Tiết 51, Bài 49: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo) - Bộ dơi - Bộ cá voi - Nguyễn Thị Trịnh

1. Kiến thức.

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.

 - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

 - Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.

 

docx 6 trang Người đăng giaoan Lượt xem 2491Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 51, Bài 49: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo) - Bộ dơi - Bộ cá voi - Nguyễn Thị Trịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Trung học cơ sở Tân Phú	Tuần: 27
Lớp: 7/5	Tiết: 50	
Người dạy: Nguyễn Thị Trịnh	Ngày soạn: 18/2/201
Người dự GVHD: Nguyễn Thị Hoa	Ngày dạy: 22/ 2/ 2012	
Bài 49
Tiết 51 	 	ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TT) 
	 BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
 - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay.
 - Nêu được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước.
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
 - Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
 - Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Phương tiện
- GV : Tranh phóng to hình 49.1 – 49.2.
- HS : tìm hiểu bài trước ở nhà, tìn hiểu về cá voi và dơi.
2. Phương pháp
- Vấn đáp gợi mở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
Câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết chung của em về lớp thú?
3.Tiến trình bài học
a. Giới thiệu bài
Trong lớp thú dơi là động vật duy nhất biết bay thực sự, còn cá voi là loài động vật lớn nhất trong giới động vật và thích nghi hoàn toàn với đời sống bơi lặn ở đại dương. Vậy cấu tạo và tập tính của chúng có những biến đổi như thế nào để thích nghi với những điều kiện sống đặc trưng của chúng. Để biết được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài: 50. Bô dơi và bộ cá voi.
 Bài 50. ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ( Tiếp theo)
 	 BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI
b. Nội dung bài học
 Hoạt động 1 : Bộ Dơi 
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của Dơi.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I. BỘ DƠI
- GV: Nêu đặc điểm về đời sống của dơi?
- GV treo tranh 49.1 và yêu cầu hs đọc sgk
+ Cho hs thảo luận nhóm
+ Chi trước của dơi có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn?
+ Cánh dơi khác cánh chim như thế nào?
- Gv: nhận xét bổ sung
- GV: yêu cầu học sinh quan sát tranh 49.1(A) và 49.2( B )
+ Nhận xét gì về chi sau và thân của dơi?
+ Vậy chi sau có vai trò gì?
GV: Dựa vào nguồn thức ăn thì người ta phân biệt có mấy loại dơi? 
+ Vậy dơi có vai trò gì trong đời sống( lợi ích và tác hại)?
GV: yêu cầu hoc sinh quan sát hình 49.2(C) cho biết:
+ Đặc điểm cấu tạo bộ răng của dơi như thế nào?
GV: Dơi thường kiếm ăn vào lúc nào?
GV: Em có kết luận gì về cấu tạo ngoài và tập tính của dơi?
ð GV chốt lại
I.BỘ DƠI
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
ð Sống trong hang hốc cây, trên cây thích nghi với đời sống bay lượn
- Thảo luận nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Nhóm khác bổ sung
ð Chi trước biến đổi thành cánh da,.
ð - Cánh chim là cánh lông.
- Cánh dơi là cánh da. Cánh dơi là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối các phần của chi trước với mình chi sau và đuôi.
ð chi sau yếu, thân ngắn
ð Bám chặt vào cành cây.
ð Dơi ăn sâu bọ, dơi ăn quả
ð hs
+ Lợi ích: Diệt côn trùng gây hại, phân dơi làm phân bón, thuốc nổ
+ Tác hại: ăn quả, hút máu động vật
ð Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.
ð kiếm ăn về đêm.
ð Bộ dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay. Chúng có màng cách rộng, thân ngắn và hẹp, nên có cánh bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt
Chân yếu có tư thế bám vào cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tư buông mình từ cao.
¯ KẾT LUẬN : 
- Dơi là loài thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay :Chúng có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp nên có cách bay thoăn thoắt. 
- Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao.
- Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.
- Kiếm ăn về đêm
- Có 2 loại Dơi : Dơi ăn quả và Dơi ăn sâu bọ
 Hoạt động 2 : Bộ Cá Voi
Mục tiêu : Nắm được đặc điểm cấu tạo và tập tính của Cá voi thích nghi với đời sống ở nước.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
II. BỘ CÁ VOI
- Cho hs đọc sgk, quan sát tranh 49.2 cấu tạo, đời sống của cá voi.
+ Để thích nghi với đời sống ở nước thì cơ thể cá voi có cấu tạo ra sao ?
GV: Yêu cầu hoc sinh quan sát hình 49.2( B) vây ngực cá voi và chú thích vào hình?
+ Tìm các đặc điểm chúng tỏ chi trước biến đổi thành vây bơi nhưng vẫn có cấu tạo như chi ở động vật có xương sống ở cạn?
Gv: yêu cầu học sinh quan sát hình 49.2( C) cấu tạo, đời sống của cá voi, cho biết:
+ Miệng cá voi có đặc điểm gì?
+ Mô tả động tác ăn của cá voi?
Gv: Ngoài cá voi xanh thì trong bộ cá voi còn có đại diện nào nữa?
+ Nêu đặc điểm của cá heo?
+ Nêu đặc điểm phân biệt cá heo và cá voi?
Gv: Vì sao cá voi được xếp vào lớp thú?
Hoạt động cá nhân
ð Cơ thể hình thoi, chi trước biến thành vây, chi sau tiêu giảm, phía sau minh có vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
ð 1. Xương cánh 
 2. xương ống tay
 3. xương bàn tay
 4. xương ngón tay
ð Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như động vật có xương sống ở cạn.
ð Cá voi không có răng, trên hàm có nhiều tấm sừng rủ xuống như cái sang lọc nước.
ð Khi cá voi há miệng , nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng. khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài.
ð Cá heo( cá đenphin)
ð Cá heo có răng, cơ thể dài khoảng 1,5m, có mõm kéo dài giống cái mỏ. Rất thông minh thực hiện được những tiết mục xiếc một cách kheó lẽo.
ð HS:
Cá heo
Cá voi
- Có răng
- Dài khoảng 1,5m
- Có mõm kéo dài trông giống cái mỏ.
- Không có răng
- Dài 33m
- Nặng 160 tấn
- Là loài động vật lớn nhất thế giới
ð Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hô hấp bằng phổi
¯ KẾT LUẬN : 
- Cá Voi thích nghi với đs ở nước : Cơ thể hình thoi , cổ ngắn , lông tiêu biến , lốp mỡ dưói da dày , chi trước biến thành bơi chèo .
- Vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. 
- Sống ở biển ôn đới và biển lạnh.
- Đại diện : Cá Voi, cá heo
IV. CỦNG CỐ
Câu đố( có thưởng nếu học sinh trả lời đúng)
Dơi cũng biết bay, tại sao không xếp dơi vào lớp chim?
Đáp án: Tuy có đời sống bay lượn như chim nhưng dơi thuộc loài thú vì: thân có lông mao bao phủ, miệng có răng phân hóa, đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy nhiên dơi còn có biểu hiện gần thú bậc thấp: con non yếu, bán cầu não nhỏ, nhẵn chưa phát triển.
Người dân miền biển thường gọi cá voi là gì?vì sao có tên gọi như vậy?
Đáp án: “ Nghinh ông” hay “ ông”
Vì: “ Nghinh Ông” là lễ hội truyền thống của người dân ven biển, nơi có lăng thờ cúng cá voi. Người dân miền Tây thường gọi cá voi là “Ông” vì cho rằng đây là loài linh thiêng, thường che chở cho họ mỗi khi gặp nạn.
Lễ hội “Nghinh Ông” truyền thống từ mùng 8 đến 12 tháng giêng âm lịch. Lễ tạ ơn “ông” đã phù hộ cho ngư dân một năm đánh bắt thuận lợi, cầu mong năm mới được “Ông” cứu giúp mỗi khi ra khơi gặp nạn.
Tại sao nói cá heo là loài cá thông minh?
Đáp án: Cá heo là một loài vật rất thông minh chúng có thể bắt chước và hiểu được những động tác của con người.
Giải thích thêm: Con người đã biết được đặc điểm và khả năng của cá heo nên đã huấn luyện và sử dụng cá heo vào những mục đích khác nhau như mục đích quân sự, huấn luyện cá heo làm xiếc
V. DẶN DÒ.
- Học bài cũ, đọc phần em có biết trang 161
- Tìm hiểu trước bộ ăn sâu bọ, bô gặm nhấm, bộ ăn thịt
Duyệt của GVHD

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 49. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo)- Bộ Dơi và bộ Cá voi - Nguyễn Thị Trịnh - Trường THCS Tân Ph.docx