:
2H2 + O2 2H2O (phản ứng hoá hợp )
3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe (phản ứng thế)
4H2 + Fe3O4 4H2O + 3Fe (phản ứng thế)
H2 + PbO H2O + Pb (phản ứng thế)
-HS: 2HS lên bảng làm bài tập.
 5 HS nộp bài cho GV chấm.
-HS: Suy nghĩ và trả lời:
Dùng que đóm đang cháy cho vào lọ:
+ Lọ làm que đóm bùng cháy là lọ có chứa oxi. 
+ Lọ làm que đóm cháy với ngọn lửa màu xanh là lọ có chứa hidro. 
+ Lọ không làm thay đổi ngọn lửa là lọ chứa không khí.
-HS: Làm câu a,b
- Lắng nghe và làm câu c. 
mCu = mhh – mFe = 6 – 2,8 = 3,2 (gam)
=> 
CuO + H2 Cu + H2O 
1 mol 1 mol 
0,05mol 0,05 mol 
Thể tích H2 dùng để khử CuO là:
3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe
3mol 2 mol 
0,075mol 0,05 mol 
Thể tích H2 dùng để khử Fe2O3 là 
Thể tích H2 dùng để khử hai oxit:
 3. Dặn dò(3’): 
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3, 4,6 SGK/119.
- Dặn các em về nhà học bài để tiết sau làm bài Kiểm tra 1 tiết. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 27 Ngày soạn: 01/03/2012
Tiết 51 Ngày dạy: 07/03/2012	
Bài 34. LUYỆN TẬP 6 (T2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
 Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học tính chất của hidro, phản ứng thế, cách điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm.
 Vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài học.
2. Kĩ năng:
- Học sinh nắm vững các khái niệm:phản ứng thế, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. 
- Học sinh viết được các phương trình phản ứng thế và tính toán theo phương trình.
3. Thái độ:
- Làm việc cẩn thận và chính xác.
4. Trọng tâm: 
- Tính chất hidro.
- Điều chế hidro. 
- Phản ứng thế. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: 
a. GV: Một số bài tập cũng cố kiến thức.
b. HS: Ôn tập kiến thức trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: 
Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Làm việc cá nhân. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1/ 8A2/
 8A3/ 8A4/
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về một số dạng bài tập về chương này. Hôm nay các em sẽ được rèn luyện thêm một số kỹ năng về làm các dạng bài tập chương này. Chúng ta cùng tìm hiểu bài luyện tập ( tiết 2). 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Cho HS làm bài tập viết PTHH. 
- GV: Treo bảng phụ bài tập lên bảng: 
BT1: Hãy điền chất thích hợp vào dấu ? và lập PTHH? 
+Cho biết các phản ứng này thuộc loại phản ứng nào? 
1. H2 + O2 ?
2. KMnO4K2MnO4 + MnO2 + ?
3. H2 + CuO Cu + ?
4. H2 + HgO ? + H2O 
5. Zn + HCl ? + H2 
- GV: cho HS nhận xét. 
- GV: Cho HS lên bảng làm bài tập , ở dưới lớp lấy 5 bài nhanh nhất 
BT2: Có 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí có trong mỗi lọ. Giải thích và viết PTHH(nếu có)
-HS: Lên bảng làm bài tập: 
BT1:
1. 2H2 + O2 2H2O
2. 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
3. H2 + CuO Cu + H2O
4. H2 + HgO Hg + H2O 
5. Zn + 2HCl ZnCl2+ H2 
- HS: Nhận xét.
- HS: Trả lời.
BT2: 
- Cho các khí trên đi qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2.
- Lấy que đóm còn tàn đỏ đưa vào 3 các lọ khí còn lại, khí nào làm cho que dóm bùng cháy là khí O2.
- Cho 2 khí còn lại đi qua bột CuO nung nóng, khí nào làm xuất hiện Cu có màu đỏ là khí H2.
H2 + CuO Cu + H2O
- Khí còn lại không làm đổi màu CuO là không khí. 
Hoạt động 2. Bài tập (30’).
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 
BT3: Cho 6,5 g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohidric.
Viết PTHH
Tính thể tích khí H2 thu được ở (đktc).
Sau phản ứng chất nào dư ? Khối lượng là bao nhiêu? 
- GV: Yêu cầu HS viết phương trình hóa học .
- GV: Hướng dẫn Hs làm câu b
+ Tính số mol của Zn tham gia phản ứng.
+ So sánh tỉ lệ 
+ Dựa vào PTHH tính số mol của H2 
+ Tính thể tích của H2
- GV: Hướng dẫn HS câu c
+ Tính số mol HCl tham gia phản ứng dựa vào PTHH.
+ Tính số mol HCl dư 
+ Tính khối lượng của HCl dư 
-HS: Lắng nghe và làm theo các bước hướng dẫn của giáo viên. 
- HS: Viết PTHH: 
a. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
 1mol 2mol 1mol 1mol
b. 
+ 
+ Số mol của HCl dùng dư vì vậy ta dựa vào số mol của Zn 
+ Dựa vào PTHH 
+ 
c. 
+(mol)
+
 + m
 3. Dặn dò về nhà(4’): 
 GV yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước bảng tường trình để tiết sau làm bài thực hành 5 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 34. Bài luyện tập 6 - Trần Thị Ngọc Hiếu - Trường THCS Liêng Trang.doc