Tiết 50, Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng - Lã Văn Châu

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức

- Biết: Nêu được cấu tạo và chức năng của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.

- Hiểu: Phân biệt được: cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động; chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.

- Vận dụng: Vận dụng kiến thức về hệ thần kinh sinh dưỡng để giải thích những hiện tượng thường gặp về các nội quan của cơ thể.

 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh.

 3. Thái độ: Biết bảo vệ và vệ sinh cơ thể để giữ gìn sức khỏe.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên.

- Tranh vẽ phóng to hình 48-1 – 3 (sgk).

- Bảng phụ ghi nội dung bảng 48-1 và 48-2.

2. Học sinh.

- Đọc trước bài 48.

- Phiếu học tập: So sánh cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng.

 

doc 4 trang Người đăng giaoan Lượt xem 1447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 50, Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng - Lã Văn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/02/2013
 Ngày giảng: 28/02/2013 Lớp 8A Tiết theo TKB: 04. Sĩ số ................
Tiết 50 
BÀI 48. HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức
- Biết: Nêu được cấu tạo và chức năng của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng. 
- Hiểu: Phân biệt được: cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động; chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm. 
- Vận dụng: Vận dụng kiến thức về hệ thần kinh sinh dưỡng để giải thích những hiện tượng thường gặp về các nội quan của cơ thể.
 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh. 
 3. Thái độ: Biết bảo vệ và vệ sinh cơ thể để giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên.
- Tranh vẽ phóng to hình 48-1 – 3 (sgk).
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 48-1 và 48-2.
2. Học sinh.
- Đọc trước bài 48.
- Phiếu học tập: So sánh cung phản xạ vận động với cung phản xạ sinh dưỡng.
Các bộ phận
Cung PX vận động
Cung PX sinh dưỡng
Trung ương phản xạ
Thần kinh ngoại biên
Đường hướng tâm
Đường li tâm
Hạch thần kinh
Chức năng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:	 
- Trình bày cấu tạo của đại não ? 
 - Hãy nêu sự phân vùng chức năng của đại não ? Đại não có chức năng cơ bản gì ? 
2. Bài mới: 
Mở bài: Tương tự như đại não có nhiều vùng chức năng, hệ thần kinh cũng phân hóa thành nhiều chức năng chuyên hóa. Mỗi cơ quan đmả nhiệm một chức năng chuyên biệt. Vậy ngoài chức năng điều khiển các cơ quan vận động mà ai cũng biết thì hệ thần kinh còn đảm nhiệm chức năng nào ?. 
Hoạt động 1: So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
- Treo tranh phóng to hình 48-1, yêu cầu học sinh quan sát, thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi mục Ñ trong 5’
- Yêu cầu học sinh đại diện phát biểu, bổ sung . 
- GV hỏi: Cung phản xạ sinh dưỡng gồm những thành phần nào ?
- GV kết luận.
- Cá nhân quan sát tranh , thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm phát biểu, 
- Các nhóm bổ sung, hoàn chỉnh nội dung trên phiếu học tập 
- Cá nhân HS trả lời, lớp bổ xung
- Hs ghi bài
I. Cung phản xạ sinh dưỡng: 
Các thành phần gồm:
- Trung ương thần kinh
- Noron hướng tâm
- Noron trung gian
- Sợi trước hạch
- hạch thần kinh
- Sợi sau hạch
- Cơ quan thụ cảm
- Cơ quan phản ứng
Các bộ phận
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Trung ương phản xạ
(Trung ương TK)
Đại não và sừng sau tủy sống
Trụ não và sừng bên tủy sống
Thần kinh ngoại biên
Đường 
hướng tâm
Từ cơ quan thụ cảm àtrung ương
Từ cơ quan thụ cảmàtrung ương
Đường li tâm
Đến thẳng cơ quan phản ứng
Qua : sợi trước hạchà
qua hạch giao cảm àsợi sau hạchà cơ quan phản ứng
Hạch thần kinh
Không 
Có
Chức năng
Điều khiển hoạt động của cơ vân, cơ xương ( có ý thức)
Điều khiển hoạt động của nội quan ( không có ý thức)
Hoạt động2:Tìm hiểu cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
- Treo bảng 48-1.
( Để trống các ô ở cột 2 và cột 3). Tranh phóng to H48.3
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð, quan sát tranh -> gọi HS lên bảng điền vào phần trống trong bảng.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Nêu sự khác nhau của phân hệ giao cảm và đối giao cảm ? 
+Nhận xét về sự khác nhau của sợi trước hạch và sợi sau hạch ?
- Yêu cầu cá nhân HS phát biểu.
- GV hoàn thiện kiến thức. 
- Quan sát tranh theo hướng dẫn, 
- Cá nhân HS lên điền vào phần trống của bảng theo từng hàng ngang. HS khác nhận xét bổ xung.
- Cá nhân HS trả lời 
- Lớp bổ xung
- HS ghi bài.
II. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng: ( Nội dung trong bảng)
Hệ thần kinh sinh dưỡng : 
Trung ương: Nằm trụ não, tuỷ sống .
Ngoại biên : Dây thần kinh và hạch thần kinh 
Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm : 
Phân hệ thần kinh giao cảm 
Phân hệ thần kinh đối giao cảm
²Lưu ý: Các sợi trước hạch đều có bao miêlin, còn sợi sau hạch không có. 
Cấu tạo
Phân hệ giao cảm
Phân hệ đối giao cảm
Trung ương
Các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống (từ đốt tuỷ ngực I đến đốt tuỷ thắt lưng thứ III)
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.
Ngoại biên gồm :
- Hạch thần kinh 
- Nơron trước hạch 
- Nơron sau hạch 
- Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách
- Sợi trục ngắn
- Sợi trục dài
- Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
- Sợi trục dài
- Sợi trục ngắn
Hoạt động 3:Tìm hiểu chức nang8 của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.
Hoạt động của GV
H.đ. của HS
Nội dung
- Treo tranh phóng to hình 48-3, .dẫn học sinh quan sát. 
- Yêu cầu HS trả lời:
+ Hai phân hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của những cơ quan nào ? Những cơ quan đó làm nhiệm vụ gì ? 
- Yêu cầu học sinh trả lời. 
- GV kết luận
- Quan sát tranh theo hướng dẫn, 
- Cá nhân học sinh trả lời, lớp bổ sung. 
- HS ghi bài
III. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng: 
Nhờ tác dụng đối lập của 2 phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm mà giúp điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim, các tuyến)
3. Củng cố : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa. 
4. Dặn dò: 
- Xem trước nội dung bài 49 
- Đọc mục “Em có biết”

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng - Lã Văn Châu.doc