A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm, thành phần trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và pp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp.
2. Kỷ năng:
- Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
- Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
3. Thái độ: HS có thái độ sử dụng hiệu quả dầu mỏ, khí thiên nhiên; tích hợp bảo vệ môi trường và nguồn nhiên liệu, nguyên liệu thay thế dầu mỏ và khí thiên nhiên.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Cùng tham gia.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Phiếu học tập.
- Tranh ảnh có liên quan.
Tiết 51: Ngày soạn:.../.../2012 Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN. Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ - CTPT, CTCT, tính chất của metan, etilen, axetilen,... - Khái niệm, thành phần, trạng thái... - Ứng dụng của dầu mỏ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm, thành phần trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và pp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. - Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp. 2. Kỷ năng: - Đọc trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng. - Sử dụng có hiệu quả một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên. 3. Thái độ: HS có thái độ sử dụng hiệu quả dầu mỏ, khí thiên nhiên; tích hợp bảo vệ môi trường và nguồn nhiên liệu, nguyên liệu thay thế dầu mỏ và khí thiên nhiên. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Nêu vấn đề; Cùng tham gia. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Phiếu học tập. - Tranh ảnh có liên quan. 2. HS: - Kiến thức đã học; - Xem trước bài mới D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Viết CTCT benzen? - Tính chất hóa học của benzen và viết PTHH minh họa? III. Nội dung bài mới: (32’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Trong những năm vừa qua xuất khẩu nước ta không ngừng tăng cao về lượng ngoại tệ lẫn mặt hàng xuất khẩu, trong đó lớn nhất vẫn là dầu mỏ. Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài nguyên quý giá của Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Vậy từ dầu mỏ và khí thiên nhiên người ta tách ra được những sản phẩm nào? Chúng có những ứng dụng gì?.... 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a. Hoạt động 1:(15’) GV cho HS quan sát dầu mỏ. - Có nhận xét gì về trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của dầu mỏ? HS: Nêu tính chất vật lí GV treo tranh vẽ Mỏ dầu cho HS quan sát. - Dầu mỏ có ở đâu? HS: Nêu trạng thái tự nhiên của dầu mỏ - 1 mỏ dầu bất kì gồm bao nhiêu lớp? HS: 3 lớp GV giới thiệu thành phần của dầu lỏng. GV giới thiệu cách khai thác dầu mỏ. - Vì sao phải bơm không khí và nước xuống mỏ dầu? HS: Nén dầu lên GV đặt vấn đề: Tại sao phải chế biến dầu mỏ? Dầu mỏ được chế biến như thế nào? Sản phẩm chính là gì? GV giới thiệu 2 cách chế biến. - Nêu những ưu và nhược điểm của phương pháp chưng cất? HS: (Nhược: thu được xăng với tỷ lệ rất ít) I. Dầu mỏ: 1. Tính chất vật lí: - Chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ: a. Dầu mỏ có ở đâu? - Dầu mỏ tập trung thành những vũng lớn ở sâu trong lòng đất. - Mỏ dầu có 3 lớp: + Lớp trên: Lớp khí. + Lớp giữa: Lớp dầu lỏng (là hổn hợp phức tạp của nhiều loại Hiđrocacbon và những lượng nhỏ các chất khác) + Lớp dưới: Lớp nước mặn. b. Dầu mỏ được khai thác như thế nào? - Khoan những lổ khoan xuống lớp dầu lỏng ® dầu tự phun lên (Sau đó bơm thêm không khí hoặc nước xuống). 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: - Các phương pháp điều chế: + Chưng cất: Các sản phẩm được tách ra ở những khoảng nhiệt độ khác nhau: gồm các sản phẩm (như hình vẽ 4.17). + Crackinh: Bẽ gảy phân tử - dùng để chế biến dầu nặng ® Xăng + hổn hợp khí. b. Hoạt động 2:(6’) - Khí thiên nhiên có ở đâu? Thành phần chủ yếu là gì? - Khí thiên nhiên có những ứng dụng gì? HS: Trả lời GV chốt kiến thức. II. Khí thiên nhiên: - Có trong các mỏ khí nằm dưới lòng đất. - Thành phần chủ yếu là khí Mêtan. - Khai thác: (SGK). - Ứng dụng: Nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp. c. Hoạt động 3: (10’) - Qua các phương tiện thông tin đại chúng (và kiến thức địa lí)em nào có thể cho biết vài nét về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta? HS trả lời GV bổ sung. GV treo tranh vẽ vị trí 1 số mỏ dầu và biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ ở Việt Nam. HS: Xác định được vị trí của các mỏ dầu ở nước ta. GV lưu ý về hiện tượng ô nhiễm môi trường và các tai nạn liên quan đến dầu mỏ và khí thiên nhiên. III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam: - Tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam với trử lượng khoảng 3-4 tỉ tấn quy đổi. - Việt Nam bắt đầu khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ vào năm 1986, hiện nay đã khai thác ở các mỏ: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đông, Lan Tây ... - Năm 2002: Sản lượng 19,362 triệu tấn dầu quy đổi (17,102 triệu tấn dầu thô, 2,26 tỉ m3 khí). - Việc khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên dể gây ra ô nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ. IV. Củng cố: (5’) - GV cho HS đọc thông tin ghi nhớ ở SGK- 129. - Làm bài tập 1,2 (SGK - 129). V. Dặn dò: (2’) - Học bài củ. - Làm các bài tập: 3, 4 (SGK - 129). - Nghiên cứu trước bài “ NHIÊN LIỆU” - Tìm xem trong thực tế có những loại nhiên liệu nào? để giờ học sau ta sẽ tìm hiểu.
Tài liệu đính kèm: